Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoàn thiện các quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng - kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ HOÀI
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA TƢ PHÁP QUỐC TẾ
VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG – KINH NGHIỆM TỪ
PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NAM GIANG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Nam Giang.
Các khái niệm, quan điểm, ý kiến, bình luận không phải của tác giả trích dẫn
trong luận văn đều được chú dẫn nguồn theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lê Hoài
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải thích
1 BLDS Bộ luật dân sự
2 BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005
3 CPIL 1987 Luật TPQT của Thụy Sỹ năm 1987 (Federal
Code on Private international Law 1987)
4 Quy chế Rome I Quy chế của Hội đồng Châu Âu số 593 năm
2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng
5 TPQT Tư pháp quốc tế
6 Tuyên bố số 1 First Restatement
7 Tuyên bố số 2 Second Restatement
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
PHÁP LUẬT TRONG HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI........................8
1.1. Khái quát về xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài...
........................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài..............................................8
1.1.2. Khái niệm và nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong hợp đồng
có yếu tố nước ngoài ...........................................................................................12
1.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc
ngoài ......................................................................................................................13
1.3. Nguồn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có
yếu tố nƣớc ngoài...................................................................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...........................................................................................26
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TRONG TRƢỜNG HỢP CÁC BÊN CÓ THỎA THUẬN
CHỌN LUẬT ..........................................................................................................27
2.1. Pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật áp dụng của các bên trong hợp
đồng có yếu tố nƣớc ngoài.....................................................................................27
2.2. Kinh nghiệm từ pháp luật một số nƣớc về vấn đề chọn luật áp dụng của
các bên trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.....................................................29
2.2.1. Pháp luật Liên minh Châu Âu ...............................................................29
2.2.2. Pháp luật Hoa Kỳ ..................................................................................36
2.2.3. Pháp luật Thụy Sỹ..................................................................................43
2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật áp dụng
của các bên trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài..............................................46
2.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật áp dụng
của các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài .............................................46
2.3.2. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật của các
bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài ..........................................................51
2.3.3. Các đề xuất cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật
của các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài .............................................52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...........................................................................................61
CHƢƠNG 3. PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TRONG TRƢỜNG HỢP CÁC BÊN KHÔNG CÓ THỎA
THUẬN CHỌN LUẬT ..............................................................................................62
3.1. Pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp
đồng có yếu tố nƣớc ngoài trong trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận
chọn luật .................................................................................................................62
3.2. Kinh nghiệm từ pháp luật một số nƣớc về pháp luật áp dụng để điều
chỉnh hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài trong trƣờng hợp các bên không có thỏa
thuận chọn luật hợp pháp. ....................................................................................64
3.2.1. Pháp luật Liên Minh Châu Âu...............................................................64
3.2.2. Pháp luật Hoa Kỳ ..................................................................................69
3.2.3. Pháp luật Thụy Sỹ..................................................................................72
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp
dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài trong trƣờng hợp các bên
không có thỏa thuận chọn luật hợp pháp............................................................76
3.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về xác định
pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận chọn luật hợp pháp ..............................................76
3.3.2. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp
dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận chọn luật.......................................................................................78
3.3.3. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xác định pháp
luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các
bên không có thỏa thuận chọn luật .....................................................................79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...........................................................................................87
KẾT LUẬN .................................................................................................................87
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế giao lưu
hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã và
đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng.Trong số đó, hợp đồng có yếu tố nước
ngoài là một trong những lĩnh vực có sự gia tăng mạnh mẽ và cần được điều chỉnh
hiệu quả.
Khi hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh, với sự tồn tại của nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng thì hiện tượng xung đột pháp luật
xảy ra là không thể tránh khỏi.Từ đó, yêu cầu đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền khi
giải quyết một tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài chính là lựa chọn hệ thống
pháp luật thích hợp áp dụng để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật đó.
Tại Việt Nam, các quy định của Tư pháp quốc tế để giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng được xây dựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ
luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005, Bộ luật hàng hải 2005, Luật đầu tư 2005,
Luật hàng không dân dụng 2006.
