Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
990

Hoàn thiện các quy định về giáo dục cải tạo đối với phạm nhân trong luật thi hành án hình sự Việt Nam từ góc độ nhân thân của người phạm tội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ ANH NGA

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

VỀ GIÁO DỤC CẢI TẠO ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN

TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

VỀ GIÁO DỤC CẢI TẠO ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN

TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ NGUYÊN THANH

Học viên: LÊ THỊ ANH NGA

Lớp: Cao học luật, Khóa19

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CẢM ƠN

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”

Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn này, tác giả đã học hỏi và đƣợc sự

giúp đỡ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô Khoa Luật Hình sự, nhờ những gợi ý và quan

điểm khoa học của Quý Thầy Cô mà tác giả đã xây dựng và hoàn thiện công trình

nghiên cứu của mình. Với lòng biết ơn sâu sắc, xin gửi lời cám ơn đến TS. Võ Thị

Kim Oanh - ngƣời đã giúp em mở ra hƣớng nghiên cứu Đề tài, Cô cũng là ngƣời

động viên, tạo điều kiện giúp em vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống và công

tác để thực hiện Luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng đối với TS. Lê

Nguyên Thanh, ngƣời đã lắng nghe, chia sẻ, định hƣớng và chỉnh sửa tận tình với

toàn bộ công trình nghiên cứu của em. Sự giúp đỡ đáng quý của Thầy có giá trị to

lớn không chỉ đối với đề tài Luận văn này mà sẽ là hành trang quý báu để em tiếp

tục thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học về sau. Bên cạnh đó, nhờ sự

giúp đỡ tận tình của anh Trần Thanh Vũ, Phó Giám thị trại giam Định Thành, tác

giả có thể liên hệ với nhiều trại giam và cán bộ làm công tác giáo dục tại trại giam

các tỉnh miền Tây Nam Bộ để xin số liệu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Anh Vũ

cũng đóng góp nhiều ý kiến và cung cấp thông tin giúp tác giả có cái nhìn rõ ràng

và thực tế hơn đối với công tác giáo dục cải tạo phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

phạm nhân. Sau tất cả, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời

thân đã động viên và giúp đỡ về mặt tinh thần để tác giả hoàn thành công trình

nghiên cứu của mình. Đặc biệt, con xin cảm ơn PGS, TS. Trần Văn Độ, ngƣời đã

giúp đỡ con rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu và đƣa ra quan điểm gợi mở

giúp con hoàn thiện Luận văn này. Cuối cùng, lòng biết ơn của tác giả xin gửi đến

nhiều Thầy, Cô, Bác, Chú… đã không đƣợc nhắc tên ở đây có sự hỗ trợ tác giả thực

hiện công trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất

cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố

dƣới bất kỳ hình thức nào khác.

Tác giả Luận văn

Lê Thị Anh Nga

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCA : Bộ Công an

THAHS : Thi hành án Hình sự

TNB : Tây Nam Bộ

CSND : Cảnh sát nhân dân

HTTP : Hỗ trợ tƣ pháp

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

1. PHỤ LỤC SỐ 1A: Danh mục các trại giam khu vực miền TNB - BCA tính đến

ngày 31/12/2016.

2. PHỤ LỤC SỐ 1B: Bảng thống kê số lƣợng phạm nhân theo giới tính ở các trại

giam khu vực miền TNB thuộc BCA trong các năm 2012-2016 và biểu đồ

minh hoạ.

3. PHỤ LỤC SỐ 1C: Bảng thống kê số liệu phạm nhân theo một số độ tuổi ở các

trại giam khu vực miền TNB - BCA tính đến ngày 31/12/2014 và biểu đồ minh

hoạ.

4. PHỤ LỤC SỐ 1D: Bảng Thống kê số liệu phạm nhân theo tội danh ở các trại

giam khu vực miền TNB thuộc BCA tính đến tháng 31/12/2016 và biểu đồ

minh hoạ.

