Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Đã từng bị coi là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền kinh tế trong cơ
chế cũ, công cụ kế hoạch hóa không được thừa nhận và xóa bỏ ra khỏi hệ
thống các công cụ quản lý. Nhưng thực tế đã chứng minh cho tính ưu việt và
vai trò vô cùng quan trọng của công cụ này không chỉ đối với nền kinh tế mà
còn đối với cả doanh nghiệp.
Trong quy trình kế hoạch hóa của doanh nghiệp thì bước thực hiện kế hoạch
hóa đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch đã xây dựng, đưa bản kế hoạch từ lý thuyết, giấy tờ thành hiện thực.
Đồng thời, thực hiện thành công kế hoạch chính là nền tảng để thực hiện được
chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát
triển vững mạnh.
Là một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực may mặc, Công ty 20
đã tìm kiếm thử nghiệm những công cụ quản lý mới để nhằm đưa doanh
nghiệp phát triển mạnh hơn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Công ty 20 đã sử
dụng hệ thống kế hoạch liên tiếp nhau để đảm bảo cho hoạt động của công ty
được liên tục.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất của Công ty
20, nhận thấy kế hoạch sản xuất của công ty là một tập hợp những kế hoạch
nhỏ, đảm bảo cho sự vận hành hoạt đống sản xuất tận dụng tối đa nguồn lực
và không bị gián đoạn, tuy nhiên trong quy trình lập kế hoạch có nhiều bất
cập. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất có ý nghĩa quan trọng với hoạt động
kinh doanh của công ty, do vậy em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện kế hoạch
sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần”, nhằm mục đích nghiên cứu,
tìm hiểu về quy trình lập kế hoạch sản xuất tại của công ty, vận dụng lý thuyết
và thực hành, so sánh đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần:
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Chương I : Tổng quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty 20 giai đoạn 2003 – 2007.
Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại
Công ty 20
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường, cám ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Tiến Dũng đã giúp em hoàn
thành bài viết này. Đồng cảm ơn các cô chú anh chị tại phòng Kế hoạch tổ
chức sản xuất của Công ty 20 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian
thực tập.
Sinh viên : Nguyễn Trà Minh
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Theo luật định, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, hoạt
động kinh doanh không chỉ bao gồm các hoạt động thương mại ( theo cách
hiểu truyền thống) mà còn có nội dung rất rộng, bao gồm: đầu tư, sản xuất,
chế biến, các hoạt động thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất và chế
biến, các hoạt động thương mại thuần tuý và các hoạt động cung cấp dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
• Theo tính chất của hoạt động chúng ta có hoạt động sản xuất ( sản
phẩm hoặc dịch vụ ) và hoạt động thương mại.
• Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công
nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính…
1.1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì
phải kinh doanh có hiệu quả tức là phải tạo ra lợi nhuận, nhằm một phần để
trả thù lao cho người lao động, một phần đề bù đắp khấu hao tài sản cố định.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã
hội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Bản
chất của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
dịch vụ. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử
dụng cho phép thoả mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Nhưng
nhiệm vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh là phải gia tăng thêm giá trị cho
sản phẩm và dịch vụ. Bởi giá trị gia tăng là nguồn gốc của mọi của cải của xã
hội. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh là phải
tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
mà không tạo ra giá trị thì sẽ không có lý do để tồn tại. Tạo ra giá trị là nhiệm
vụ sống còn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh và hệ thống kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh
Có thể nói, kế hoạch kinh doanh là tổng hợp quá trình nghiên cứu ý tưởng
kinh doanh, hoạch định kinh doanh của một dự án kinh doanh hoặc đầu tư,
hoặc của một doanh nghiệp trước một giai đoạn mới. Một kế hoạch kinh
doanh tốt chỉ ra tất cả những vấn đề cần thiết để chuẩn bị trước khi thực hiện
dự án và những việc cần làm ( kế hoạch hành động trong quá trình thực hiện
dự án.
Hay nói theo một cách khác thì kế hoạch sản xuất kinh doanh còn là một
văn bản trong đó đưa ra các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cần đạt tới của doanh
nghiệp trong thời kỳ kế hoạch nhất định và các phương tiện nguồn lực cần
thiết để thực hiện mục tiêu đó. Có thể định nghĩa kế hoạch kinh doanh theo
nhiều cách khác nhau nhưng nói chung, kế hoạch kinh doanh được coi là một
văn bản trong đó đưa ra các mục tiêu của doanh nghiệp và các giải pháp để
thực hiện mục tiêu đó trong tương lai.
1.1.2.2 Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
được phân chia thành những bộ phận khác nhau.
