Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
388.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1882

hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọng

và cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp nhiều thông tin. Trong số

những nguồn thông tin đó, thông tin kế toán có vai trò không nhỏ. Tuy

nhiên, những thông tin cung cấp qua các báo cáo kế toán, nhất là các báo

cáo tài chính muốn đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp

và của các đối tượng quan tâm thì cần phải được tiến hành phân tích. Chính

vì vậy, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

xây lắp đều cần tổ chức công tác phân tích để có thể đánh giá đúng đắn thực

trạng tình hình tài chính của doang nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý.

Do đó, kế toán ngoài việc theo dõi, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin

thì còn có một hoạt động quan trọng nữa là phân tích tình hình tài chính tại

doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và ra quyết định, là

nội dung được rất nhiều đối tượng quan tâm không chỉ trong nội bộ doanh

nghiệp.

Vì thế, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổ

phần xây dựng số 1 Hà Nội, được các cô chú anh chị Phòng Tài chính kế

toán tạo điều kiện giúp đỡ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy

giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, em đã chọn đề tài của

chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài

chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốt

nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ

phần xây dựng số 1 Hà Nội

Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ

phần xây dựng số 1 Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số

1 Hà Nội

Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Công ty”)

có bề dày lịch sử và truyền thống. Công ty được thành lập trên cơ sở tiền

thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội.

Ngày 5/8/1958, Bộ Kiến trúc (tức Bộ Xây dựng ngày nay) ra Quyết

định 117 chính thức thành lập thêm một doanh nghiệp nhà nước với mục

đích góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp mới được

thành lập lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây

dựng Hà Nội.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và theo dòng lịch sử đất nước,

Công ty đã có nhiều lần đổi tên gắn với các giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Công ty lấy tên là Công ty

Kiến trúc Hà Nội. Nhưng từ năm 1960 đến năm 1977, Công ty đổi tên là

Công ty Kiến trúc Khu Nam. Đến sau năm 1977, Công ty một lần nữa đổi

tên là Công ty xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Bộ

Xây dựng. Nhưng trước tình hình biến động của nền kinh tế cũng như theo

định hướng chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp của Nhà

nước nên ngày 23/9/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định chuyển

Công ty xây dựng số 1 thành công ty cổ phần. Đến ngày 16/11/2005, Sở Kế

hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, chính thức chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần. Và như vậy,

kể từ sau tháng 11/2005, Công ty tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

là công ty cổ phần và có tên gọi chính thức là: Công ty Cổ phần xây dựng số

1 Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở đó, có thể tóm lược vài nét về Công ty như sau:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

- Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Stock Company No.1

- Tên viết tắt: HACC1

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận

Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

- Mã số thuế: 0100105782

- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

Bảng 1-1

Danh sách cổ đông sáng lập

Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty

- Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng VN)

Kể từ khi thành lập đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần và cho

đến nay, Công ty đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, có

nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước trong các giai

đoạn. Công ty đã tham gia thi công và thi công thành công nhiều dự án lớn,

nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa lịch sử và kinh tế. Có thể kể đến một

số công trình như: nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng, Thuốc lá Thăng

Long, nhà máy dệt 8-3, xây dựng Đại học Bách Khoa, Đại học Thuỷ lợi,

bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Thụy Điển, khách sạn Hoà Bình, Cung

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

Số TT Tên cổ đông Số cổ phần

1 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI

Người trực tiếp quản lý vốn:

BÙI XUÂN DŨNG

TRẦN XUÂN LÂN

NGUYỄN GIA DŨNG

1.855.670

2 53 CỔ ĐÔNG KHÁC 1.746.500

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung thể

thao Tổng hợp Quần ngựa…

Từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty

được Đảng và Nhà nước khen thưởng: Huân chương độc lập hạng Hai,

Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân

chương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba.

Không những thế, khi xem xét đánh giá về sự phát triển của Công ty

trên góc độ tài chính, có thể thấy dù mới chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng

Công ty vẫn cố gắng duy trì, ổn định và phát huy hiệu quả cũng như lành

mạnh hóa tình hình tài chính. Điều đó được thể hiện qua việc xem xét, phân

tích một số chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 1-2

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ

lệ

1. Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498 60.845.760.397 +1.299.035.899 +2,2

2. Doanh thu 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,1

3. Lợi nhuận sau

thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,7

4. Thuế nộp ngân

sách 26.987.656.274 29.222.770.965 +2.235.114.691 +8,3

5. Thu nhập bình

quân đầu người 1.800.000 1.950.000 +150.000 +8,3

Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007, năm 2008

Theo số liệu của bảng chỉ tiêu, điều đầu tiên thấy rõ nhất là các chỉ

tiêu đều có xu hướng tăng, có nghĩa là các chỉ tiêu trong năm 2008 đều lớn

hơn so với năm 2007.