5. PHỤ LỤC SỐ 1E: Bảng Thống kê phạm nhân theo mức án ở các trại giam khu

vực miền TNB - BCA tính đến 31/12/2016 và biểu đồ minh hoạ.

6. PHỤ LỤC SỐ 1G: Bảng thống kê phạm nhân theo tiền án, tiền sự ở các trại giam

khu vực miền TNB - BCA (Tính đến ngày 31/12/2016 và biểu đồ minh hoạ.

7. PHỤ LỤC SỐ 1H: Thống kê các loại tội phạm do phạm nhân thực hiện trong

năm 2014 ở các trại giam khu vực miền TNB – BCA tính đến ngày 31/12/2014.

8. PHỤ LỤC SỐ 02: Tổng hợp kết quả khảo sát đối với phạm nhân về nội dụng

giáo dục cải tạo phạm nhân ở trại giam các tỉnh miền TNB – BCA.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẢI TẠO

PHẠM NHÂN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI......................12

1.1. Khái niệm phạm nhân và hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân................12

1.1.1. Khái niệm phạm nhân ............................................................................................12

1.1.2. Đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân và

hệ thống các hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân ...................................................15

1.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân nhìn từ góc độ giáo dục cải tạo và sự

ảnh hƣởng của đặc điểm nhân thân đối với việc xây dựng và áp dụng các biện

pháp giáo dục cải tạo ......................................................................................................24

1.2.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân nhìn từ góc độ giáo dục cải tạo ............24

1.2.2. Sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân thân của phạm nhân đối với việc xây

dựng và áp dụng các biện pháp giáo dục cải tạo..........................................................27

CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA PHẠM

NHÂN CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẢI TẠO

TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2010 ..................35

2.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ giam giữ

phạm nhân và chế độ gặp, liên lạc với thân nhân ....................................................35

2.1.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ giam giữ

phạm nhân..........................................................................................................................35

2.1.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ gặp, liên

lạc với thân nhân ...............................................................................................................42

2.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ học tập

..............................................................................................................................................44

2.3. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ học nghề

và chế độ lao động ...........................................................................................................48

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN GIÁO DỤC CẢI TẠO PHẠM NHÂN NHÌN TỪ

GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI, MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ

GIẢI PHÁP .......................................................................................................................55

3.1. Thực tiễn giáo dục cải tạo phạm nhân ở các Trại giam miền Tây Nam Bộ

thuộc Bộ Công an ............................................................................................................55

3.1.1. Thực tiễn thi hành chế độ giam giữ phạm nhân và chế độ gặp, liên lạc với

thân nhân............................................................................................................................55

3.1.2. Thực tiễn thi hành chế độ học tập ........................................................................57

3.1.3. Thực tiễn thi hành chế độ lao động và học nghề................................................61

3.2. Quan điểm và biện pháp hoàn thiện các quy định về giáo dục cải tạo phạm

nhân trong Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 ....................................................65

3.2.1. Quan điểm chung về hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân...........................65

3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 nhằm nâng

cao hiệu quả của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân............................................68

KẾT LUẬN .......................................................................................................................82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Đổi mới công tác thi hành án hình sự là một trong những nội dung quan trọng

của nhiệm vụ cải cách tƣ pháp do Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng và kiên trì thực

hiện trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thi hành án phạt tù nói chung và giáo dục

cải tạo phạm nhân nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của thi hành án hình sự từ lâu đã

đƣợc xem là điểm nóng của cải cải tƣ pháp.

