Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng
PREMIUM
Số trang
284
Kích thước
10.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
983

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

PHÙNG THỊ BÍCH HÕA

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS, TS. Chúc Anh Tú

2. PGS, TS. Trần Văn Thuận

HÀ NỘI – 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của

tôi. Số liệu sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực. Những kết quả của

Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Phùng Thị Bích Hòa

ii

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

22

1.1. KHÁI QUÁT TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

22

1.1.1. Khái quát Kế toán quản trị 22

1.1.2. Đặc điểm Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp xây lắp 25

1.1.3. Vấn đề cơ bản tổ chức công tác Kế toán quản trị trong Doanh

nghiệp xây lắp

26

1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

30

1.2.1. Đặc điểm hoạt động Doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng đến tổ chức

công tác Kế toán quản trị

30

1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Doanh nghiệp xây lắp 32

1.2.3. Tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin Kế toán quản trị trong

Doanh nghiệp xây lắp

35

1.2.4. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin Kế toán quản trị trong

Doanh nghiệp xây lắp

38

1.2.5. Tổ chức lập, phân tích thông tin Kế toán quản trị trong Doanh

nghiệp xây lắp

53

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

57

1.3. 1. Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp xây lắp 57

1.3. 2. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp xây lắp 59

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 60

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

61

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

HẠ TẦNG

61

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 61

2.1.2. Thông tin về kết quả hoạt động và chỉ tiêu phát triển 65

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 69

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán tài chính 78

2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác Kế toán quản trị 80

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

81

iii

2.2.1. Tổ chức bộ máy Kế toán quản trị 82

2.2.2. Thực trạng tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin Kế toán quản trị 82

2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin Kế toán quản

trị

92

2.2.4. Thực trạng tổ chức lập, phân tích thông tin Kế toán quản trị 103

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ

TẦNG

109

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 109

2.3.1. Những hạn chế và nguyên nhân 110

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 115

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC

CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY

DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

116

3.1. ĐỊNH HƢỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ

CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

116

3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện 116

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện 118

3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện 119

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ

TẦNG

120

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Kế toán quản trị và các Trung tâm

trách nhiệm

121

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin Kế toán quản trị 123

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin Kế toán quản

trị

127

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức lập, phân tích thông tin Kế toán quản trị 136

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 140

3.3.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc 140

3.3.2. Về phía Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng 142

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 144

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Đầy đủ

BXD Bộ xây dựng

BTC Bộ tài chính

BĐH Ban điều hành

BCH Ban chỉ huy

CTCP Công ty cổ phần

KTKT Kinh tế kỹ thuật

KTQT Kế toán quản trị

KTTC Kế toán tài chính

KTCN Kỹ thuật công nghệ

KTKH Kinh tế kế hoạch

Licogi Tổng công ty LICOGI - Công ty cổ

phần

QLVTTB Quản lý vật tư thiết bị

SCIC State Capital Investment Corporation

TCKT Tài chính kế toán

TCCB Tổ chức cán bộ

v

TT Tên Bảng Trang

1 Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí với các loại giá thành 43

2 Bảng 1.2. Dự toán tiền của doanh nghiệp 52

3 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Mẹ 66

4 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty 67

5 Bảng 2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 của Tổng Công

ty

68

6 Bảng 2.4. So sánh các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2015-2017

của Tổng Công ty

68

7 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tài sản của Tổng Công ty 68

