Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
(in hoa, Times New Roman, 14)
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN MINH THÀNH
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DẦU KHÍ VIỆT NAM
(In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HÀ NỘI, NĂM 2017
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
(in hoa, Times New Roman, 14)
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN MINH THÀNH
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
DẦU KHÍ VIỆT NAM
(In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman)
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS., TS. LƯU ĐỨC TUYÊN
2. TS. VŨ THỊ KIM ANH
HÀ NỘI, NĂM 2017
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo
vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Minh Thành
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................I
MỤC LỤC .......................................................................................II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................... VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................VIII
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................IX
MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP........................................ 20
1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT......................... 20
1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT........................................... 20
1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT ........................................................ 24
1.2 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT............................... 26
1.2.1 Vai trò của KTQT................................................................................. 26
1.2.2 Đối tượng của KTQT............................................................................ 29
1.2.3 Phương pháp của KTQT....................................................................... 32
1.3 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị ......................................................................................... 34
1.3.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị ............................................... 34
1.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định.................................. 37
1.3.2.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ... 37
1.3.2.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ... 43
1.3.3 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát.................................... 48
1.3.3.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp ...... 48
1.3.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược ...... 49
1.3.4 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả....................... 51
1.3.4.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp....................................................................................... 51
1.3.4.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược .......................................................................................... 54
1.3.5 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định .............................. 58
1.3.5.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp 60
1.3.5.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược 62
iii
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung KTQT doanh nghiệp.......... 62
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT
NAM................................................................................................ 70
2.1 Tổng quan về PV-Power và các đơn vị thuộc PV-Power................ 70
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PV-Power................................... 70
2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PVPower .................................................................................................... 72
2.1.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức PV-Power......................................... 73
2.1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-Power............... 75
2.2 Đặc điểm hoạt động SXKD điện ảnh hưởng tới KTQT tại các đơn vị
thuộc PV-Power .................................................................................. 78
2.2.1 Đặc điểm bên trong PV-Power............................................................. 79
2.2.1.1 Đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy điện ...................... 79
2.2.1.2 Đặc điểm trong giai đoạn vận hành nhà máy điện.................. 79
2.2.2 Đặc điểm bên ngoài PV-Power............................................................. 85
2.3 Thực trạng KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power .................................... 86
2.3.1 Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PVPower .................................................................................................... 87
2.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định............................... 88
2.3.2.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp 88
2.3.2.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược 99
2.3.3 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ................................. 99
2.3.3.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp . 100
2.3.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược . 102
2.3.4 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả .................. 104
2.3.4.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp..................................................................................... 104
2.3.4.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược ........................................................................................ 106
2.3.5 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng ra quyết định.......................... 107
2.4 Đánh giá thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power ........ 107
2.4.1 Những kết quả đạt được...................................................................... 107
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 109
2.4.2.1 Những hạn chế ....................................................................... 109
2.4.2.2 Những nguyên nhân của hạn chế........................................... 113
iv
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU
KHÍ VIỆT NAM.......................................................................... 117
3.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam và định hướng phát triển của PVPower.................................................................................................. 117
3.1.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam ....................................................... 117
3.1.2 Định hướng phát triển của PV-Power................................................. 120
3.2 Yêu cầu hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power.......... 121
3.3 Hoàn thiện KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của
nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power .................................. 122
3.3.1 Hoàn thiện việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PVPower .................................................................................................. 123
3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định............................. 124
3.3.2.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp
................................................................................................ 124
3.3.2.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược
................................................................................................ 138
3.3.3 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ............................... 139
3.3.3.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp. 139
3.3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược. 147
3.3.4 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả .................. 149
3.3.4.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác
nghiệp..................................................................................... 149
3.3.4.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến
lược ........................................................................................ 152
