Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng petrolimex
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong
doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của
doanh nghiệp, môi trường làm việc này cơ hội thăng tiến... Tiền lương phù
hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh
nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
Do đó, tiền lương, tiền thưởng chính là một chiến lược kích thích và
động viên lao động hiệu quả nhằm duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao
động gắn bó với Doanh nghiệp. Đó là một trong những động lực tiên quyết
kích thích người lao động làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một
trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn, hoặc từ bỏ Công ty ra đi. Để
tiền lương, tiền thưởng phát huy hiệu quả những vai trò của nó, Tiền lương,
tiền thưởng cần phải linh động phù hợp với hoàn cảnh xã hôi, với thị trường
và phù hợp với khả năng của Doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex ,
em đã tìm hiểu các vấn đề về quản trị nhân lực của Công ty và nhận thấy rằng
tiền lương, tiền thưởng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các mối quan
hệ trong Công ty, ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất của Công ty, đến thái độ,
tinh thần làm việc của người lao động. Do đó, Công ty CP tư vấn xây dựng
Petrolimex đã quan tâm xây dựng hệ thống tiền lương, tiền thưởng ngay từ
khi mới thành lập và có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh chính sách tiền lương
cho phù hợp. Tuy nhiên, do thay đổi hình thức Công ty từ Công ty Nhà nước
chuyển đổi sang Công ty cổ phần, chính sách tiền lương của Công ty cũng đã
được điều chỉnh song vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Nhận thấy được
tầm quan trọng của tiền lương, tiền thưởng và những tồn tại trong các hình
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
thức trả lương tại Công ty, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho bài Khoá
luận tốt nghiệp của mình là: “Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền
thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức tiền lương, tiền thưởng của
Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex..
- Phạm vi nghiên cứu: Trong bài viết này, em chỉ đi sâu nghiên cứu tiền
lương, tiền thưởng của lao động khối nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất
làm việc tại trụ sở chính của Công ty, không nghiên cứu tiền lương, tiền
thưởng của lao động làm việc tại Ban đại diện phía Nam và Xí nghiệp xây
lắp.
3. Mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập, em đi sâu nghiên cứu về các hình thức tiền
lương, tiền thưởng tại Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex nhằm tìm ra
những vấn đề còn tồn tại của các hình thức tiền lương, tiền thưởng Công ty
đang áp dụng đối với lao động khối nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất
và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó, tìm ra giải pháp để khắc phục,
hoàn thiện, để tiền lương tiền thưởng thực sự là yểu tố kích thích người lao
động làm việc hiệu quả nhất, gắn bó với Công ty và thu hút được nhiều hơn
nữa lao động giỏi về làm việc cho Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp
5. Kết cấu khoá luận.
Bài Khoá luận của em gồm 3 chương:
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương, tiền thưởng
tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương,
tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG,
TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương.
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương.
* Khái niệm tiền công, tiền lương.
Tiền công, tiền lương đều là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động. Tuy nhiên, tiền công thường được hiểu là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động tuỳ thuộc vào thời gian làm việc thực tế
(giờ công, ngày công), hay số lượng sản phẩm sản xuất ra, hay tuỳ thuộc vào
khối lượng công việc hoàn thành. Tiền công thường hay biến đổi. Còn tiền
lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo trình độ của người lao động. Tiền lương thường ổn định trong một thời
gian dài, ít biến đổi và được trả định kỳ theo một đơn vị thời gian (tuần,
tháng, quý…) trên cơ sở thang lương và bậc lương của từng người lao động.
Có nhiều quan niệm khác nhau về tiền lương:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả công
hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu hiện bằng
tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người
lao động, hoặc bằng Pháp luật, pháp lý Quốc gia, do người sử dụng lao động
trả cho người lao động theo một Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được viết ra hay
bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hay cho
những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.
Hay có khía niệm: “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành
qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với
quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường”.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
Theo Điều 55 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam: “Tiền lương
của người lao động do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ và được trả theo năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao
động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Tiền
lương ở mỗi thành phần kinh tế có những nét khác biệt riêng. Đối với thành
phần kinh tế Nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương thường
được trả theo thang bảng lương của Nhà nước. Tiền lương này ổn định hàng
tháng, thời hạn nâng lương được quy đinh cụ thể. Đối với thành phần kinh tế
ngoài Nhà nước, tiền lương do doanh nghiệp tự xây dựng, đảm bảo không trái
quy định của Pháp luật và thường được trả theo khả năng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, mức độ đóng góp của người lao động. Tiền lương ở
khu vực ngoài Nhà nước thường biến động nhiều hơn, phu thuộc nhiều vào
kết quả sản xuất kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm.