8 Bảng 2.6. Tổng dư Nợ phải trả của Tổng Công ty 69

9 Bảng 2.7. Quy trình quản lý thực hiện hợp đồng thi công xây lắp 75

10 Bảng 2.8. Danh sách Cán bộ kỹ thuật công trường 378 Minh Khai 84

11 Bảng 2.9. Danh sách các khách hàng cung cấp vật tư

cho Tổng Công ty

85

12 Bảng 2.10. Tài sản cố định của Tổng công ty 88,89

13 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2018 91

14 Bảng 2.12. Bảng đơn giá chi tiết Công trình 93

15 Bảng 2.13. Bảng giá Nguyên vật liệu 95

16 Bảng 2.14. Bảng tính bù giá Nhiên liệu 96

17 Bảng 2.15. Quy trình quản lý thiết bị 97

18 Bảng 2.16. Quy trình thanh lý thiết bị 99

19 Bảng 2.17. Bảng tổng hợp chi phí thi công Công trình 378 Minh

Khai

101

20 Bảng 2.18. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 104

21 Bảng 2.19. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 105

22 Bảng 2.20. Bảng tổng hợp tra định mức cọc khoan nhồi 107

23 Bảng 3.1. Tổng hợp và nhận diện chi phí tại Tổng công ty xây

dựng và phát triển hạ tầng

128

24 Bảng 3.2. Hướng dẫn mã hóa Tài khoản Kế toán quản trị 132

vi

25 Bảng 3.3. Mã danh điểm Hàng tồn kho 133

26 Bảng 3.4. Bảng dự toán giá trị công trình 135

27 Bảng 3.5. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 136

28 Bảng 3.6. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm

2016

137

29 Bảng 3.7. Báo cáo kiểm soát chi phí 137

30 Bảng 3.8. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí 138

31 Bảng 3.9. Kết quả xây dựng công trình 139

32 Bảng 3.10. Xác định sự chênh lệch vật tư, sức lao động 140

vii

TT Tên Sơ đồ Trang

1 Sơ đồ 1.1. Tổ chức Bộ máy kế toán 33

2 Sơ đồ 1.2. Tổ chức thu thập thông tin KTQT 37

3 Sơ đồ 1.3. Tổ chức thu thập thông tin tương lai KTQT 38

4 Sơ đồ 1.4. Mối quan hệ các loại chi phí theo phương diện tiếp cận 41

5 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Tổng Công ty 70

6 Sơ đồ 3.1. Kết hợp giữa KTTC và KTQT trong cùng Bộ máy kế toán 121

7 Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ với cấp quản lý 123

8 Sơ đồ 3.3. Thu thập, ghi nhận các thông tin tương lai 126

1

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu

KTQT đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tất cả các thông tin

mà KTQT cung cấp sẽ là yếu tố then chốt giúp nhà quản lý hoạch định công việc

giám sát và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Các tổ chức này

có thể rất khác nhau về vai trò, sứ mệnh, mục tiêu tuy nhiên bất cứ một tổ chức

nào cũng có đặc điểm chính là đều đưa ra mục tiêu hoạt động và chiến lược hoạt

động cụ thể mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa doanh thu, giảm tối thiểu chi phí

và tăng tối đa lợi nhuận; Mục tiêu quản trị, mọi nhà quản lý đều cần thông tin để

điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức. Tổ chức với quy mô càng lớn thì

nhu cầu thông tin cho quản lý đó càng nhiều. Thách thức đặt ra là làm thế nào

nhà quản trị công ty nắm bắt thông tin quản trị và đưa ra các quyết định tài chính

tối ưu nhất? Các nhà quản trị khi đó sẽ xây dựng cho mình hệ thống thông tin kế

toán để phục vụ cho việc kiểm soát hoạt động ra quyết định quản trị doanh

nghiệp. Vì thế hiểu rõ về nội dung của KTQT để từ đó triển khai các nội dung tổ

chức công tác KTQT thực sự là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quan trọng đối

với các Doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, đó là xu thế mới trong ngành kế

toán trước sự thay đổi của khoa học công nghệ. Trước đây các kế toán viên

thường dành 80% - 90% thời lượng công việc cho các nghiệp vụ kế toán hàng

ngày như ghi chép sổ sách, đối chiếu giao dịch, lập sổ, theo dõi và quản lý tồn

kho, định khoản, lập báo cáo tài chính…Thì ngày nay mọi chuyện đã trở nên rất

khác, với việc ra đời các phần mềm kế toán, các ứng dụng tài chính như CRM,

ERP đã giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các kế toán viên. Đồng thời, xu thế

mới đang dần hình thành khi nghề kế toán trở thành một nghề thiên nhiều đến

quản trị thông tin tài chính

Sự cần thiết về mặt lý luận

Hệ thống hóa và trình bày một cách logic về tổ chức công tác KTQT là

thực sự cần thiết nhằm làm cơ sở để tiếp cận và trình bày các vấn đề thực trạng,

cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện tại Licogi. Qua tìm hiểu đã có nhiều

