Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
PREMIUM
Số trang
206
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
729

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

ĐỖ VĂN HIỆP

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

ĐỖ VĂN HIỆP

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGÔ THỊ THU HỒNG

HÀ NỘI - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Văn Hiệp

ii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan .........................................................................................................................i

Mục lục..................................................................................................................................ii

Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................v

Danh mục các bảng ............................................................................................................vi

Danh mục các biểu đồ........................................................................................................vii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP..................................................................................................20

1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG

THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP......................20

1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp ..........................20

1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong quản lý doanh nghiệp............22

1.1.3. Mục tiêu và yêu cầu của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp..........25

1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................................................28

1.2.1. Căn cứ xác định các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán

trong doanh nghiệp..........................................................................................28

1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thông thông tin kế toán ..........................................31

1.3. CÁC THỦ TỤC KẾ TOÁN.......................................................................................38

1.3.1. Hệ thống chứng từ kế toán..............................................................................39

1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán.............................................................................41

1.3.3. Hệ thống sổ kế toán.........................................................................................43

1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán................................................................................45

1.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG

THÔNG TIN KẾ TOÁN..........................................................................................46

1.4.1. Phần cứng ........................................................................................................47

1.4.2. Phần mềm........................................................................................................48

1.5. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÀ KIỂM TRA KẾ TOÁN.........................................53

1.6. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI

HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG.....................................................56

iii

1.6.1. Hệ thống thông tin kế toán của một số nước trên thế giới............................56

1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp thuộc tổng cục

Công nghiệp Quốc phòng...............................................................................60

Kết luận chương 1 .....................................................................................................62

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP

QUỐC PHÒNG................................................................................................................63

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC

CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ...........................................................................63

2.1.1. Khái quát lịch sử Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.................................63

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ......................65

2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ............................................68

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG .........70

2.2.1. Bộ máy kế toán và nguồn nhân lực trong bộ máy kế toán ...........................70

2.2.2. Thực trạng về dữ liệu kế toán.........................................................................76

2.2.3. Hệ thống phương tiện kỹ thuật.......................................................................79

2.2.4. Thực trạng về các thủ tục kế toán ..................................................................84

2.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm tra kế toán ......................................................108

2.2.6. Về ứng dụng công nghệ thông tin................................................................110

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP

QUỐC PHÒNG ......................................................................................................111

2.3.1. Ưu điểm .........................................................................................................111

2.3.2. Hạn chế ..........................................................................................................113

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế....................................................................................119

Kết luận chương 2 ...................................................................................................120

Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP

QUỐC PHÒNG..............................................................................................................121

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC

PHÒNG CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG.........................121

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp

Quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo của Đảng và

Nhà nước........................................................................................................121

3.1.2. Chiến lược xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng của

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng những năm tới...................................123

iv

3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN.......................................................................................129

3.2.1. Phải tuân thủ Luật kế toán, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán Việt

Nam và các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành .....................................129

3.2.2. Phải phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu quản lý của Tổng cục

và của các doanh nghiệp trực thuộc.............................................................130

3.2.3. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin

kinh tế, tài chính phục vụ các đối tượng sử dụng........................................131

3.2.4. Phải quán triệt quan điểm tiết kiệm, hiệu quả và khả thi............................132

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG

NGHIỆP QUỐC PHÒNG ......................................................................................132

3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Tổng cục

phù hợp theo xu thế mới...............................................................................132

3.3.2. Hoàn thiện bộ máy kế toán...........................................................................133

3.3.3. Hoàn thiện dữ liệu kế toán............................................................................140

3.3.4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán.........................................................140

3.3.5. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán................................142

3.3.6. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán ....................................................................150

3.3.7. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán...........................................................152

3.3.8. Hoàn thiện phương tiện kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán.................160

3.3.9. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm tra kế toán....................................161

3.3.10. Hoàn thiện về ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT kế toán ........163

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP........................................................165

3.4.1. Về phía Nhà nước .........................................................................................165

3.4.2. Về phía các Hội nghề nghiệp .......................................................................168

3.4.3. Về phía các doanh nghiệp thuộc Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng.........168

Kết luận chương 3 ...................................................................................................169

KẾT LUẬN .....................................................................................................................170

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................173

PHỤ LỤC.........................................................................................................................178

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

BCKT Báo cáo kế toán

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BQP Bộ Quốc phòng

CNQP Công nghiệp Quốc phòng

CNTT Công nghệ thông tin

DN Doanh nghiệp

GTGT Giá trị gia tăng

HTTK Hệ thống tài khoản

HTTT Hệ thống thông tin

HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán

KTQT Kế toán quản trị

KTTC Kế toán tài chính

NCTT Nhân công trực tiếp

NQ Nghị quyết

NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

QLDN Quản lý doanh nghiệp

QUTW Quân ủy trung ương

SXC Sản xuất chung

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCT Tổng công ty

TK Tài khoản

TKKT Tài khoản kế toán

TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSCĐ Tài sản cố định

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2018........................................................ 69

Bảng 2.2: Trình độ đào tạo của những người làm kế toán trong các

doanh nghiệp........................................................................................ 75

Bảng 2.3: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp .................... 76

Bảng 2.4: Thực trạng về việc sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp........ 82

Bảng 2.5: Những khó khăn khi sử dụng phần mềm kế toán................................ 84

Bảng 2.6: Hình thức sổ kế toán tại các doanh nghiệp thuộc Tổng cục ............... 93

Bảng 2.7: Tình hình biến động vốn chủ sở hữu tại Công ty TNHH MTV

đóng tàu Hải Sơn ............................................................................... 100

Bảng 2.8: Sở hữu vốn của Tổng công ty và các cổ đông tại Công ty

TNHH MTV đóng tàu Hải Sơn........................................................ 101

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

(Theo Quyết định 2057/QĐ-TTg ngày 16/11/2011)..................... 66

Sơ đồ: 2.2: Bộ máy quản lý của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

(Theo Quyết định 4406/QĐ-BQP)................................................ 67

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán các tổng công ty..................................... 70

Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị trực thuộc ......... 73

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng hội nhập sâu

vào kinh tế thế giới, kế toán càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp

thông tin về kinh tế tài chính phục vụ cho công tác điều hành quá trình sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Quốc

phòng nói riêng.

Để có thông tin phục vụ cho công tác điều hành quản lý của lãnh đạo

doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều phải thiết lập cho mình một hệ thống

thông tin kế toán phù hợp. Tuy nhiên, cách thức tổ chức hệ thống thông tin kế

toán của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm quan trọng và vai trò của hệ

thống thông tin kế toán trong việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh

nghiệp đó. Các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, một

mặt vừa là những đơn vị thực hiện chức năng của Quân đội Nhân dân Việt

Nam, mặt khác vừa là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng.

Trong những năm gần đây, vấn đề giao quyền tự chủ cho các doanh

nghiệp thuộc Bộ quốc phòng nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng cục

Công nghiệp Quốc phòng nói riêng đã trở nên phổ biến nhằm phát huy tính

chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

của các doanh nghiệp và tính năng động của nền kinh tế Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vấn đề về tổ

chức hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công

nghiệp quốc phòng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ

thông tin phục vụ cho lãnh đạo trong việc điều hành quá trình SXKD, đặc biệt

là vấn đề tổ chức thu thập dữ liệu thông qua một số phương tiện, thiết bị kỹ

thuật cũng như vấn đề về xử lý dữ liệu thu thập được nhằm cung cấp thông tin

đầy đủ, chính xác và tin cậy cho công tác quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa,

trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng hiện nay, thông

2

tin kinh tế tài chính cần được thu nhận, xử lý một cách toàn diện, đầy đủ và

kịp thời. Câu hỏi đặt ra cho những nhà quản trị trong các doanh nghiệp thuộc

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là làm thế nào để xây dựng được HTTT

kế toán phù hợp, cung cấp được các thông tin về tài chính kế toán đầy đủ,

trung thực, kịp thời phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Chính vì

vậy, nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh

nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là một đề tài có tính thời

sự, được tác giả chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Đề tài có ý nghĩa khoa

học cả về lý luận và thực tiễn để phục vụ vấn đề quản trị doanh nghiệp trong

bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt không những trong phạm vi cả nước

mà còn cả phạm vi toàn cầu.

2. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án

Để nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án, tác

giả đã phân loại thành 2 loại công trình, đó là (1) các công trình nghiên cứu

chung về hệ thống thông tin kế toán và (2) các công trình nghiên cứu về hệ thống

thông tin kế toán quản trị. Trong đó, phân chia thành các nhóm vấn đề như về

khái niệm và đặc điểm của hệ thống thông tin; về vai trò của hệ thống thông tin

kế toán; về cấu trúc của hệ thống thông tin kế toán; về ứng dụng công nghệ

thông tin trong HTTT kế toán; về các nội dung của tổ chức HTTTKT.

2.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên

cứu về HTTT kế toán. Tuy nhiên, mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau. Xét

trên góc độ tổng quát, các tác giả Boocholdt (1996), Romney và Steinbart

(2008) trong hai cuốn sách cùng tên “Accounting Information Systems” đã

trình bày các vấn đề chung nhất về hệ thống thông tin kế toán và cách thức tổ

chức hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức [44], [46]. Trong nghiên

cứu về HTTT kế toán, tác giả Sbernethy, Margaret A. And Lillin, Anne M.