3.3.5 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định ......................... 155
3.3.5.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp
................................................................................................ 155
3.3.5.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược
................................................................................................ 157
3.4 Lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện ............ 157
3.4.1 Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện ....................................... 157
3.4.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện..................................... 159
KẾT LUẬN .................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................XI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... XII
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Phần tiếng Việt
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCQT Báo cáo quản trị
BCTC Báo cáo tài chính
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CTCP Công ty cổ phần
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
MTV Một thành viên
NXB Nhà xuất bản
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
Phần tiếng nước ngoài
ABC Activity Based Cost/Costing
Quản trị chi phí dựa trên hoạt động
ABM Activity Based Management
Hệ thống quản trị dựa trên hoạt động
ACCA Association of Chartered Certified Accountants
Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc
BSC Balanced ScoreCard
Thẻ điểm cân bằng
CIMA Chartered Institute of Management Accountants
Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
CMA Certified Management Accounting
Kế toán quản trị viên hành nghề
CVP Cost – Volumn – Profit
vi
Mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
EVN Vietnam Electricity
Tập đoàn điện lực Việt Nam
FS Feasibility Study
Báo cáo nghiên cứu khả thi
ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales
Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales
IFAC International Federation of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
IPP Independent Power Producer
Đơn vị phát điện độc lập
IRR Internal Rate of Return
Tỷ suất sinh lời nội bộ
JIT Just in Time
Phương thức sản xuất tối thiểu hóa hàng tồn kho
NPV Net Present Value
Giá trị hiện tại thuần
O&M Operations and Maintenance
Chi phí vận hành và bảo dưỡng
PPA Power Perchase Agreement
Hợp đồng mua bán điện
PVN PetroVietnam
Tập đoàn dầu khí Việt Nam
PV-Power PetroVietnam Power Corporation
Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam
ROI Return on Investment
Lợi nhuận từ khoản đầu tư
SVA/EVA Sharholder or Economic Value Analysis
Phân tích giá trị cổ đông hoặc Phân tích giá trị kinh tế
TQM Total Quality Management
Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể
VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VBC Volumn Based Cost/Costing
Quản trị chi phí dựa trên khối lượng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng
TQ.01
Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1 16
Bảng
TQ.02
Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2 17
Bảng 1.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị 35
Bảng 1.2 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý 36
Bảng 1.3 Đặc điểm của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm 47
Bảng 1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả trung tâm trách nhiệm 52
Bảng 2.1 Khái quát về các nhà máy điện của PV-Power 75
Bảng 2.2 Kế hoạch sản lượng điện và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ
năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1
96
Bảng 2.3 Kế hoạch doanh thu năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà
Mau 1
97
Bảng 2.4 Phân tích chênh lệch giá thành tháng 2/2015 – Nhà máy
điện Cà Mau 1
100
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chi phí O&M 124
Bảng 3.2 Dự toán khối lượng nhiên liệu cần mua 130
Bảng 3.3 Dự toán phải trả nhà cung cấp 133
Bảng 3.4 Dự toán phải thu tiền bán điện 134
Bảng 3.5 Dự toán cuốn chiếu chi phí Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau
1 – giai đoạn từ Quý II/2015 đến hết Quý I/2016
137
Bảng 3.6 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà
Mau – tháng 2/2015
140
Bảng 3.7 Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất nhà máy
nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015
146
Bảng 3.8 Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT
tại các đơn vị thuộc PV-Power
158
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị trường điện Việt Nam 70
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục nhà máy điện của PVPower
71
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nhà máy điện của PV-Power theo
công suất thiết kế
77
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ sản lượng điện của PV-Power qua các năm 77
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ doanh thu thuần của PV-Power qua các năm 78
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thời hạn hợp đồng PPA giữa PV-Power và
EVN
82
Biểu đồ 3.1 So sánh tốc độ tăng trưởng mức độ tiêu thụ điện của
Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á
117
Biểu đồ 3.2 Dự báo mức tiêu thụ điện của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2025
118
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nhu cầu điện của các đơn vị mua buôn điện
Việt Nam năm 2015
118
Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi tỷ trọng các nguồn điện Việt Nam giữa
2015 với 2025
119
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ hàm tuyến tính mô tả chi phí hỗn hợp O&M 125
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ biến động mức nhiên liệu tồn kho 132
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ
TQ01
Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án 19
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý của nhà quản trị 35
Sơ đồ 1.2 Kỹ thuật quản trị chi phí kiểu truyền thống 45
Sơ đồ 1.3 Kỹ thuật quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing) 46
Sơ đồ 1.4 Ảnh hưởng của các quyết định quản trị lên giá trị cổ đông 56
Sơ đồ 1.5 Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện
(Theo quan điểm của luận án)
59
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 72
Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và luồng
chi phí
90
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tại
các đơn vị thuộc PV-Power
93
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý tại các
đơn vị thuộc PV-Power
95
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quy trình xây dựng dự toán cho các các đơn vị thuộc
PV-Power
99
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình lập báo cáo phân tích chênh lệch ngắn và
trung hạn tại các đơn vị thuộc PV-Power
102
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả các trung tâm lợi nhuận
của PV-Power
106
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại dự toán của doanh nghiệp 129
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán kết hợp 136
Sơ đồ 3.3 Phân tích chênh lệch và dự báo hiệu quả dài hạn 148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang có những
thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong khi đó, nội tại nền kinh tế nước
ta còn nhiều khó khăn, thử thách lớn; lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định;
cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư bất hợp lý, kém hiệu quả, chậm điều chỉnh.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn xác định “Phát triển
kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền
kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” là những mục
tiêu trọng tâm cần phải đạt được. Trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà
trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là một trong các nhiệm
vụ quan trọng cần phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu kể trên.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV-Power) là tổng công ty 100%
vốn nhà nước thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên việc tái cơ cấu
PV-Power theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh là nhiệm vụ
chính trị cần phải được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có
xét đến năm 2030 đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện phải nâng
cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường điện sẽ vận hành theo cơ chế thị trường.