2

công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến KTQT tại các doanh nghiệp,

nhưng tuy nhiên, những vấn đề lý luận về tổ chức công tác KTQT trong loại hình

các Doanh nghiệp xây lắp, như Tổng công ty xây lắp theo mô hình Công ty mẹ -

Công ty con là chưa có. Đặc biệt nội dung và cách thức tổ chức công tác KTQT

ngày càng thay đổi trong điều kiện phát triển của công nghệ bổ sung, cũng như

việc hoàn thiện và trình bày logic hơn nhằm phù hợp với đặc điểm từng loại hình

doanh nghiệp

Sự cần thiết về mặt thực ti n

Các nhà quản lý thực hiện các chức năng cơ bản gắn liền với vai trò và

mục tiêu của KTQT. Cụ thể đó là, (i) lập kế hoạch,để xây dựng kế hoạch nhà

quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra

dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn; (ii) tổ chức và điều hành các hoạt động.

Chức năng này nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ

phận trong Doanh nghiệp và tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế

hoạch. Đồng thời, yêu cầu nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử

dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản

xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định; (iii) kiểm tra và đánh giá các kết quả

thực hiện,căn cứ vào các chỉ tiêu của các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế

hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của

Doanh nghiệp. Qua đó, phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình

kinh doanh tiếp theo. Thực chất là so sánh sự khác nhau giữa thực hiện với kế

hoạch đã xây dựng, từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để điều chỉnh quá

trình thực hiện của từng người, từng bộ phận nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu;

(iv) ra quyết định,đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin KTQT. Ra quyết

định là công việc thường xuyên của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối

cùng của Doanh nghiệp. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều

nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin KTQT thường giữ vai trò

có tính chất quyết định và độ tin cậy cao

Licogi được hình thành và phát triển qua thời gian dài, chuyển đổi từ

Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng-Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một

thành viên theo Quyết định số 2243/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng

3

Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ-Tổng Công ty Xây

dựng và phát triển hạ tầng. Từ Ngày 31/12/2015 Tổng công ty đăng ký hoạt động

theo mô hình công ty cổ phầnvà hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty

con. Vì thế, các yêu cầu hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý đang

được triển khai một cách triệt để. Đồng thời, thực tế tổ chức công tác KTQT tại

Licogi chưa được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống, tức là khi

nhà quản lý tại Tổng công ty cần các thông tin hữu ích phục vụ cho việc đưa ra

các quyết định kinh doanh thì KTQT chưa cung cấp thông tin đáp ứng được các

yêu cầu quản lý. Do đó, tổ chức công tác KTQT cần được tăng cường vận dụng

tại Tổng Công ty đối với từng cấp lãnh đạo cấp cao tại Công ty mẹ, lãnh đạo cấp

trung là quản lý các Công ty Cổ phần và lãnh đạo cấp thấp và các tổ, đội xây

dựng

Xuất phát từ những lý do nêu trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề

tàiHoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng Công ty xây dựng và

phát triển hạ tầngđể thực hiện Luận án

2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức công tác KTQT

đượctổng hợp theo thứ tự thời gian tăng dần và có sự tách biệt giữa công trình

Nghiên cứu trong nước và công trình nghiên cứu nước ngoài để làm nổi rõ những

khoảng trống nghiên cứu cũng như xác định những bài học kinh nghiệm được rút

ra mà Việt Nam cần thiết phải học. Cụ thể:

2.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Luận án Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị và tổ

chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, 2002, của Tác giả Phạm

Quang[25], đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và tổ chức vận dụng hệ

thống báo cáo KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam; Xây dựng các khái niệm

về thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng hệ thống

báo cáo KTQT

Năm 2002, Luận án Tổ chức Kế toán quản trị và giá thành trong doanh

nghiệp sản xuất ở Việt Nam[5], Tác giả Trần Văn Dung,luận án nên được bản

chất của KTQT trong việc cung cấp thông tin, hệ thống hóa và phân tích làm rõ

4

cơ sở lý luận về tổ chức KTQT chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản

xuất Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQT và giá thành

trong doanh nghiệp sản xuất; phân tích hệ thống kế toán chi phí, tổ chức

KTQTphối hợp với kế toán tính giá thành cho doanh nghiệp sản xuất từ đó từng

bước đưa KTQT vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên,

hiện nay các doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng và nghiên cứu chỉ tập trung vào

các doanh nghiệp Nhà nước do đó nghiên cứu mang tính chung cho các doanh

nghiệp sản xuất mà chưa phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề cụ thể