(1995), đã xác định hướng nghiên cứu trong tương lai và cung cấp các hướng

dẫn về các phương pháp thích hợp để áp dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu tập

3

trung vào các nội dung sau: Tổng hợp các định nghĩa về HTTT kế toán cho

mục đích của các thảo luận; Giới thiệu về khung nghiên cứu đề xuất: Kim tự

tháp nghiên cứu; trình bày tổng quan về bốn phương pháp đã được sử dụng

trong nghiên cứu HTTT kế toán [47]. Các công trình nghiên cứu về HTTT kế

toán xoay quanh các vấn đề cơ bản sau:

Một là, về khái niệm và đặc điểm của HTTT kế toán

Theo tác giả Nguyễn Đăng Huy (2011), cho rằng “Kế toán dưới góc độ

một hệ thống thông tin phải là tập hợp rất nhiều thành phần có liên quan với

nhau (con người, phương tiện, công nghệ, quy trình…) tham gia vào quá trình

vận hành của hệ thống thông tin kế toán để có được thông tin đáp ứng yêu cầu

của người sử dụng” [16]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Đồng (2011) trong luận án

tiến sỹ của mình cho rằng “Hệ thống thông tin kế toán là một trong các hệ

thống nhỏ của tổ chức, là hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý số liệu

về các nghiệp vụ kinh tế trong mỗi tổ chức để cung cấp thông tin cho những

người ra quyết định” [11]. Nhiều nghiên cứu khác đã đưa ra các khái niệm về

HTTT kế toán và đều thống nhất khái niệm về HTTT kế toán trong doanh

nghiệp: “là hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong

doanh nghiệp”. Tùy theo mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho các đối

tượng bên ngoài hay phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp mà hệ thống thông tin

kế toán bao gồm: Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế

toán quản trị.

+ Hệ thống thông tin kế toán tài chính là những thông tin được thu

thập, lưu trữ và xử lý theo các quy định, chế độ, nguyên tắc và chuẩn mực kế

toán kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như

cung cấp cho các cơ quan quản lý của nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư

và các nhà cung cấp…

+ Hệ thông thông tin KTQT là những thông tin được thu thập, lưu trữ

và xử lý nhằm cung cấp cho nội bộ, phục vụ cho việc điều hành quá trình

4

SXKD của nhà quản trị trong doanh nghiệp để quyết định các phương án kinh

doanh tối ưu.

Hai là, về vai trò và hiệu quả của HTTT kế toán

Trong hoạt động của doanh nghiệp, HTTTKT có vai trò đặc biệt quan

trọng, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho các đối tượng sử

dụng khác nhau. Các tác giả trên thế giới và trong nước luôn phát triển các

nghiên cứu về vai trò và hiệu quả của HTTTKT. Theo Nancy A.Bagranoff và

cộng sự (2005): “Kế toán là một hệ thống thông tin, tức là một quá trình thu

thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin” [62].

Nghiên cứu về vai trò của HTTTKT còn được nhiều tác giả nghiên cứu

tại các đơn vị khác nhau. Theo Hall, J.A. và Bennett, P.E, nghiên cứu về vai trò

của HTTT kế toán trong việc ra quyết định của nhà quản lý. Nghiên cứu được

thực hiện đối với các nhà quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Tehran, đã chỉ ra việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán có vai trò rất

lớn trong việc ra quyết định của nhà quản lý, trong công tác kiểm soát nội bộ

và chất lượng của các báo cáo tài chính cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động

kinh doanh của công ty [60]. Năm 2012, tác giả Hanini, Al (2013) cũng nghiên

cứu về HTTT kế toán và vai trò của nó trong việc đo lường và kiểm soát chi

phí trong các công ty cổ phần Công nghiệp Jordan nhằm xác định đặc điểm và

yêu cầu cần thiết về tài sản, kỹ thuật và tổ chức đối với HTTT kế toán để đáp

ứng các yêu cầu của quản lý hiện đại tại các công ty dược phẩm ở Jordan.

Nghiên cứu cho thấy HTTTKT cần có các đặc điểm để phân biệt các thông tin

tài chính và phi tài chính theo yêu cầu của nhà quản trị phục vụ cho việc ra

quyết định. Nghiên cứu cũng đề nghị cần có sự quyết định của nhà quản lý tạo

ra nguồn ngân sách cho việc tái thiết kế hệ thống và phát triển các hệ thống, vì

nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thông tin cần thiết nhanh chóng và

chính xác [43]. Một khía cạnh khác về vai trò của HTTT kế toán được tác giả

nghiên cứu là tác động của việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán đến chất

5

lượng của báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế thu nhập và bán hàng tại

Jordan [43].

