Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu E, F
Chuyến
Chợ
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Phối hợp với ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ
Xin giấy phép nhập khẩu( nếucó)
Làm thủ tục ban dầu thanh toán quốc tế
Thúc giục người bán giao hàng
Mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu E; F; CFR; CPT
Thanh toán, nhận bộ chứng từ
Nhận hàng từ người vận tải
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Giải quyết tranh chấp (nếu có)
GĐ
Chu Huy Hiền
Phó GĐ
Kinh doanh
Phòng dự án
Phó GĐ
Tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng Marketing
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán tài chính
Phòng kỹ thuật
Trung tâm phân phối
Trung tâm bán lẻ
Trung tâm giao nhân
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
Trung tâm bảo hành
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm
2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và
xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như
Mỹ hay EU…
Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển
nghành CNTT là rất lớn. Nhưng các mặt hàng CNTT có mặt trên thị trường
Việt Nam phần lớn đều được nhập khẩu từ các thị trường doanh trong lĩnh
vực CNTT đều phải cố gắng nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Trung
Quốc…Cho nên các công ty kinh tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu
quả của việc nhập khẩu các mặt hàng CNTT của mình.
Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á là một công ty
kinh doanh trong lĩnh vực CNTT được 6 năm và hoạt động nhập khẩu mặt
hàng này chỉ mới được thực hiện ở một vài năm gần đây cho nên hoạt động
nhập khẩu của Công ty còn nhiều yếu kém. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức
chuyên môn tốt để thực hiện công việc của mình một cách sao cho hiệu quả
Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian
tới”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và
đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ
thuật Nam Á để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để
có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ
thuật Nam Á.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu đối với tất
cả các mặt hàng mà công ty tiến hành nhập khẩu trong thời gian qua.
Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu trong
một vài năm trở lại đây cho nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai
đoan từ năm 2004 cho đến năm 2006.
1.5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương đó là:
Chương I : Một số vấn đề lí luận về nhập khẩu và sự cần thiết phải
hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và
kĩ thuật Nam Á
Chương II : Thực trạng nhập khẩu các mặt hàng CNTT của công ty
TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của
công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới
2
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIÊT
PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIểN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT NAM Á
I. NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU.
1. Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế và có thể hiểu một
cách đơn giản như sau: đó là sự mua bán hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài để
phục vụ cho nhu cầu sản xuât tiêu dùng trong nước hay là chỉ tạm nhập rồi
xuất khẩu để thu lợi nhuận. Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế
cho nên đó là một hoạt động có hệ thống và có tố chức.
2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu
Nhập khẩu là một động kinh doanh quốc tế nên trong hoạt động mua
bán có sự lưu chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy
nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giửa các nền kinh tế của các quốc gia với
nhau và mối quan hệ giữa nền kinh tế quốc ới nềgia vn kinh tế thế giới. Nhất
là trong tình hình thế giới hiên nay với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa
nến kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ làm cho mức độ ảnh hưởng và tác
động lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực của thế giới ngày một
tăng
Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của ít nhất là hai doanh nghiệp có
quốc tịch khác nhau và hàng hóa nhập khẩu được nhập khẩu đuợc vận chuyển
qua biên giới quốc gia cho nên đối tượng của hoạt động nhập khẩu rất phong
phú, đa dạng và phức tạp hơn quan hệ mua bán hàng hóa trong nước ở chổ
đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ mạnh và hàng hóa được chuyển qua
biên giới quốc gia
3. Vai trò và chức năng của nhập khẩu
Thứ nhất nhập khẩu đóng vai trò cung cấp cho nền kinh tế trong nước
nguyên nhiên liệu sản xuất và tiêu dùng. Một quốc gia không thể có đủ tất cả
mọi loại tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sản xuẩt của mình được mà chỉ có
thể đáp ứng được một phần nào đó thôi. Cho nên để đáp ứng được nhu cầu
sản xuất trong nước thì họ phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Cũng
tương tự như thế nền kinh tế trong nước cũng không thể đáp ứng được hết
nhu câu tiêu dùng trong nước cho nên các doanh nghiệp cũng như nhà nước
phải tiến hành nhập khẩu để phục phụ nhu cầc tiêu dùng trong nước.
Thứ hai nhập khẩu có vai trò đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị
trong nước. Với một đất nước đang phát triển như nước ta thì việc đổi mới
dây chuyền thiết bị sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế. Bởi vì việc nhập khẩu sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở
vậy chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Việc nhập khấu máy mác thiết bị sẽ là tiền đề cho việc nâng
cao năng lực sản xuất của đất nước, làm tăng năng suất lao động, nâng cao
trình độ của người lao động.
