Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kế toán thu -chi nguồn kinh phí tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì tất cả các ngành
nghề, các đơn vị trong nền kinh tế của chúng ta đã bước chân vào ngưỡng cửa
hội nhập kinh tế, quốc tế, trong đó có ngành Y tế. Để tiến trình hội nhập quốc
tế trong lĩnh vực Y tế tạo được thuận lợi, trước hết các bệnh viện, đơn vị trong
ngành Y tế phải có sự minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý lý tài chính
kế toán
Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn được thành lập theo quyết định số
36/1987/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn trên cơ sở từ phòng
khám đa khoa thị trấn Bỉm Sơn, trong quá trình hoạt động đã tạo được nguồn
thu từ hoạt động sự nghiệp. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy về tài chính kế
toán quy định việc hạch toán các hoạt động thu chi còn bộc lộ những hạn chế
ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề này, qua nghiên cứu lý luận và được tiếp xúc thục tế công tác kế toán cùng
với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và đơn vị thực tập em đi sâu nghiên
cứu đề tài “ Hoàn thiện kế toán thu -chi nguồn kinh phí tại Bệnh viện đa khoa
thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa ”
II. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu công tác hạch toán thu - chi nguồn kinh phí nguồn kinh phí tại
Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng của công tác hạch toán Thu - chi nguồn kinh phí
nguồn kinh phí tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
1
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác hạch toán
Thu - chi nguồn kinh phí nguồn kinh phí tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm
Sơn – Thanh Hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung đi sâu nghiên cứu tình hình hạch toán Thu – Chi nguồn kinh
phí tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tổ chức và hạch toán Thu – Chi nguồn kinh phí tại
bệnh viện
Phạm vi không gian: Tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn – Thanh
Hoá.
Phạm vi thời gian: Số liệu hạch toán năm 2010
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/07 /2010 đến ngày 30/09/2010.
III. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, đề tài đươc kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý thu – chi nguồn kinh phí tại
bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
Chương 2: Thực trạng kế toán thu – chi nguồn kinh phí tại bệnh viện đa
khoa Bỉm Sơn
Chương 3: Hoàn thiện kế toán thu – chi nguồn kinh phí tại bệnh viện đa
khoa Bỉm Sơn
2
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THU – CHI NGUỒN KINH PHÍ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BỈM SƠN
1.1. Đặc điểm Thu- chi của bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
1.1.1. Khái quát các hoạt động của Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
a. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn
Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn là bệnh viện hạng III với quy mô 90
giường bệnh, nằm phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn thị xã công nghiệp
trẻ đang phát triển với dân số khoản 6 vạn người , giao thông thuận tiện.
Bệnh viện được được hình thành từ phòng khám đa khoa thị trấn Bỉm
Sơn theo quyết định số 36/1987/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm
Sơn
Năm 1981: Phòng khám đa khoa thị trấn Bỉm Sơn được mở tại thị trấn
Bỉm Sơn
Năm 1987: được đổi tên là Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn
Năm 1994: hình thành và đổi tên là Trung tâm y tế Bỉm Sơn bao gồm 03
bộ phận trực thuộc là Bệnh viện đa khoa , trung tâm y tế dự phòng và y tế xã
phường
Năm 2007: Chia tách Trung tâm y tế Bỉm Sơn thành Bệnh viện đa khoa
thị xã Bỉm Sơn và Trung tâm y tế dự phòng thị xã Bỉm Sơn. Y tế xã phường
trực thuộc bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn
Năm 2008 đến nay Y tế xã phường tách khỏi bệnh viện và bệnh viện
mang tên Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn
3
b. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
* Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận mọi trường hợp người
bệnh thuộc chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoài trú; Giải
quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu vực; Tham gia khám giám định sức
khoẻ và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương
hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
* Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế
chuyên khoa ở bậc trung học đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc
trung học; Tổ chức đào tạo liên tục các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.
* Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu
và ứng dụng những tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa ở cấp Bộ và
cấp Cơ sở, chú trong nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và
các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; Kết hợp với y tế cơ sở thực
hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chường trình chuyên
khoa tại cộng đồng.
* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo
hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên
khoa trong khu vực để phát triển và nâng cao kĩ thuật chuyên khoa; Kết hợp
với y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các
chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng.
* Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường
xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.
* Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước
theo quy định của Nhà nước.
* Quản lý kinh tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà
nước cấp; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi
4
ngân sách của Bệnh viện. Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh; Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y
tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
c. Tổ chức bộ máy
Về nhân sự và bộ máy tổ chức, tính đến ngày 31/12/2009 tổng số cán bộ
viên chức lao động của bệnh viện là 97 người. Trong đó có 70 viên chức
trong biên chế và 27 lao động hợp đồng ngoài biên chế. Gồm có Bác sĩ : 27
người (có 10 bác sĩ có trình độ trên Đại học: Thạc sĩ, BSCK); Dược sĩ : 04
người; Điều dưỡng viên: 54 người; Kế toán : 07 người; Lao động khác: 05
người
Hiện nay bộ máy tổ chức của Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn: Ban
giám đốc, đứng đầu là giám đốc, tiếp theo là các phó giám đốc phụ trách từng
lĩnh vực, tiếp theo là các trưởng phó các khoa phòng có trách nhiệm trực tiếp
quản lý hoạt động khám chữa bệnh
Các phòng ban chức năng gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng tài
chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng điều dưỡng
Các khoa gồm : Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Liên
chuyên khoa, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Sản, Khoa Nội Nhi, Khoa Truyền
Nhiễm, Khoa Y học cổ truyền, Khoa Cận lâm sang và Khoa Dược (trong
khoa Dược có bộ phận giặt là hấp sấy tiệt trùng)
1.1.2. Đặc điểm nguồn thu của Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
Nguồn tài chính đầu tư cho bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn gồm:
Ngân sách nhà nước (bao gồm cả viện trợ)
Viện phí của người KCB
Nguồn xã hội hóa công tác y tế
Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
5