Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN QUỐC DUY
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN
TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên
THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử
dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và
thông tin đã đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài "Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ” tôi đã nhận đƣợc sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo Khoa đào tạo sau đại học, Trƣờng Đại học kinh tế
và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám đốc, cán bộ Ngân hàng
TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ... Đặc biệt là sự tận tình hƣớng dẫn
của thầy giáo TS. Trần Nhuận Kiên; sự ủng hộ, động viên của gia đình và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các quý cơ quan,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức,
làm sáng tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.
Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và
nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Tôi mong nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và
những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Tác giả
Nguyễn Quốc Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ..........................................................................................................ix
Danh mục hình ............................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................3
4. Kết quả của đề tài nghiên cứu .............................................................................3
5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI...........................................................................................................4
1.1. NHTM và vai trò của phân tích báo cáo tài chính của DNVV tại NHTM ......4
1.1.1. Khái niệm và chức năng của NHTM ............................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại ................................................4
1.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại.............................................5
1.1.2. Khái quát những hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM.........................7
1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn ...................................................................7
1.1.2.2. Nghiệp vụ cho vay của NHTM .........................................................7
1.1.2.3. Nghiệp vụ đầu tƣ của NHTM, bao gồm:...........................................8
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản hoạt động cho vay của NHTM...............................8
1.1.3.1. Khái niệm về hoạt động cho vay.......................................................8
1.1.3.2. Phân loại hoạt động cho vay .............................................................9
1.1.3.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay ....................................................10
1.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và ý nghĩa việc phân tích
BCTC của DNVV tại các NHTM...................................................................11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.2.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.............................11
1.2.1.1. Khái niệm và vị trí của báo cáo tài chính........................................11
1.2.1.2. Mục tiêu của báo cáo tài chính........................................................12
1.2.1.3. Phân loại báo cáo tài chính đƣợc quy định trong chế độ kế toán
của Việt Nam.................................................................................12
1.2.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .....................................13
1.3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM......14
1.3.1. Thu thập tài liệu và xử lý số liệu.................................................................14
1.3.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp...................................17
1.3.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính..............................................17
1.3.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính........................................................21
1.3.2.3. Phân tích bảo đảm nợ vay ...............................................................21
1.3.3. Phối hợp các nội dung phân tích để đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp ..............................................................................................23
1.4. Mối quan hệ giữa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và hoạt
động cho vay vốn tại NHTM ..........................................................................23
1.5. Tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........25
1.6. Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của một số
NHTM Việt Nam ...........................................................................................26
1.6.1. Kinh nghiệm của Vietcombank...................................................................26
1.6.2. Kinh nghiệm của MB..................................................................................27
1.6.3. Kinh nghiệm của Sacombank .....................................................................28
1.6.4. Bài học rút ra đối với Vietinbank Phú Thọ.................................................29
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................29
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu......................................................................29
2.2.2. Phƣơng pháp thu thấp số liệu sơ cấp...........................................................30
2.2.2.1. Nghiên cứu thăm dò ........................................................................30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
2.2.2.2. Xây dựng mô hình và giả thiết nghiên cứu.....................................31
2.2.2.3. Thiết kế thang đo.............................................................................32
2.2.2.4. Mẫu nghiên cứu...............................................................................35
2.2.2.5. Thiết kế bảng hỏi.............................................................................35