Nhiều năm qua, với mục tiêu là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hƣớng thiện

trong việc xử lý ngƣời phạm tội, công tác thi hành án phạt tù đã có nhiều cải cách phù

hợp với chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đƣợc đề ra trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy

nhiên, thực tế chứng minh rằng thi hành án phạt tù chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong

đợi. Tỷ lệ ngƣời chấp hành án phạt tù trở về tái hoà nhập với cộng đồng tiếp tục phạm

tội chiếm một tỷ lệ khá cao, bình quân khoảng 25%1

. Trong một khảo sát đƣợc tiến

hành với các phạm nhân đƣợc tha ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,

Đồng Nai, Cần Thơ, Cà Mau có tới 40% ngƣời không có việc làm.2

Thách thức từ thực tiễn của công tác thi hành án phạt tù đặt ra nhu cầu cấp

thiết phải xây dựng và đổi mới công tác giáo dục cải tạo phạm nhân với mục tiêu

giảm tỷ lệ tái phạm, giúp ngƣời phạm tội tái hoà nhập với cộng đồng, trở thành

công dân lƣơng thiện. Nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra để giải quyết vấn đề nan giải này,

nhiều nhà nghiên cứu đã đặt hƣớng tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau của lĩnh

vực thi hành án. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận ở góc độ

nâng cao hiệu quả giáo dục phạm nhân thông qua những hiểu biết về nhân thân của

họ. Hay nói cách khác, đó là việc xây dựng hoàn thiện các biện pháp giáo dục phạm

nhân tiếp cận từ các đặc điểm nhân thân của phạm nhân.

Muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân thông qua việc

hoàn thiện các biện pháp giáo dục cải tạo nhất thiết phải dựa trên các quy định có

giá trị ngang luật. Có nhƣ vậy mới có thể tạo ra sự đồng bộ, quyết tâm và bắt buộc

phải thực hiện ở các cấp, ngành. Trong hoàn cảnh công cuộc cải cách tƣ pháp ở

nƣớc ta hiện nay, văn bản luật có giá trị áp dụng cao nhất đối với hoạt động giáo

dục cải tạo phạm nhân bên cạnh Hiến pháp chính là Luật Thi hành án Hình sự. Đây

1 Bộ Công an (2013), Báo cáo tổng kết công tác điều tra, khảo sát người chấp hành xong án phạt tù về cư trú

ở địa phương, giai đoạn 2002 – 2012 theo Kế hoạch số 16/KH-BCA ngày 02/12/2012 của BCA, Hà Nội.

2

Lƣu Vinh (2009), Những nẻo đường hoàn lương, NXB. Văn hoá thông tin, tr.29.

2

là lý do tác giả đã chọn đề tài Luận văn của mình là: “Hoàn thiện các quy định về

giáo dục cải tạo đối với phạm nhân trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam từ

góc độ nhân thân người phạm tội”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Trên bình diện quốc tế, nhiều công trình nghiên cứu đã viết về chính sách đối

xử với phạm nhân, chủ yếu tiếp cận ba khía cạnh: quyền con ngƣời, đối xử với

phạm nhân là phụ nữ và trẻ em và vấn đề lao động trong nhà tù. Có thể kể đến một

số công trình nghiên cứu tiêu biêu nhƣ sau:

- Sách chuyên khảo “Constitutional Rights of Prisoners” (tạm dịch là “Các

Quyền Hiến định của Phạm nhân”) của tác giả TS. John W. Palmer, tái bản lần thứ

9, nhà xuất bản Routledge, Hoa Kỳ, năm 2015. Cuốn sách đƣa ra và bình luận về

các quyền hiến định của phạm nhân ở Hoa Kỳ nhƣ quyền đƣợc thông tin về kháng

cáo, điều kiện giam giữ cô lập, tiếp cận với các toà án, quyền đƣợc tạm tha, quyền

trợ giúp y tế. Đặc biêt, tác giả đã đƣa ra những lập luận mang tính cấp tiến của mình

khi phân tích về một số quyền của phạm nhân nhƣ quyền sử dụng mạng Internet của

phạm nhân, quyền sử dụng thƣ điện tử, điện thoại của phạm nhân, vấn đề tôn giáo

trong nhà tù. Đây là một tác phẩm đáng đƣợc quan tâm về khía cạnh đảm bảo các

quyền của phạm nhân trong thi hành án phạt tù.

- Sách chuyên khảo “The Treatment of Prisoners under International Law”

(tạm dịch là “Đối xử với các Phạm nhân theo Luật Quốc tế”) của tác giả GS. TS.