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Theo góc độ thời gian
Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để
thực hiện chỉ tiêu đặt ra. Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm 3
bộ phận cấu thành:
Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm.
Quá trình soạn lập kế hoạch được đặc trưng bởi :
• Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp
đã có mặt.
• Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính
của nhu cầu, giá cả và hành vi cạnh tranh.
• Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính.
• Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
Kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lược vì kế
hoạch chiến lược bao gồm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độ
thời gian.
Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn
ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.
Kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch
tiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng…Kế
hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các
doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
Tuy nhiên, việc phân chia kế hoạch chỉ mang tính tương đối, nhất là
với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độ nhanh hơn nhiều
so với cách đây vài thập kỷ.
Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ với
nhau và không được phủ nhận lẫn nhau. Cần thiết phải nhần mạnh đến tầm
quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
gian vì trên thực tế, đã nảy sinh nhiều lãng phí từ các quyết định theo những
tình huống trước mắt mà không đánh giá được ảnh hưởng của các quyết định
này đối với các mục tiêu dài hạn hơn mà còn gây cản trở, hay có những đòi
hỏi nhiều với những kế hoạch dài hạn. Giải quyết mối quan hệ giữa các loại
kế hoạch rất quan trọng để giảm những lãng phí từ các quyết định theo những
tình huống trước mắt mà không đánh giá được ảnh hưởng của các quyết định
này với những mục tiêu dài hạn hơn. Do vậy, các nhà lãnh đạo chủ chốt của
doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổi các quyết định trước
mắt , các nhà quản lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về
kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp sao cho các quyết định của họ phù hợp
với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Theo góc độ bản chất
• Kế hoạch chiến lược: Là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay
đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ
bản để đạt mục tiêu đó. Kế hoạch chiến lược thường được soạn thảo cho thời
gian dài nhưng nó không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến
lược không nói tới góc độ thời gian như kế hoạch dài hạn mà nói đến tính chất
định hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển
doanh nghiệp.
Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho một thời gian dài,
tuy vậy nó không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn. Nhiều doanh nghiệp đã
dựa vào những kế hoạch chiến lược ngắn hạn. Nói đến kế hoạch chiến lược
không phải là nói đến góc độ thời gian của chiến lược mà nói đến tính chất
định hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể của doanh
nghiệp, vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao,quy mô hoạt động
rộng lớn của các nhà quản lý.
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
• Kế hoạch chiến thuật ( tác nghiệp): Là công cụ cho phép chuyển các
định hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của
các doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm
thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến thuật thường
được xây dựng cho thời gian ngắn hơn. Kế hoạch chiến thuật liên quan trực
tiếp đến các lĩnh vực, bộ phận của doanh nghiệp trong khi đó kế hoạch chiến
lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh
nghiệp, hay nói cách khác mục tiêu của kế hoạch chiến thuật cụ thể hơn và
hướng tới mục tiêu chiến lược.
1.2 Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là
cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Các chỉ tiêu kế hoạch là của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu
pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết mà các cơ quan quản lý cấp trên giao
xuống cho các cơ quan cấp dưới trên cơ sở cân đối chung toàn ngành và tổng
thể nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt
với các quy luật của thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ sở để
các doanh nghiệp thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy vậy,
kế hoạch hoá vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp.
Lập luận về sự tồn tại và phát triển của kế hoạch hoá doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường xuất phát từ chính vai trò của nó trong quản lý doanh
nghiệp.
1.2.1 Cho phép doanh nghiệp phác thảo các ý tưởng, định hướng phát
triển của doanh nghiệp:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh xác định các mục tiêu cần phấn đấu của các
doanh nghiệp. Việc xác định được các mục tiêu này là vô cùng quan trọng bởi
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
vì nó chính là cơ sở để phân phối các nguồn lực, là công cụ để kiểm soát sự
tiến triển theo hướng đạt được các mục tiêu dài hạn và đồng thời đưa ra các
ưu tiên cho các bộ phận, các phòng ban trong doanh nghiệp.
1.2.2 Huy động các nguồn lực ( bên trong và bên ngoài) doanh nghiệp
để thực hiện các mục tiêu đặt ra:
Việc đạt được các mục tiêu được xây dựng ở kế hoạch sản xuất kinh doanh
đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, mà muốn thực hiện được các mục tiêu
đó thì một trong những giải pháp quan trọng đó là huy động các nguồn lực
(bên trong và bên ngoài ) doanh nghiệp, phát huy những lợi thế của doanh
nghiệp và tận dụng những cơ hội có được từ thị trường.