* Vai trò của tiền lương:
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động,
người sử dụng lao động mà đối với cả xã hội.
- Đối với người lao động: Trước hết, tiền lương chiếm phần lớn nhất
trong thu nhập của người lao động, là số tiền mà người lao động chủ yếu dựa
vào đó để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, chăm sóc con cái, chi tiêu
các dịch vụ xã hội. Thứ hai, tiền lương phần nào phản ánh địa vị của người
lao động trong gia đình, cơ quan và xã hội. Thứ ba, tiền lương hấp dẫn sẽ là
động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ của bản thân để ngày
càng tăng mức lương của mình, tăng giá trị với tổ chức, đóng góp nhiều hơn
cho tổ chức và nâng cao địa vị bản thân.
- Đối với người sử dụng lao động: tiền lương là thu nhập của người lao
động thì ngược lại là chi phí của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao
động luôn ra quyết định để tối thiểu hoá chi phí. Tuy nhiên, không thể trả một
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
mức tiền lương quá thấp để chi phí sản xuất thấp vì tiền lương còn có ý nghĩa
lớn trong việc thu hút, duy trì và giữ chân những lao động giỏi, những lao
động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức. Tiền lương là một công cụ
hữu hiệu trong quản lý nhân lực của tổ chức, là công cụ kích thích ngườilao
động làm việc hăng say, nhiệt tình và đạt đợc năng suất lao động cao.
- Đối với xã hội: Tiền lương của người lao động có đóng góp một phần
đáng kể vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập. Tiền lương cũng
ảnh hưởng tới các nhóm người trong xã hội, phản ánh chênh lệch xã hội. Nhà
nước thông qua việc đánh thuế thu nhập để điều tiết chênh lệch thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.2. Những yêu cầu của tổ chức tiền lương.
- Tiền lương cần có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọi
người đều hiểu và kiểm tra được tiền lương của mình, hiểu được tiền lương
mình nhận được là thoả đáng, hợp lý, phù hợp với công sức đóng góp. Từ đó,
người lao động mới yên tâm làm việc, tận tuỵ với công việc.
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản sản xuất sức lao động, đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, đồng thời không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động.
- Tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng lực, sự cố
gắng nỗ lực, căn cứ vào những đóng góp của người lao động đối với hoạt
động phát triển của doanh nghiệp. Từ đó kích thích lao động làm việc hăng
say, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
- Hệ thống tiền lương phải tuân thủ theo yêu cầu của Pháp luật và phải
được thực hiện công bằng giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sản
xuất kinh doanh để hạn chế hiện tượng nhảy việc. Tìm hiểu và tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế
trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B
Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân
mức lương tối thiểu Nhà nước quy định, lương thử việc, lương thời vụ, lương
trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc...
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
* Nguyên tắc 1: trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau.
Những lao động cùng trình độ, làm công việc như nhau trong thời gian như
nhau, có đóng góp như nhau với tổ chức thì phải được nhận mức lương như
nhau. Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự công bằng trong trả lương,
đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Người lao động làm việc, cái
mà họ quan tâm là tiền lương nhận được bao nhiêu, có xứng đáng với công
sức bỏ ra không. Và người lao động thường có sự so sánh tiền lương của mình
với những người xung quanh. Vì vậy, tiền lương công bằng và hợp lý là một
yếu tố cần thiết để trách những tranh chấp, xung đột, bất bình trong lao động,
góp phần làm tăng sự thoả mãn trong lao động, khuyến khích người lao động
làm việc tích cực cho công ty.
Ngoài ra, trả lương còn cần phải quan tâm đến mặt bằng lương chung
của xã hội, của ngành và khu vực. Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh
tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của
các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy
phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động
trong cùng ngành và trong cùng khu vực địa lý. Có như vậy mới giúp nhà
quản lý đưa ra được các mức tiền lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và
lưu giữ nhân viên.
* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn
tốc độ tăng năng suất lao động. Đây là một nguyên tắc hiển nhiên cần phải
được tuân thủ. Doanh nghiệp muốn tăng tiền lương cho người lao động để
người lao động thấy mức lương hấp dẫn hơn, mong muốn làm việc tốt hơn,
hiệu quả hơn, mang lại nhiều hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: Kinh tế lao động 46B