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu...........................................................................37
2.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................37
2.2.3.2. Phƣơng pháp đồ thị .........................................................................36
2.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................37
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...................................................................38
2.2.4.1. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................38
2.2.4.2. Phƣơng pháp phân tổ.......................................................................39
2.2.4.3. Phƣơng pháp liên hệ, đối chiếu.......................................................39
2.2.4.4. Phƣơng pháp phân tích nhân tố.......................................................39
2.2.4.5. Phƣơng pháp phân tích theo mô hình Dupont ................................41
2.2.4.6. Hồi quy và kiểm định các giả thuyết...............................................41
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ..............................42
3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ...........................................42
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................42
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................43
3.2. Giới thiệu chung về Vietinbank Phú Thọ ......................................................46
3.2.1. Lịch sử hình thành và các hoạt động chủ yếu của Vietinbank Phú Thọ.....46
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chủ yếu của Vietinbank Phú Thọ ..........45
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi
nhánh Phú Thọ ..............................................................................47
3.2.2.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ.51
3.2.3. Khái quát hoạt động cho vay của Vietinbank Phú Thọ trong giai
đoạn 2008 - 2012........................................................................................55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
3.3. Thực trạng phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại
Vietinbank Phú Thọ .......................................................................................57
3.3.1. Thực trạng phƣơng pháp phân tích BCTC DNVV tại Vietinbank
Phú Thọ ......................................................................................................57
3.3.2. Thực trạng quy trình phân tích BCTC DNVV tại Vietinbank Phú Thọ ....58
3.3.2.1. Thu thập tài liệu và xử lý số liệu BCTC doanh nghiệp vay vốn.....59
3.3.2.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn. ........60
3.4. Kết quả nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới hiệu quả phân tích
BCTC doanh nghiệp Vietinbank Phú Thọ ......................................................74
3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố ..........................................75
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ................76
3.4.3. Kiểm định các giả thiết ...............................................................................79
3.4.4. Bình luận về kết quả nghiên cứu tác động của các nhân tố tới hiệu quả
phân tích BCTC doanh nghiệp Vietinbank Phú Thọ ..................................81
3.5. Đánh giá thực trạng về phân tích BCTC của DNVV tại
Vietinbank Phú Thọ......................................................................................82
3.5.1. Ƣu điểm.......................................................................................................83
3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân ....................................................................85
3.5.2.1. Những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ ...............85
3.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại phân tích báo cáo tài chính DN
vay vốn ..........................................................................................88
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ ....................92
4.1. Định hƣớng tín dụng của Vietinbank Phú Thọ trong giai đoạn 2013 - 2015 .......92
4.1.1. Mục tiêu tín dụng trong giai đoạn 2013-2015.............................................92
4.1.2. Chƣơng trình hành động trong giai đoạn 2013-2015..................................92
4.2. Sự cần thiết và phƣơng hƣớng hoàn thiện phân tích BCTC của các
DNVV tại Vietinbank Phú Thọ.......................................................................93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC của DNVV tại Vietinbank
Phú Thọ ...........................................................................................................94
4.3.1. Nâng cao chất lƣợng công tác thu thập và xử lý thông tin .........................94
4.3.2. Hoàn thiện nội dung, quy trình phân tích báo cáo tài chính DNVV...........96
4.3.3. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính DNVV ...............98
4.3.4. Nâng cao trình độ phân tích tài chính cho các cán bộ tín dụng ..................99
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC của
DNVV tại Vietinbank Phú Thọ.....................................................................100
4.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .........................................................101
4.4.2. Kiến nghị đối với chính phủ, các bộ. Ngành và chính quyền địa phƣơng.......102
4.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp tại địa phƣơng .................................104
4.4.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. ......................105
4.4.5. Kiến nghị đối với Vietinbank Phú Thọ .....................................................106
KẾT LUẬN.............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................111
PHỤ LỤC...............................................................................................................108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
DNVV Doanh nghiệp vay vốn
DN Doanh nghiệp
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc
KHDN Khách hàng Doanh nghiệp
Vietinbank Phú Thọ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