PV-Power nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không nằm ngoài quy luật
tất yếu của yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh. Và một trong những giải pháp để PVPower nâng cao sức cạnh tranh đó là nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp của
nhà quản trị các cấp tại PV-Power.
Kế toán quản trị được biết tới như là một trong những công cụ quản lý hữu
hiệu nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra được những
quyết định chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, việc vận dụng KTQT tại các doanh
nghiệp nhà nước nói chung và tại PV-Power nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của KTQT. Một số đã áp dụng KTQT
2
nhưng chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của KTQT trong việc hỗ trợ nhà quản
trị thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình. Dẫn tới việc quản lý các doanh
nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu hiệu quả.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam”
cho luận án của mình.
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được các giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu
khí Việt Nam, góp phần thực hiện công cuộc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà
nước. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn hệ thống hóa được các lý luận về KTQT
doanh nghiệp và đưa ra được các nội dung chủ yếu của KTQT tại các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh điện trong bối cảnh thị trường điện cạnh tranh sẽ được áp
dụng trong tương lai không xa tại Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, lịch sử KTQT và những lý luận cơ bản về KTQT được quốc tế và
Việt Nam thừa nhận, trong đó tập trung vào những lý luận về nội dung của KTQT
trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Nghiên
cứu đối tượng này nhằm tạo ra cơ sở lý luận về KTQT và các nội dung KTQT để
làm nền tảng cho những nghiên cứu khác trong luận án.
Thứ hai, nhân tố ảnh hưởng tới các nội dung KTQT tại doanh nghiệp. Nghiên
cứu đối tượng này nhằm tạo cơ sở lý luận để tìm hiểu các đặc điểm bên trong và
bên ngoài PV-Power có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng các nội KTQT tại PVPower.
Thứ ba, đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power cũng như thực trạng
KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào thực trạng nội dung của KTQT tại PVPower. Nghiên cứu về đối tượng này nhằm đánh giá và chỉ ra những kết quả đã đạt
được và những điểm còn hạn chế của KTQT tại PV-Power.
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
Thứ nhất, về giới hạn lĩnh vực hoạt động của PV-Power. Hoạt động của
doanh nghiệp thường bao gồm 03 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động
tài chính, hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do PV-Power là doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước nằm trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ và sẽ được tái cơ cấu theo hướng
tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của
đề tài được giới hạn trong phạm vi là “Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PVPower”. Hoạt động đầu tư nếu được nghiên cứu trong luận án này sẽ được hiểu là
“Hoạt động đầu tư các nhà máy điện của PV-Power” trong tương lai.
Thứ hai, về giới hạn nội dung. Nghiên cứu về KTQT rất đa dạng, không chỉ
đề cập đến nội dung mà còn đề cập đến tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy KTQT
v.v… Tuy nhiên, do thời gian và giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các “nội dung của KTQT”. Các vấn đề liên quan đến tổ chức thực
hiện và tổ chức bộ máy KTQT nếu được đề cập tới trong luận án này chỉ nhằm để
cung cấp thông tin bổ sung cho việc mô tả toàn diện nhất về thực trạng KTQT tại
PV-Power.
Thứ ba, về giới hạn không gian. Luận án tập trung nghiên cứu các đơn vị có
liên quan trực tiếp tới hoạt động SXKD điện tại PV-Power là: (1) cơ quan Tổng
Công ty PV-Power giữ chức năng quản lý, điều hành tổng thể và (2) 07 đơn vị thuộc
PV-Power trực tiếp tổ chức vận hành các nhà máy điện bao gồm 03 chi nhánh và
04 công ty con (Cụ thể được trình bày trong Chương 2 của luận án).
Thứ tư, về giới hạn thời gian. Luận án chủ yếu nghiên cứu các dữ liệu từ năm
2014 – 2016.
4. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận:
+ Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận của KTQT,
đặc biệt là làm rõ các vấn đề theo tiến trình lịch sử. Từ đó cung cấp
4
được cái nhìn có hệ thống theo thời gian và giải thích các vấn đề lý
luận hiện nay của KTQT theo sự phát triển của lịch sử.
+ Luận án chỉ ra những đặc điểm ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại
doanh nghiệp SXKD điện và cụ thể hóa một số nội dung phù hợp với
loại doanh nghiệp này.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận án đánh giá được thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập
trung vào đánh giá các nội dung của KTQT.
+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đưa ra những giải pháp để
hoàn thiện KTQT tại PV-Power (trong đó tập trung hoàn thiện các nội
dung KTQT) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
cho PV-Power.
5. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 164 trang. Ngoài phần mở đầu (04 trang) và kết luận (02 trang), luận
án bao gồm các phần chính sau:
- Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu: hệ thống và phân tích các nghiên cứu
trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra
những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục
tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang).
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về KTQT doanh nghiệp (50 trang).
- Chương 2: Thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực
Dầu khí Việt Nam (47 trang).
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty
Điện lực Dầu khí Việt Nam (46 trang).