Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoà giải tại cộng đồng trong luật hình sự: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC ANH
HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2022
NGUYỄN NGỌC ANH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA 30
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ: NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Hoàng Thị Tuệ Phương
Học viên: Nguyễn Ngọc Anh
Lớp Cao học Luật khóa 30
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hòa giải tại cộng đồng trong luật hình sự: Nghiên
cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản
thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Hoàng Thị Tuệ Phương.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Trong quá
trình nghiên cứu, luận văn có kế thừa các quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà
nghiên cứu đã từng thực hiện về vấn đề tư pháp người chưa thành niên, và những thông
tin này khi được sử dụng đến đều được thể hiện một cách trung thực, có trích dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2022
Tác giả luận văn
NGUYỄN NGỌC ANH
BẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966
ICCPR
Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 CRC
Người chưa thành niên NCTN
Luật Trẻ em, Người chưa thành niên và Gia đình của họ
năm 1989 (Children, Young Persons and Their Families Act
1989)
CYPFA 1989
Hội nghị nhóm gia đình (Family Group Conference) FGC
Luật Tòa án người chưa thành niên (Jugendgerichtsgesetz) JGG
Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
(Strafgesetzbuch)
StGB
Luật tố tụng Hình sự Đức (Strafprozessordnung) StPO
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP
DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................8
1.1 Khái niệm.............................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” .........................................8
1.1.2 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng”.......................................17
1.1.3 Khái niệm “biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người
chưa thành phạm tội” ...................................................................................................20
1.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ........................................................23
1.2.1 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở New Zealand ....................24
1.2.2 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Cộng hòa Liên bang Đức 27
1.2.3 Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam...........................29
1.2.4 So sánh và kết luận...................................................................................32
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NEW ZEALAND,
CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI
TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI.................................................................................................................................37
2.1 Quy định của pháp luật hình sự New Zealand về biện pháp hòa giải tại
cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội...................................37
2.2 Quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa
giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội......................44
2.3 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng
đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội............................................51
2.4 So sánh và kết luận............................................................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.............................................................66
3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội……………………………………………………………………………………...66
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người chưa thành niên
phạm tội.........................................................................................................................72
KẾT LUẬN...................................................................................................................75
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị năm 1966 (ICCPR)1 vào năm 1982 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989
(CRC)2 vào năm 1990; do đó có trách nhiệm tôn trọng, đảm bảo các quyền dân sự,
chính trị của con người nói chung và đảm bảo trẻ em3 được hưởng tất cả các quyền mà
công ước đã quy định. Tại khoản 4 Điều 14 ICCPR ghi nhận: “Tố tụng áp dụng đối với
NCTN phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của
họ”. Từ chuẩn mực chung này, CRC đã quy định thêm các chuẩn mực riêng dành cho
người chưa thành niên (NCTN) phạm tội, nhất là ghi nhận “những nhu cầu đặc biệt
của trẻ em” và sự quan trọng của việc xử lý NCTN phạm pháp một cách linh hoạt.
Theo đó, “trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan
phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi Tòa án, các nhà chức trách hành chính
hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”
4
và “việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em (…) chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp
dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.
5 Khác với tư pháp hình sự đối với người đã
thành niên, các biện pháp xử lý hình đối với NCTN phạm tội đề cập trong các Công
1 Tên tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights (viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế
do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm
1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người.
2 Tên tiếng Anh: Committee on the Right of the Child (viết tắt: CRC) là một công ước quốc tế do Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09 năm 1990, quy định
các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.
3 CRC tại Điều 1 có ghi nhận: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dước 18 tuổi, trừ trường
hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật
quốc tế liên quan đến NCTN như: Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với
NCTN (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày
29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (United Nations Guidelines for
the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em
(Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến
24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, NCTN và thanh niên.
4 Khoản 3 Điều 1 CRC.
5 Điểm b Điều 37 CRC.
2
ước quốc tế trên đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phục hồi nhân cách hơn là việc
xử lý hành vi phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Bởi những hành vi, xử sự của NCTN
trái với các chuẩn mực và giá trị của xã hội là một phần rất thường xuyên của quá trình
trưởng thành của họ và có khuynh hướng mất đi một cách tự phát ở hầu hết các cá nhân
khi họ trưởng thành.
6
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt
là BLHS 2015) tại Chương XII đã có những quy định rất tiến bộ về cách thức xử lý đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện sự phù hợp với những cam kết quốc tế mà
nước ta là thành viên. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Điều 94 BLHS 2015 đã quy định về
biện pháp hòa giải tại cộng động với tư cách là một biện pháp giám sát, giáo dục hoàn
toàn mới áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định này một mặt thể hiện
chính sách nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mặt khác giúp người dưới 18
tuổi phạm tội có cơ hội sửa chữa những sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở
thành công dân có ích cho xã hội. Song, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
hành về biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với NCTN phạm tội, trong mối
tương quan so sánh với pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, chưa thể được thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế để bảo đảm
quyền con người của NCTN phạm tội ở Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hòa giải tại cộng đồng trong luật
hình sự: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp
nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về biện pháp hòa giải tại cộng đồng trong luật
hình sự áp dụng đối với NCTN phạm tội, trong mối tương quan so sánh với pháp luật
hình sự của một số quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật
hình sự nước ta theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền con người của NCTN
phạm tội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Các biện pháp xử lý đối với NCTN phạm tội được nghiên cứu, bình luận trong hệ
thống giáo trình, sách dành cho các cơ sở đào tạo luật học như Giáo trình Luật hình sự
6 Hướng dẫn Riyadh, mục 1.5.e.
3
Việt Nam – Phần chung của Trường đại học luật Hà Nội
7
, Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung) của Khoa luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội
8
, Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh9…Về bình luận khoa học và sách thì có một số công trình tiêu biểu như Bình
luận khoa học Bộ luật Hình sự của tác giả Đinh Văn Quế
10
, Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của tác giả Nguyễn Đức Mai11
, Bình
luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn
12…
Nghiên cứu vấn đề tư pháp hình sự đối với NCTN còn có một số bài viết đăng
trên các tạp chí khác nhau như: “Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam: Tuổi
chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với NCTN phạm tội” của tác giả Phạm Thị
Thanh Nga đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18 năm 2014; “Quy định đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số vấn đề đặt ra”
của tác giả Nguyễn Thanh Vũ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 16 năm 2016;
“Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những quy định mới
của Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thị Phương
Hoa đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11 năm 2016; “ Một số ý kiến về quy
định án tích của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” của
tác giả Nguyễn Thị Vân đăng trên Tạp chí Khoa học kiểm sát số 2 năm 2017; “Tìm
hiểu đường lối xử lý đối với NCTN phạm tội trên thế giới nói chung và tại Canada nói
riêng” của tác giả Nguyễn Đức Anh đăng trên Khoa học kiểm sát số 5 năm 2017; “Cơ
chế bảo đảm của quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội.
8 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa luật (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB
Hồng Đức, TP.HCM.
10 Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, NXB Lao động, Hà Nội.
11 Nguyễn Đức Mai (Chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009.
12 Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức, TP.HCM.