Chi nhánh Phú Thọ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giả thiết nghiên cứu .................................................................................32
Bảng 3.1: Bảng kết quả huy động vốn trong 3 năm 2010 - 2012 .............................52
Bảng 3.2: Bảng kết quả dƣ nợ cho vay trong các năm 2010 - 2012 .........................54
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp dƣ nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2008 - 2012 ...............55
Bảng 3.4: Phân tích vốn luân chuyển của CTCP Supe PP & HC Lâm Thao ...........66
Bảng 3.5: Bảng các công thức chỉ tiêu tài chính của cán bộ Vietinbank Phú Thọ ..........69
Bảng 3.6: Tình hình quan hệ tín dụng CTCP Supe PP & HC Lâm Thao.................72
Bảng 3.7: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo.......................................................75
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................77
Bảng 3.9: Các nhân tố tác động đến Hiệu quả hoạt động phân tích BCTC
DNVV của Vietinbank Phú Thọ..............................................................77
Bảng 3.10: Model Summaryb
....................................................................................80
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định cặp giả thiết..............................................................80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí báo cáo tài chính..............................................................................12
Hình 1.2: Quy trình phân tích BCTCDN vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại....15
Hình 2.1: Vận dụng phƣơng pháp Dupont để phân tích ROE ..................................41
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................31
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN Chi nhánh
Phú Thọ......................................................................................................48
Hình 3.2: Biểu đồ tăng trƣởng DT, LN của CTCP Supe PP&HC Lâm Thao qua
các năm từ 2008 - 2011..............................................................................67
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu điều chinh sau khảo sát............................................79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến tháng 12/2012, tại Việt Nam có 6 NHTM nhà nƣớc, 38 NHTM Cổ
phần, 40 chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài, 5 Ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng
100% vốn nƣớc ngoài, 17 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính, 926 tổ
chức tín dụng nhân dân và 53 văn phòng đại diện của các Ngân hàng nƣớc ngoài tại
Việt Nam.1 Hệ thống NHTM nói chung và hệ thống NHTM đang hoạt động tại Việt
Nam nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm
phát, từng bƣớc duy trì ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế
vĩ mô, môi trƣờng đầu tƣ và sản xuất kinh doanh. Đồng thời đóng góp tích cực cho
việc duy trì tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Hoạt động
của các NHTM ở Việt Nam mặc dù đã và đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch
vụ. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong
tổng nguồn thu của Ngân hàng (chiếm từ 65-70%). Rủi ro từ hoạt động cho vay rất
lớn, có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay Ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ về tƣ
cách, năng lực pháp lý khách hàng, tình hình tài chính khách hàng ngay từ giai đoạn
thẩm định khách hàng vay vốn.
Trên thực tế kể từ năm 2005, NHNN đã ban hành nhiều quy định mới về
quản trị rủi ro, an toàn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) tiến dần tới các
chuẩn mực quốc tế. Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử
dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thƣờng phát sinh sau một chu kỳ vay vốn,
thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD)
đƣợc tích lũy từ trƣớc đây do môi trƣờng kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách
hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống
các TCTD có chiều hƣớng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh
dƣ nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh
mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã đƣợc cấp trƣớc đây, đặc biệt là trong giai
đoạn tăng trƣởng tín dụng nhanh. Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo
cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dƣ nợ tín dụng. Theo kết quả
1 Tổng hợp của tác giả thông qua website sbv.gov.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách
hàng vay đƣợc chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dƣ nợ
tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu
2
của các TCTD là hơn 202
ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dƣ nợ cấp tín dụng
3
.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Vietinbank
Phú Thọ) là một trong những NHTM nằm trong xu thế phát triển chung của hệ
thống NHTM ở Việt Nam, có nguồn thu từ cho vay chiếm tỷ trọng cao (khoảng
70%) trong cơ cấu doanh thu. Thực trạng chất lƣợng cho vay trong hoạt động kinh
doanh của Vietinbank Phú Thọ trong những năm trở lại đây còn nhiều hạn chế, phát
sinh dƣ nợ xấu ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh; đến tháng 6 năm 2012 ở mức
2,45% trên tổng dƣ nợ4
. Có rất nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chính xuất
phát từ việc thẩm định khách hàng chƣa tốt, chƣa nắm bắt thực trạng tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng.
Do vậy việc tìm cách ngăn ngừa nợ xấu trong hoạt động tín dụng và tìm
kiếm, phát hiện các DN có triển vọng để cung cấp tín dụng hiệu quả trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết đối với các NHTMVN. Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn có
khá nhiều biện pháp để thực hiện vấn đề đặt ra này; tuy nhiên phân tích báo cáo tài
chính là con đƣờng ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, nhận diện doanh nghiệp để từ đó chọn lựa doanh nghiệp tốt
và an toàn cho khoản vay. Vì thế phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng
giúp cho nhà quản trị xác định đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó
đƣa ra các chiến lƣợc thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trƣởng của doanh nghiệp.