Vai trò của hệ thống kế toán còn tác giả Dunn, Philip E. (2002) nghiên

cứu sâu hơn trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và kiểm soát trong một đất

nước đang phát triển, trường hợp ở Libya. Nghiên cứu xem xét vai trò hiện tại

và tiềm năng của HTTTKT trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của các nước

đang phát triển, đặc biệt tập trung vào Libya và những yếu tố về pháp lý, kinh

tế, chính trị, tôn giáo và bối cảnh xã hội riêng có của nó. Nghiên cứu đã giúp

nâng cao nhận thức về vai trò của kế toán và đóng góp của nó vào sự phát triển

kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô và là một điểm khởi đầu cho một sự khác biệt ở

các nước đang phát triển. Nghiên cứu đã tập trung vào sự phù hợp của hệ thống

kế toán trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển, ít chú ý đến giải quyết như thế

nào để hệ thống này có thể được thực hiện hữu ích hơn trong việc ra quyết

định, lập kế hoạch và kiểm soát [50].

Khi nghiên cứu về vai trò của HTTTKT, tác giả Ammar Mohammed

Hussein (2011) cho rằng: HTTTKT được coi như công cụ chiến lược để nâng

cao hiệu quả của DN, tác giả này còn cho rằng HTTT kế toán và chiến lược

kinh doanh có mối quan hệ rất lớn trong việc sử dụng hệ thống thông tin kế

toán và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

[48]. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình khác như: Tác giả Elhamma, Azzouz

and Yi Fei, Zhang nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và sự hài

lòng đối với HTTT kế toán, cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng với tác

động của nó đến tổ chức ở Malaysia [51]; tác giả Zsuzsanna (2012) nghiên cứu

về chức năng và vị trí của HTTT kế toán nói chung như [55]; tác giả

ZhangTing Hu (2013) nghiên cứu các nhân tố tạo nên kết quả thành công của

hoạt động SXKD đối với chất lượng dữ liệu HTTT kế toán và cho rằng: chất

lượng của hệ thống thông tin kế toán quyết định rất lớn đến sự thành công

trong SXKD của một doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ tạo điều kiện cho nhà quản trị

ra được quyết định kinh tế phù hợp nhất [52]. Tác giả Robert L. Hurt (2010),

6

khi nghiên cứu về HTTT kế toán cũng cho rằng, HTTT kế toán có vai trò quan

trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, bởi nó quyết định phương hướng kinh

doanh đúng đắn để đạt được hiệu quả cao nhất [57].

Các công trình nghiên cứu trong nước đã kế thừa và thống nhất quan

điểm với các nghiên cứu trên thế giới, xác định vai trò trọng tâm của HTTTKT

trong quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối

tượng sử dụng. Theo Nguyễn Đăng Huy và cộng sự (2012): Vai trò cung cấp

thông tin, hỗ trợ việc điều hành quản lý hoạt động của DN thể hiện trong việc

cung cấp các báo cáo cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, hỗ trợ thực hiện

và quản lý các hoạt động phát sinh hàng ngày, hỗ trợ ra các quyết định quản

trị, hoạch định và kiểm soát, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. [16]. Tác giả

Vũ Bá Anh (2005) cũng đồng quan điểm, xác định vai trò của HTTT kế toán

là thành phần quan trọng nhất trong quá trình cung cấp thông tin ở mọi cấp độ

ra quyết định của người lãnh đạo. Ngoài ra, HTTTKT còn thể hiện vai trò chủ

đạo trong quá trình kiểm soát nội bộ trong DN [1].

Các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nhìn chung đều

nhất quán về vai trò của HTTT kế toán và đều cho rằng HTTT kế toán được coi

như thành phần quan trọng nhất trong quản trị tài chính của doanh nghiệp, giữ

vai trò trung tâm của quá trình phân phối và cung cấp nhiều loại thông tin khác

nhau trong doanh nghiệp và chính HTTT kế toán góp phần quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp..

Ba là, về cấu thành của HTTT kế toán

Nghiên cứu cấu thành của HTTT kế toán được nhiều tác giả đề cập đến

như: tác giả Marshall Romney và Paul Steibart (2006) [54]; tác giả David

Kroenke (1994)[59]; tác giả Nancy A. Bagranoff và cộng sự (2005) [62]… Các

nghiên cứu của các tác giả này tuy có nhiều điểm khác nhau về các nội dung

trình bày, song nhìn chung vẫn có sự thống nhất về cấu thành của HTTT kế

toán và cho rằng HTTT kế toán được cấu thành bởi 5 thành phần: con người,

thủ tục, dữ liệu, phần cứng và phần mềm. Khi nghiên cứu về cấu thành của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!