Thông thường doanh nghiệp có 4 nguồn lực chính, đó là : nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người và nguồn lực kỹ thuật công
nghệ. Việc phân bổ và huy động nguồn lực có hiệu quả hay không thể hiện ở
kết quả đạt được của các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số
yếu tố ngăn cản việc huy động, phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất, đó là: sự
bảo vệ quá đáng các nguồn lực; nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn tài chính ngắn
hạn, quan điểm chính trị của tổ chức; các mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp không rõ ràng; sự ngần ngại mạo hiểm và thiếu kiến thức. Vì vậy,
trong quá trình thực hiện huy động và phân bổ nguồn lực, các nhà quản lý cần
phải có quyết định chính xác, hợp lý, tránh mức tối đa các sai sót đã nêu ở
trên.
1.2.3 Cho phép doanh nghiệp giành nhiều thời gian và công sức cho việc
phản ứng với những rủi ro trên thị trường:
Lập kế hoạch tức là dự kiến những vấn đề có thể xảy ra với doanh nghiệp
trong tương lai. Do những dự kiến đó là cho tương lai nên thường có sai số,
thời gian càng dài thì mức độ sai số càng cao. Thêm vào đó, thị trường lại
thay đổi liên tục và ẩn chứa trong nó rất nhiều rủi ro. Do đó, việc lập kế hoạch
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
đã giúp cho doanh nghiệp giành nhiều thời gian và nguồn để có thể phản ứng
tốt hơn với những rủi ro của thị trường cho tương lai. Lập kế hoạch và quản lý
bằng kế hoạch cho phép doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức
có thể xảy ra từ đó có những quyết định quản lý hợp lý và hiệu quả.
1.2.4 Kế hoạch kinh doanh là cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý của
doanh nghiệp:
Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các
nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới
mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà
quản lý thực hành các phân công, tiến độ, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi
tiết theo đúng quy trình, đảm bảo cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít tốn
kém. Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không
thể thiếu của nhà quản lý. Đồng thời, nhà quản lý muốn sử dụng thành thạo
công cụ này thì đòi hỏi phải có trình độ nhất định về mặt quản lý, dự báo, các
kỹ năng kế hoạch cũng như các khả năng hoạch định và phải có tư duy, tầm
nhìn chiến lược. Như vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan
trọng trong doanh nghiệp.
3. Nội dung quy trình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp
1.3.1 Vị trí của việc soạn lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong
công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp. Nó xác định các nhiệm vụ, mục tiêu
chiến lược, các chương trình và các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp, soạn lập kế
hoạch ngân quỹ cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế
hoạch của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Trước kia, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì việc lập kế hoạch của
doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào các chỉ tiêu pháp lệnh do cơ quan cấp trên
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
giao xuống, trên cơ sở cân đối chung toàn ngành và toàn nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc lập kế hoạch thường phải là
quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó có sự lựa chọn
tối ưu nhất. Như thế, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được cho mình con đường đi
đúng nhất, phù hợp nhất và giảm thiểu tói đa các rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai.
1.3.2 Nguyên tắc của việc lập kế hoạch
1.3.2.1 Nguyên tắc thống nhất
Tính thống nhất là một yêu cầu của công tác quản lý. Doanh nghiệp
được cấu thành bởi hệ thống khá phức tạp, bao gồm các mối quan hệ dọc và
mối quan hệ ngang. Hệ thống dọc bao gồm mối quan hệ giữa các cấp với
nhau trong hệ thống tuyến quản lý như : giám đốc - quản đốc phân xưởng - tổ
trưởng sản xuất – công nhân. Mối quan hệ ngang là sự tác động mang tính
chức năng giữa các phòng ban với nhau trong một cấp quản lý.
Nguyên tắc thống nhất yêu cầu đảm bảo sự phân chia và phối hợp chặt
chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các
cấp, các phòng ban chức năng trong một doanh nghiệp thống nhất. Nội dung
của nguyên tắc này thể hiện:
- Trong doanh nghiệp, tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hoá riêng biệt, có
nghĩa là có các tiểu hệ thống kế hoạch hoá. Các kế hoạch bộ phận đi vào giải
quyết những mảng công việc mang tính chức năng, đặc thù riêng, với các mục
tiêu và tổ chức thực hiện khác biệt. Vì vậy, cần phải có sự phân định chức
năng rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban trong công tác kế hoạch hoá.
- Tuy vậy, mỗi tiểu hệ thống kế hoạch đều đi từ chiến lược chung của toàn
doanh nghiệp và thực hiện một mục tiêu chung. Các kế hoạch được hình
thành trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là phép cộng hay sự lắp ghép
thuần tuý các kế hoạch bộ phận mà còn là hệ thống các kế hoạch có liên quan
Nguyễn Trà Minh – Lớp Kế hoạch 46B