Năm 2002, Luận án Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh

doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch[39],Tác giả Phạm Thị Kim Vân,

luận án đã làm rõ bản chất, mục tiêu và phương pháp củaKTQTchi phí và kết quả

kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh

du lịch nói riêng tại thời điểm lúc bấy giờ; đánh giá thực trạng kế toán chi phí và

kết quả kinh doanh, đánh giá thực trạng của KTQT trong doanh nghiệp kinh

doanh du lịch Việt Nam để từ đó xác định phương hướng xây dựng mô hình tổ

chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vì mô hình

hệ thống KTQT ở các doanh nghiệp rất rộng nên luận án chỉ tập trung chủ yếu

nghiên cứu những nội dung cơ bản để hoàn thiện mục tiêu và phạm vi KTQT;

hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh; hoàn thiện tổ chức phân

tích chi phí và kết quả kinh doanh trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp du

lịch thuộc sở hữu Nhà nước

Năm 2002, Luận án Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong

ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam[35],Tác giả Lê Đức Toàn, luận án

nghiên cứu đánh giá thực trạng KTQT và phân tích chi phí của các doanh nghiệp

sản xuất công nghiệp từ đó xây dựng mô hình KTQT và phân tích chi phí, hoàn

thiện dự toán chi phí, phân tích đánh giá tình hình tài chính theo biến động của

các yếu tố, phân tích trung tâm phí, trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, luận án

chỉ tập trung vào mối liên hệ phân tích chi phí sản xuất với KTQT trong các

doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở phạm vi rộng

Năm 2002, Luận án Tổ chức Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh

trong doanh nghiệp nhà nước[40], tác giả Giang Thị Xuyến, luận án nghiên cứu

5

KTQT trong mối quan hệ với phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp nhà

nước từ đó đánh giá tổng thể về tình hình doanh nghiệp để đưa ra các quyết định

tương lai của doanh nghiệp. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng tổ chức KTQT

và phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong đó

nêu lên thực trạng hoạt động và tổ chức quản lý, thực trạng tổ chức KTQT, thực

trạng phân tích kinh doanh, thực trạng tổ chức KTQT một số nước trên thế giới

từ đó đưa ra lý do cần thiết và giải pháp hoàn thiện KTQT và phân tích kinh

doanh trong doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm này. Giải pháp đã đưa ra hai

nội dung cơ bản để hoàn thiện tổ chức KTQT là hoàn thiện bộ máy kế toán và

hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin KTQT.

Tuy nhiên, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các chỉ tiêu, phương pháp sử

dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh và chưa thể hiện rõ nét về tổ chức

KTQT và chỉ gói gọn trong phạm vi các doanh nghiệp Nhà nước

Năm 2004, Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp Dệt Việt Nam[36],Tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm, luận án đã phân biệt

rõ phạm vi và nội dung của KTQT trong doanh nghiệp; hình thành các chỉ tiêu

báo cáo thuộc KTQT trong doanh nghiệp dệt; xây dựng hệ thống KTQT gồm hệ

thống chứng từ, sổ KTQT, báo cáo nội bộ; đưa ra mô hình tổ chức KTQT trong

các loại hình doanh nghiệp dệt: quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ. Luận án chỉ đưa

ra mô hình quản lý chung, chưa phản ánh hết các yếu tố chi phí, yếu tố sản xuất

Năm 2004, Luận án Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực thuộc Bộ

giáo dục và đào tạo[15],Tác giả Nguyễn Thị Minh Hường,luận án tác giả đã

trình bày, cơ sở lý luận, thực trạng tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực

thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo đến thời điểm năm 2004. Với nội dung này tác

giả đã khảo sát 198 trường Đại học và cao đẳng trên cả nước. Tuy nhiên, tác

giả trình bày các đặc điểm cơ bản quyết định đến tổ chức kế toán tại các trường

Đại học này là các đặc điểm của trường Đại học sử dụng Ngân sách nhà nước.