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

Trước hết, Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 so với năm 2007

tăng 2,2% chứng tỏ Công ty đang tăng dần khả năng chủ động về tài chính.

Hơn nữa, doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 7,1% dẫn đến

lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2,7%. Tuy nhiên tốc

độ tăng của lợi nhuận sau thuế không cao như tốc độ tăng của doanh thu.

Dầu vậy đây vẫn là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công

ty, đặc biệt khi liên hệ với tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh

tế Việt Nam năm 2008 thì khả năng Công ty vẫn đảm bảo duy trì được mức

lợi nhuận như vậy đã cho thấy Công ty có nhiều cố gắng và nỗ lực.

Mặt khác, thuế nộp ngân sách của Công ty năm 2008 so với năm 2007

tăng lên khá nhiều (+8,3%) cho thấy Công ty không những thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn gia tăng mức thuế nộp, đóng góp cho

Ngân sách. Nhưng mức tăng của chỉ tiêu này khá cao so với mức tăng của

lợi nhuận sau thuế và doanh thu nên khi tìm hiểu chi tiết thì thấy nguyên

nhân chủ yếu là do Công ty bắt đầu thực hiện thêm nghĩa vụ nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp sau hai năm được miễn thuế kể từ khi chuyển đổi sang

hình thức công ty cổ phần.

Sau nữa, cùng với biến động tăng của doanh thu và lợi nhuận sau

thuế, mức thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng có xu hướng tăng.

Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800.000 đồng thì đến năm

2008, chỉ tiêu này đã là 1.950.000 đồng, tăng 150.000 đồng (+8,3%). Điều

này chứng tỏ Công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú ý đến

chính sách nhân lực, chính sách cải thiện đời sống người lao động. Mặc dù

mức tăng của chỉ tiêu này không đáng kể so với tỷ lệ lạm phát kinh tế năm

2008 nhưng phần nào cho thấy được chiến lược phát triển dài hạn của Công

ty, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao đời sống người lao động, một nguồn

lực chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.

Qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính và xu hướng biến động của các

chỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những tác động tích cực, nhằm lành mạnh

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

hóa tình hình tài chính so với tình trạng lúc mới đầu cổ phần hóa. Chính vì

thế, dù tình hình kinh tế trong năm qua có nhiều biến động tiêu cực nhưng

Công ty vẫn có thể đứng vững, duy trì và có những bước phát triển nhỏ

trong vấn đề tài chính.

1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà

Nội

Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo

mô hình trực tuyến - chức năng. Do đó, bộ máy hoạt động của Công ty gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc,

các phòng ban và các đơn vị chi nhánh. Với mục đích quản lý hoạt động

hiệu quả nên mỗi bộ phận có nhiêm vụ, chức năng hoạt động khác nhau và

hỗ trợ nhau.

- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do

đó sẽ quyết định những định hướng phát triển Công ty, những vấn đề

liên quan đến cổ phần, thông qua các báo cáo tài chính... Bên cạnh đó

còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của

Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.

- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Các thành

viên được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm và chịu sự

kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công

ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của

Công ty.

- Ban Kiểm soát: Công ty có trên 11 cổ đông nên phải thành lập Ban

Kiểm soát. Các thành viên trong Ban Kiểm soát là cổ đông của Công

ty và được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm theo dõi,

kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong Công ty.

- Tổng Giám đốc: điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến

hoạt động hàng ngày của Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện

các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các phương án đầu tư

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang

kinh doanh, tổ chức cán bộ phòng ban và cũng là người đại diện về

mặt pháp lý của Công ty.

Sơ đồ 1-1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Nguồn: Tài liệu từ Phòng Tổ chức lao động hành chính

Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D

7

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM

SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

TÀI CHÍNH KẾ

TOÁN

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT THI

CÔNG - AN

TOÀN LAO

ĐỘNG

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ DỰ ÁN

PHÒNG

TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG

KỸ THUẬT

THI CÔNG

BAN AN

TOÀN

PHÒNG

TỔ CHỨC LAO

ĐỘNG HÀNH

CHÍNH

PHÒNG

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ

PHÒNG

KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

XNXD SỐ 101 XNXD SỐ 103

CÁC CHI XNXD SỐ 115

NHÁNH KHÁC

CÁC ĐỘI XD

TRỰC THUỘC

XNXD SỐ 108

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!