Nigel Rodley và Matt Pollard, tái bản lần thứ ba, nhà xuất bản Đại học Oxford,

Vƣơng quốc Anh năm 2009. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có giá trị về

quyền con ngƣời của phạm nhân trên bình diện quốc tế. Trong đó, tác giả đƣa ra hệ

thống các văn kiện quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời bị phạt tù, chống

tra tấn và những hành vi đối xử bất công, vô nhân đạo đối với tù nhân. Bên cạnh đó,

cuốn sách cũng đề cập đến phản ứng của Liên Hợp Quốc trƣớc các thách thức về tra

tấn, những bình luận liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời trong lĩnh vực thi hành

án phạt tù.

- Sách tham khảo “Guidance Notes on Prison Reform” (tạm dịch là “Một số

định hướng về cải cách nhà tù”) là cuốn sách của tác giả Andrew Coyle đƣợc phát

hành bởi Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Trại giam (International Center for

3

Prison Studies) thuộc Trƣờng Đại học King, Luân Đôn, Vƣơng quốc Anh, năm

2004. Cuốn sách tổng hợp những nguyên tắc định hƣớng có thể đƣợc áp dụng trong

các cơ sở giam giữ. Cùng với những luận cứ mang tính thực tiễn gợi ý về sự áp

dụng những nguyên tắc này trong các nhà tù khác nhau. Nội dung của những định

hƣớng này xoay quanh về một số vấn đề nhƣ: vấn đề xây dựng tập thể nhân viên

nhà tù; nhân đạo hoá việc đối xử với phạm nhân; chăm sóc y tế trong nhà tù; sự

tham gia của tổ chức xã hội dân sự vào lĩnh vực thi hành án phạt tù; vấn đề thi hành

án phạt tù đối với phụ nữ và trẻ em. Tác giả cuốn sách đã đề xuất một số định

hƣớng cải cách nhà tù theo hƣớng tăng cƣờng các hình phạt cải tạo không giam giữ

nhƣ phạt tiền, bồi thƣờng cho nạn nhân, buộc ngƣời phạm tội lao động công ích,

giám sát ngƣời phạm tội tại cộng đồng, giám sát ngƣời phạm tội tại gia đình... Đây

là cuốn sách có giá trị tham khảo tổng quan, đƣa ra những đề xuất mang tính cấp

tiến đáng đƣợc tham khảo trong lĩnh vực thi hành án phạt tù.

- Bài báo khoa học “Prison Labor and Prison Industries” (tạm dịch là “Lao

động nhà tù và công nghiệp nhà tù”) của tác giả Gordon Hawkins đăng trên tạp chí

của Trƣờng Đại học Báo Chí Chicago (The University of Chicago Press Journals),

số 5, năm 1983. Bài viết phân tích ở khía cạnh tiêu cực của hệ thống công nghiệp

nhà tù Mỹ thông qua phƣơng pháp phân tích so sánh thú vị. Trong đó, tác giả chỉ ra

danh sách các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ và trên thế giới đã đầu tƣ vào khu phức

hợp công nghiệp nhà tù Mỹ nhƣ: IBM, Boeing, Motorola, Microsoft, Texas

Instrument... Tƣơng phản với danh sách này là những phân tích về giá nhân công rẻ

mạt từ thị trƣờng lao động nhà tù. Nguyên nhân của tình hình này theo tác giả đó là

vì sự hợp pháp hoá nguồn đầu tƣ của các tập đoàn này thông qua các hợp đồng liên

kết lao động đƣợc ký kết với nhà tù bang. Tuy nhiên, tác giả bài viết khẳng định

rằng vấn đề lao động tại nhà tù là vấn đề đáng đƣợc quan tâm và triển khai thực

hiện nhƣng đòi hỏi đúng chính sách và sự quyết tâm để cải thiện chất lƣợng của

hoạt động này.