Chính vì vậy thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các trường Đại học trực

thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo cũng theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

của các đơn vị sự nghiệp có thu. Trên cơ sở phân tích thực trạng trên tác giả đã

đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán của các trường Đại học trực

6

thuộc Bộ giáo dục và đào tạo cũng trên phương diện là đơn vị hành chính sự

nghiệp chứ không chú trọng đến việc tự chủ tài chính của mô hình các trường

Đại học ngoài công lập

Năm 2007, Luận án Tổ chức Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh

doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ[38],Tác giả Nguyễn Vũ Việt, luận án đã

hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về KTQT, KTQT doanh thu và

Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và

nhỏ nói riêng; đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTQT doanh thu, Kết quả

kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam từ đó đưa ra những định

hướng, yêu cầu, nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện tổ chức KTQT doanh thu, chi

phí và Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời đưa ra

các giải pháp hoàn thiện cụ thể theo từng nội dung tổ chức công tác KTQT doanh

thu, chi phí và Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 2007, Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí cho các doanh

nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam[33],Tác giả Phạm Thị Thủy, luận án đã đi

sâu nghiên cứu chế độ kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

qua các thời kỳ và đánh giá thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản

xuất dược phẩm Việt Nam. Luận án đã xây dựng mô hình KTQT chi phí cho các

doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam trong đó tăng cường kiểm soát chi

phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi

phí, xác định quy mô hợp lý cho từng lô sản xuất. Tác giả đã đưa ra các điều kiện

để có thể thực hiện được mô hình KTQT chi phí này trong các doanh nghiệp sản

xuất dược phẩm Việt Nam, đó là cần có sự kết hợp của cả Nhà nước, doanh

nghiệp, Bộ Tài chính và các hội nghề nghiệp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu

nội dung KTQT chi phí, chưa đề cập đến tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi

phí

Luận án Xây dựng Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở

Việt Nam, 2008, Tác giả Huỳnh Lợi[18],đã làm rõ các vấn đề lý luận và tổ chức

thực hiện KTQT; từ thực tế khảo sát 250 doanh nghiệp sản xuất, đã đánh giá tình

hình áp dụng KTQT, nêu ra những tồn tại, các nguyên nhân cơ bản đồng thời

khẳng định yêu cầu phải xây dựng KTQT đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.

7

Đồng thời, luận án cũng đã đề xuất các giải pháp về xây dựng mô hình và cơ chế

vận hành KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất với các quy mô khác nhau.

Nhưng luận án cũng chưa làm rõ KTQT theo chức năng và theo từng khâu công

việc; còn nặng trong phân tích kỹ thuật và chưa gắn kết giữa tổ chức công việc và

tổ chức nhân sự để thực hiện từng khâu công việc trong KTQT; mô hình và cơ

chế vận hành chưa áp dụng thử nghiệm ở doanh nghiệp cụ thể

Năm 2010, Tổ chức Kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt

động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam[27], tác giả Hoàng

Văn Tưởng. Để hoàn thiện tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt động

kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, tác giả đã đưa ra các yêu

cầu cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin kinh tế tài chính cho nhà quản

trị; hoàn thiện cơ chế quản lý của doanh nghiệp xây lắp; phù hợp với chính sách

quản lý tài chính đã ban hành để đảm bảo tính hiệu lực; đảm bảo tính khả thi và

có hiệu quả; hướng tới sự hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đồng

thời, tác giả đưa ra sáu giải pháp cụ thể như hoàn thiện việc xây dựng hệ thống

định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách; hoàn thiện việc tổ chức KTQT

các yếu tố sản xuất; hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí; hoàn thiện việc tổ chức kế

toán trách nhiệm; hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo KTQT; hoàn thiện về mô

hình tổ chức bộ máy KTQT. Bên cạnh đó, luận án cũng đã đưa ra ba điều kiện cơ

bản để hoàn thiện tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Tuy

nhiên, luận án nghiên cứu và áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù xây lắp lúc

bấy giờ và tập trung chủ yếu vào các Tổng công ty như Tổng công ty xây dựng

và Xuất nhập khẩu Việt Nam (VINACONEX), Tổng công ty đầu tư và phát triển

nhà đô thị (HUD), Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam

(VINAINCON)

Luận án Xây dựng nội dung và tổ chức Kế toán quản trị cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, 2010, Tác giả Phạm Ngọc Toàn[34], đã trình bày

và làm rõ hệ thống lý luận của KTQT và kinh nghiệm tổ chức KTQT trên thế

giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Số liệu khảo sát thực tế 140 doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như kế hợp nghiên

cứu kinh nghiệm KTQT các nước, luận án đã đề xuất vận dụng KTQT phù hợp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!