Thứ ba nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân vì
nhập khẩu vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về hàng
tiêu dùng và còn đảm bảo cho nền sản xuât trong nước về nguyên nhiên liệu,
tạo việclàm ổn dịnh cho người lao động.
Thứ tư nhập khẩu cũng có vai trò trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Việc
thúc đẩy này thể hiện ở chổ nhập khẩu sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho các
ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay nền sản xuất công nghiệp phụ thuộc
khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhất là các mặt
hàng xuất khẩu.
4
4
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Các hình thức nhập khẩu cơ bản.
4.1 Nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức nhập khẩu mà trong đó nhà nhập khẩu sẽ phải tự mình
đứng ra giao dịch trực tiếp với các đối tác xuất khẩu nước ngoài. Hình thức
nhập khẩu này doanh nghiệp sẽ phải tự mình thực hiện các công việc để có
thể tiến hành việc nhập khẩu từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu cho đến
viện thực hiện hợp đồng nhập khẩu và giải quyết các khiếu nại tranh chấp có
xảy ra.
Hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu mọi trách
nhiệm đối với những vấn đề có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá
trình nhập khẩu.
4.2 Nhập khẩu ủy thác
Là hình thức nhập hình thành và được sử dụng khi một doanh nghiệp
trong nước có nhu cầu nhập khẩu về một loại mặt hàng nào đó nhưng không
có đủ khả năng hoặc không có quyền nhập khẩu trực tiếp cho nên doanh
nghiệp tiến hành ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu
trực tiếp, nhập khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp cần và có khả năng thực hiện
hợp đồng nhập khẩu đó thực hiện việc nhập khẩu thay cho doanh nghiệp.
Đối với loại hình nhập khẩu này thì bên doanh nghiệp nhận ủy thác
nhập khẩu sẽ không phải bỏ vốn hay thực hiện các công việc chuẩn bị cho
việc nhập khẩu một cách tốt nhất là: nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lập
phương án kinh doanh. Ở dây doanh nghiệp được ủy thác chỉ đóng vai trò là
đại diện cho bên ủy thác trong việc giao dịch đàm phán, kí kết và thực hiện
hợp đồng với bên nước ngoài.Với việc thựchiên các giao dịch nhập khẩu cho
nên doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu cũng phải chịu trách nhiệm nếu có
xảy ra khiếu nại hay tranh chấp đối với hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp
được ủy thác nhập khẩu.
Sau khi hoàn thành hợp đồng nhập khẩu cho bên uỷ thác thì bên ủy
thác nhập khẩu sẽ trả cho bên được ủy thác nhập khẩu một khoản thù lao gọi
là phí ủy thác. Phí ủy thác được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và
thường là tính theo phần trăm của tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu được ủy
thác.
Với doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu thì sau khi hoàn thành việc
nhập nhập khẩu ủy thác sẽ không được tính tổng giá trị hàng nhập khẩu được
uỷ thác vào doanh thu của mình, mà chỉ được tính khoản phí ủy thác nhập
khẩu được phía uỷ thác trả vào doanh thu và chỉ phải chịu thuế giá tri gia tăng
đối với phần phí uỷ thác nhận được.
Trong hình thức nhập khẩu này thì doanh nghiệp được ủy thác nhập
khẩu sẽ phải lập và thực hiện hai loại hợp đồng đó là: Hợp đồng nội và hợp
đồng ngoại.
• Hợp đồng nội hay còn gọi là hợp đồng ủy thác: là hợp đồng được kí
kết giữa bên ủy thác nhập khẩu và bên nhận ủy thác nhập khẩu. Hợp đồng này
quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác như:
Bên uỷ thác sẽ phải trả cho bên được uỷ thác bao nhiêu khi hoàn thành việc
uỷ thác, trách nhiêm của cả hai bên nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình nhập
khẩu.
• Hợp đồng ngoại hay còn gọi là hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng
được kí kết bởi bên nhận ủy thác nhập khẩu với bên xuất khẩu nước ngoài.
Đây là hợp đồng thể hiện việc giữa bên uỷ thác và bên đối tác nước ngoài đã
đi đến thống nhất về các điều kiên mua bán. Trong hợp đồng nêu rõ trách
nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trông quá trình nhập khẩu nhất là trong giai
đoạn thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
6
6