- Bài báo khoa học “Labour market and penal sanction: thoughts on the

sociology of punishment”

3

(tạm dịch là “Thị trường lao động và các hình phạt: suy

nghĩ từ góc độ xã hội học về tư pháp hình sự”) của hai tác giả Georg Rusche và

Gerda Dinwiddie đăng trên tạp chí Tội phạm và Công lý xã hội (Crime and Social

3 Xem “Labour market and penal sanction: thoughts on the sociology of punishment”,

http://www.jstor.org/stable/29766043?seq=1#page_scan_tab_contents truy cập ngày 20/06/2016.

4

Justice), số 10, năm 1978. Chỉ gói gọn trong 10 trang nhƣng bài viết đã mở ra một

bức tranh về hệ thống thi hành án phạt tù của Hoa Kỳ, sự quá tải của hệ thống nhà

tù, sự ra đời của các nhà tù tƣ nhân, việc khai thác, cho thuê sức lao động của các tù

nhân tại Hoa Kỳ. Có thể thấy, các nhà giam tƣ nhân đƣợc thành lập nhƣ một

phƣơng án để cắt giảm lực lƣợng lao động liên bang. Nhà giam tƣ nhân đƣợc nhận

một khoản chi phí quản lý phạm nhân và quyền khai thác sức lao động của họ. Từ

đó, Bài viết vén mở một nguyên tắc chung trong thi hành án phạt tù của Hoa Kỳ đó

là “số lượng tối thiểu nhân viên cho số lượng tối đa tù nhân”. Điểm nhấn của bài

báo thể hiện ở những phân tích các tác giả về cơ sở của hệ thống công nghiệp nhà tù

Hoa Kỳ dựa trên nguyên lý “Cải huấn – Tổ hợp công nghiệp” (The Correctional –

Industrial Complex). Thấy đƣợc ƣu điểm của nhà tù Hoa Kỳ thông qua những

chƣơng trình đƣợc thực hiện dành cho phạm nhân trong các nhà tù Mỹ nhƣ chƣơng

trình cải huấn, điều trị tâm lý, giáo dục, dạy nghề...

Ngoài ra, nhiều bài báo khoa học đƣợc viết đề cập đến từng khía cạnh của thi

hành án phạt tù nhƣ thi hành án phạt tù với ngƣời chƣa thành niên, với phụ nữ và trẻ

em gái và vấn đề tự do tôn giáo trong nhà tù. Có thể điểm qua một số bài nổi bật

nhƣ: “Juveniles in Prisons and Jails” (tạm dịch là “Người chưa thành niên trong

các Trại giam và Trại tạm giam”) của các tác giả James Austin, Kelly DeDel

Johnson, Maria Gregoriou4

; Bài viết “Inmates and freedom of religous” (tạm dịch là

“Phạm nhân và tự do tôn giáo”) của tác giả Jack Ryan5

; Bài viết “Female Initial

Psychological Adjustment to Prison as Related to Ethnicity and Other Relevant

Characteristics” (tạm dịch là “Sự điều chỉnh tâm lý ban đầu của nữ phạm nhân liên

quan đến sắc tộc và những đặc điểm có liên quan khác”) của tác giả Clay, William6

.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án phạt tù

ra đời chủ yếu bàn về vấn đề quyền con ngƣời và lĩnh vực thi hành án phạt tù nói

chung. Trong đó, có một số công trình khoa học có nội dung nghiên cứu gần với

Luận văn, tiêu biểu nhƣ:

4 Xem “Juveniles in Prisons and Jails”, https://www.ncjrs.gov/pdffiles1/bja/182503.pdf, thời gian truy cập

20/06/2016.

5 Xem “Inmates and freedom of religious”, http://www.llrmi.com/articles/jails/jail_religion.shtml, thời gian

truy cập 22/06/2016.

6 Xem “Female Initial Psychological Adjustment to Prison as Related to Ethnicity and Other Relevant

Characteristics”, https://www.questia.com/library/journal/1G1-208955786/female-initial-psychological￾adjustment-to-prison, thời gain truy cập 25/08/2016.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!