Đứng ở góc độ ngân hàng phân tích báo cáo tài chính giúp cho Ngân hàng thấy
đƣợc bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các quyết
định đúng đắn trong hoạt động cho vay. Xuất phát từ các vấn đề thực tế trên, tác giả
đã tiến hành lựa chọn đề tài:"Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ" làm luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2 Bao gồm nợ xấu hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang theo dõi ngoại bảng và nợ xấu cam
kết ngoại bảng
3 Bao gồm dƣ nợ cho vay hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ngoại bảng và dƣ
nợ cam kết ngoại bảng
4
http://www.baomoi.com/No-xau-ngan-hang-co-the-len-den-10/126/8954462.epi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Mục tiêu chung: đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp và khuyến nghị
nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân
hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ.
Mục tiêu cụ thể dề tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề sau: (1) Hệ thống hoá
lý luận cơ bản về hệ thống BCTC doanh nghiệp, phƣơng pháp và quy trình phân
tích BCTC doanh nghiệp tại các NHTM, hoạt động cơ bản của NHTM; (2) Nghiên
cứu, đánh giá thực trạng phân tích BCTC của DNVV trong quá trình thẩm định
DNVV tại Vietinbank Phú Thọ. (3) Xuất phát từ thực tế trên cơ sở lý thuyết đƣa ra
những nhận định, kiến nghị để hoàn thiện phân tích BCTC của doanh nghiệp vay
vốn tại Vietinbank Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động phân tích BCTC doanh nghiệp
vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ. Ý kiến đánh giá, nhận xét của 100 nhà quản trị
Vietinbank Phú Thọ và các doanh nghiệp vay vốn
Phạm vi nghiên cứu: Tại Vietinbank Phú Thọ; trong giai đoạn 2006 - 2011
4. Kết quả của đề tài nghiên cứu
Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ đã đề cập ở trên, tác giả kỳ vọng
đề tài sẽ mang lại các kết quả sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận, học thuyết về
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại các NHTM, (2) Đánh giá một cách
toàn diện hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại
Vietinbank Phú Thọ, (3) Đƣa ra đƣợc một số phƣơng pháp đánh giá và ứng dụng
các kỹ thuật phân tích thống kê vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của Vietinbank Phú Thọ nói
riêng và các NHTM nói chung, (4) Cuối cùng, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
bổ ích cho các bạn đọc, các nhà nghiên cứu có quan tâm đến lĩnh vực này
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia làm 4 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích báo cáo tài chính của
doanh nghiệp vay vốn các Ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay
vốn tại Ngân thƣờng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam -
Chi nhánh Phú Thọ.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. NHTM và vai trò của phân tích báo cáo tài chính của DNVV tại NHTM
1.1.1. Khái niệm và chức năng của NHTM
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời
sống xã hội, là một sản phẩm đặc biệt của nền kinh tế thị trƣờng. Sự ra đời của
NHTM đánh dấu một bƣớc nhảy vọt trong quá trình phát triển đi lên của nhân loại.
Ngân hàng thƣơng mại hiện nay là kết quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh
tế tiền tệ.
Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính Việt Nam đã
định nghĩa ngân hàng thƣơng mại: "Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu các phƣơng tiện thanh toán".
Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời ngày 05/05/1951 theo sắc lệnh 15/SL
của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong giai đoạn 1951 - 1987, ở Việt
Nam đã tạo lập hệ thống ngân hàng một cấp, chỉ phù hợp với cơ chế quản lý kế
hoạch hoá tập trung. Khi nƣớc ta chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng, hệ
thống ngân hàng một cấp tất yếu phải đƣợc cải tổ sang hệ thống ngân hàng hai cấp:
cấp quản lý và kinh doanh. Sau khi Nghị định số 53/HĐBT đƣợc ban hành ngày
26/03/1998 bộ máy NHNN đƣợc tổ chức thành hệ thống nhất trong cả nƣớc, gồm
hai cấp là NHNN và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Hệ thống NHNN
Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.