Nhìn một cách tổng quát, Tư pháp quốc tế Việt Nam đã ban hành hệ thống các
quy phạm xung đột để xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố
nước ngoài trong hai trường hợp cơ bản: (i) Các bên trong hợp đồng có thỏa thuận
chọn luật; (ii) Các bên không có thỏa thuận chọn luật. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam
còn ban hành các quy phạm điều chỉnh một số hợp đồng đặc thù có yếu tố nước
ngoài như hợp đồng vận chuyển hàng hải , hợp đồng thương mại , hợp đồng liên
quan đến tàu bay , hợp đồng đầu tư ... Tuy nhiên, những quy định trên vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:
Thứ nhất, các quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam điều chỉnh hợp đồng
có yếu tố nước ngoài vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ, gây khó khăn
trong việc áp dụng trên thực tiễn. Ví dụ, khó khăn khi xác định nơi thực hiện hợp
đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật; trong trường hợp các
bên thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng thì pháp luật Việt
Nam cũng thiếu hẳn những quy định về thời điểm cho phép các bên thỏa thuận chọn
luật, hình thức của thỏa thuận chọn luật, quyền thay đổi luật được chọn, quyền lựa
chọn luật để điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
2
Thứ hai, các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế Việt Nam vẫn tồn tại
nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Chẳng hạn như pháp luật Việt
Nam quy định không thống nhất về điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài giữa Bộ
luật dân sự 2005 với các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, các quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng vẫn chưa bắt kịp với xu hướng của thế giới, chưa mở rộng quyền
tự do ý chí của các bên. Pháp luật các quốc gia trên thế giới hiện nay đã mở rộng
phạm vi điều chỉnh của luật do các bên thỏa thuận không chỉ ở nội dung của hợp
đồng mà còn điều chỉnh hình thức của hợp đồng, tư cách chủ thể của các bên ký kết
hợp đồng. Song, pháp luật Việt Nam ghi nhận luật do các bên thỏa thuận chỉ được
áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Những hạn chế trên cho thấy, việc hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế
Việt Nam về hợp đồng là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Hơn nữa, sau tám năm áp dụng, Bộ luật dân sự 2005 cũng bộc lộ những hạn chế
cần phải nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung. Nghị quyết số 23/2012/QH13 của
Quốc Hội khóa 13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 về chương trình xây dựng Luật, Pháp
lệnh năm 2013 đã đưa Bộ luật dân sự 2005 vào chương trình chuẩn bị sửa đổi Luật
của Quốc Hội khóa 13 với dự kiến Bộ luật dân sự mới sẽ được công bố vào năm
2015.
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 23/2012/QH13, tại Báo cáo số 152/BC-BTP, Bộ
Tư pháp đã đưa ra định hướng cơ bản cho việc sửa đổi Bộ luật dân sự 2005. Theo
đó, cấu trúc của Bộ luật dân sự 2005 dự kiến sẽ được kết cấu lại thành năm phần,
trong đó phần thứ V là phần quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Với
định hướng trên, các quy định của Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài nói chung, hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng cần
phải được sửa đổi để phục vụ cho công tác sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định
của Tƣ pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng – Kinh nghiệm từ pháp luật của
một số nƣớc” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài này, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã
được công bố. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này được chia thành hai
nhóm sau đây:
3
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về quyền thỏa thuận chọn luật điều
chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài, bao gồm:
Bành Quốc Tuấn (2012), “Hoàn thiện các quy định về quyền thỏa thuận chọn
luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, (1+2), tr.73-77.
Bùi Thị Thu (2005), “Một số vấn đề về chọn luật áp dụng trong hợp đồng
thương mại quốc tế theo Công Ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ
hợp đồng”, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, (11), tr.70-74.
Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền thỏa thuận chọn luật trong Tư pháp quốc tế”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (2+3).
Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài (2013), “Từ kinh nghiệm của pháp luật
một số nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (24), tr.54-64.
Nguyễn Bá Bình (2008), “Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp và tính hợp pháp của việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố
nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), tr.16-23.
Nguyễn Bá Chiến (2006), “Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của các cá nhân,
tổ chức trong lĩnh vực tư pháp quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.72-
78.
Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ
Công ước Rome 1980 đến quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, (6), tr.52-58.
Nhóm các đề tài này đã phân tích về quyền tự do thỏa thuận chọn luật của các
bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài, về điều kiện để thỏa thuận chọn luật của
các bên có hiệu lực pháp luật. Các đề tài này cũng so sánh quy định của pháp luật
Việt Nam với Công ước Rome 1980 để tìm ra những điểm bất cập trong pháp luật
Việt Nam. Từ đó, đưa ra định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam
về vấn đề chọn luật của các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, nhóm đề tài trên chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam về quyền chọn luật của các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài mà chưa
nghiên cứu nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng có yếu tố
nước ngoài trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng.
4
Thứ hai, nhóm các đề tài nghiên cứu về pháp luật áp dụng để giải quyết xung
đột pháp luật về hợp đồng nói chung, bao gồm:
Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí
Luật học, (10), tr.43-53.
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.486-499.
Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Tp.
Hồ Chí Minh, tr.276-281.
Lê Thị Nam Giang, Trần Ngọc Hà (2014), “Từ kinh nghiệm của pháp luật một
số nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, (1), tr.53-60.
Nguyễn Ngọc Lâm (2007), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp.
Hồ Chí Minh, tr.195-206.
Nguyễn Thị Hồng Dân (2011), Xác định luật áp dụng trong hợp đồng thương
mại quốc tế - so sánh Pháp luật Liên Minh Châu Âu và Pháp luật Việt Nam, Luận
văn cử nhân, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Mơ (2012), “Quy định của BLDS 2005 về giải quyết xung đột pháp
luật trong hợp đồng: những bất cập và định hướng sửa đổi”, Tạp chí khoa học pháp
lý, (số chuyên san), tr.13-21.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội, tr.135-172.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Tư pháp quốc tế phần riêng,
Nhà xuất bản Hồng Đức, Tp.Hồ Chí Minh, tr.98-118.
Nhóm các công trình này đã phân tích những quy định trong pháp luật Việt
Nam về xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài
trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật và trường hợp các bên không có
thỏa thuận chọn luật. Tuy nhiên, các công trình trên vẫn chưa đi sâu vào phân tích
thực trạng của pháp luật Việt Nam, những thành công, hạn chế của pháp luật Việt
Nam trong việc điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chưa có sự nghiên cứu
so sánh quy định pháp luật Việt Nam với quy định trong pháp luật của một số nước
để đưa ra định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam.
Với tình hình nghiên cứu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định của
Tư pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng – Kinh nghiệm từ pháp luật của một số
5
nước” với định hướng nghiên cứu tổng thể quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng dưới hai góc độ: (i) Các bên có thỏa thuận
chọn luật; (ii) Các bên không có thỏa thuận chọn luật. Bên cạnh đó, tác giả cũng
nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước
điển hìnhđó là pháp luật Liên Minh Châu Âu, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Thụy
Sỹ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện các quy định của Tư
pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tác giả thực hiện với những mục đích: (i) Làm rõ những vấn đề lý
luận về giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài; (ii)
Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong
hợp đồng có yếu tố nước ngoài; (iii) Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật
Liên Minh Châu Âu, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Thụy Sỹ; (iv) Tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật
các nước; (v) Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Dưới góc độ lý luận: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận trong việc giải
quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm những vấn đề
lý luận về xung đột pháp luật, nguồn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật
và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Dưới góc độ quy định của pháp luật: Đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật
Việt Nam điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong hai trường hợp: (i) Các
bên có thỏa thuận chọn luật; (ii) Các bên không có thỏa thuận chọn luật. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứu, so sánh quy định pháp luật Việt
Nam với pháp luật các nước, điển hình là: pháp luật Liên Minh Châu Âu – đại diện
cho hệ thống Dân luật, pháp luật Hoa kỳ - đại diện cho hệ thống Thông luật, pháp
luật Thụy Sỹ – là một trong những quốc gia có Luật Tư pháp quốc tế. Trên cơ sở so
sánh đó, tác giả đánh giá những thành công, hạn chế trong quy định của pháp luật
Việt Nam và đưa ra định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam.