Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án nhân dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ HỮU NGHĨA
HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ HỮU NGHĨA
HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số 60.38.0103
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Phương
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS Nguyễn Thị
Hoài Phương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Lê Hữu Nghĩa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự : BLDS
Bộ luật tố tụng dân sự : BLTTDS
Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự : LSĐBSBLTTDS
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự : PLTTGQCVADS
Tòa án nhân dân : TAND
Tòa án nhân dân Tối cao : TANDTC
Hội đồng xét xử : HĐXX
Quyết định công nhận sự thỏa thuận : QĐCNSTT
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại
Tòa án nhân dân.................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.......... 8
1.1.2. Đặc điểm của hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân .. 11
1.2. Ý nghĩa của hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.. 14
1.3. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân theo pháp
luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2005............................................... 16
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1960................................................................... 16
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989................................................................... 17
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 ....................... 20
1.4. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án theo pháp luật một số
nước trên thế giới ................................................................................................ 21
1.4.1. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án trong pháp luật tố tụng
dân sự Trung Quốc................................................................................................ 22
1.4.2. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án trong pháp luật tố tụng
dân sự Nhật Bản.................................................................................................... 23
1.4.3. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án trong pháp luật tố tụng
dân sự Pháp .......................................................................................................... 24
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH .................................................................................................................27
2.1. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm ................. 27
2.1.1. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm ...................................................................................................................... 27
2.1.2. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm ...................... 45
2.2. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm .................. 48
2.2.1. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự trước khi mở phiên tòa phúc thẩm... 48
2.2.2. Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm .................. 50
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 51
CHƯƠNG 3. THỰC TIẾN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN ............................................................. 52
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự
tại Tòa án nhân dân............................................................................................. 52
3.1.1. Những kết quả hòa giải đạt được trong giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án nhân dân một số Tỉnh, Thành phố và Tòa án nhân dân tối cao.............................. 52
3.1.2. Những vướng mắc trong quy định pháp luật về hòa giải trong giải quyết
vụ án dân sư tại Tòa án nhân dân.......................................................................... 55
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động hòa
giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân .................................... 64
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp dân sự đã xuất hiện rất
sớm, kể từ khi con người có tranh chấp thì họ đã biết cách áp dụng các biện pháp
thương lượng, hoà giải với nhau để giải quyết những mâu thuẫn nhằm chấm dứt
những bất đồng phát sinh giữa họ. Ngày nay cũng vậy, hòa giải không những
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nói chung mà nó còn có vai trò
lớn lao trong khoa học pháp lí nói riêng, đặc biệt là vai trò không thể thiếu trong
hoạt động tố tụng giải quyết các tranh chấp dân sự tại Tòa án. Do hòa giải có tính
chất là tác động đến hai hay nhiều đối tượng đang có tranh chấp nhằm đạt đến sự
thỏa thuận thống nhất vì vậy pháp luật quy định hòa giải là một trong những thủ tục
tố tụng bắt buộc và vô cùng quan trọng khi Tòa án giải quyết các vụ án dân sự. Bên
cạnh đó khi mà vụ án dân sự được giải quyết thông qua hòa giải thành giữa các
đương sự thì Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa, tránh được việc xét xử vụ án nhiều
lần, tiết kiệm thời gian công sức, sự tốn kém cho người dân, cho nhà nước, đồng
thời vụ án sẽ giảm bớt được các giai đoạn tố tụng tiếp theo như phải mở các phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm… từ đó vụ án sẽ được kết thúc nhanh chóng hơn.
Mặc khác thông qua hòa giải, Thẩm phán có điều kiện tiếp xúc với người dân
để hướng dẫn, giải thích pháp luật cho họ, từ đó góp phần giáo dục và nâng cao ý
thức pháp luật trong nhân dân. Khi được tiếp xúc với việc giải thích pháp luật, các
đương sự sẽ hiểu thêm pháp luật và chính sách của Nhà nước, đồng thời đương sự
còn được thể hiện quyền tự định đoạt và sự tự nguyện thỏa thuận với nhau của mình
về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án phù hợp quy định của pháp luật. Như vậy,
hòa giải có thể nói là giải pháp quan trọng để giải quyết các tranh chấp, làm giảm
bớt mâu thuẫn, căng thẳng trong nội bộ nhân dân, củng cố và tăng cường sự đoàn
kết của quần chúng nhân dân, giúp ngăn ngừa phần nào số vụ phạm tội có thể phát
sinh từ các tranh chấp dân sự.
Nhận thức được tầm quan trọng này, pháp luật nước ta đã ban hành các văn
bản pháp luật đầu tiên quy định về hòa giải như Sắc lệnh số 13/SL ngày 21/1/1946
của Chủ tịch nước quy định về “tổ chức Tòa án”, sau đó hòa giải được kế thừa và
phát triển trong một loạt các văn bản pháp luật bao gồm: Sắc lệnh 85/SL ngày
2
22/5/1950 của Chủ tịch nước quy định về “cải cách bộ máy tư pháp và luật tố
tụng”; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960; Thông tư số 25-TATC của Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn việc “hòa giải trong tố tụng dân sự”; Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự và Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật
tố tụng dân sự… Với hàng loạt quy định về hòa giải, xem hòa giải là một nguyên
tắc bắt buộc trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại TAND, trừ một số ít vụ việc
không được hòa giải hoặc không hòa giải được.
Thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt và nhất là trong giải quyết các vụ án dân sự,
nếu số lượng các vụ án dân sự được Tòa án giải quyết bằng con đường hòa giải
thành ngày càng nhiều thì điều đó chẳng những góp phần bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự mà còn bảo đảm cả lợi ích của Nhà nước từ đó góp
phần ổn định trật tự xã hội. Bởi hòa giải thành sẽ có tác dụng làm cho các bên tranh
chấp tự nguyện, tự giác thi hành, tránh việc phải sử dụng những biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước trong quá trình thi hành án.
Song song đó, không phải lúc nào các trường hợp hòa giải đều thành công,
thông thường thì số vụ hòa giải không thành tại Tòa án chiếm tỉ lệ cao. Khi đó, mặc
dù mâu thuẫn chưa được giải quyết hoàn toàn nhưng các bên tranh chấp thông qua
buổi hòa giải không thành sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn nội dung tranh chấp, có cơ hội
bày tỏ ý chí của mình với đối phương và cũng được nghe ý kiến của đối phương về
vụ tranh chấp. Từ đó, hai bên có thể có phần nào tìm được tiếng nói chung và làm
giảm đi mức độ mâu thuẫn. Đối với Thẩm phán thì xác định được những vấn đề mà
các đương sự đã thỏa thuận được và không thỏa thuận được với nhau, từ đó có
hướng thu thập chứng cứ giải quyết vụ án tại các giai đoạn tiếp theo một cách chính
xác, phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy hòa giải có những thuận lợi nhất định nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật
về hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại TAND những năm vừa qua cho thấy
một số quy định của pháp luật về hòa giải nói chung và BLTTDS nói riêng đã bộc
lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mang tính chung chung, chưa đầy đủ,
thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau…, nhiều quy định chưa phù hợp
hoặc không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng nên rất cần phải được sửa đổi, bổ
sung ngay. Ngoài ra trong quá trình hòa giải Tòa án ở một số địa phương còn mắc
phải những sai sót đáng tiếc về nội dung lẫn hình thức hòa giải nên còn nhiều quyết
định công nhận hòa giải thành của Tòa án đã bị Tòa án hoặc Viện kiểm sát cấp trên
3
kháng nghị dẫn đến bị hủy và vụ việc tranh chấp phải xử đi xử lại nhiều lần, gây tốn
kém về nhiều mặt của các bên đương sự cũng như của nhà nước, điều này sẽ gây ảnh
hưởng không tốt đến việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như
làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hòa giải trong giải quyết vụ án dân
sự tại Tòa án nhân dân” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành luật Dân
sự và Tố tụng dân sự của mình. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hy vọng
kết quả của việc nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về hòa giải trong
giải quyết vụ án dân sự tại TAND ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan đến đề tài này như sau:
- Viện nghiên cứu khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao (2002), Thực
tiễn thi hành chế định hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án dân sự - những tồn
tại, vướng mắc và kiến nghị, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, số đăng ký
2001-38-045, Hà Nội. Đề tài đã nêu lên những kết quả đạt được trong quá trình thực
thi PLTTGQCVADS, những tồn tại vướng mắc và đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn pháp luật về hòa giải tại Tòa án. Tuy vậy, đề tài chủ yếu nêu các vấn
đề về thực tiễn, ít đi sâu nghiên cứu về lý luận cũng như quy định của pháp luật về
hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.
- Trần Văn Quảng (2004), Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam - Cơ sở lí luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. Do đây
cũng là thời điểm mà BLTTDS chưa có hiệu lực vì vậy cơ sở lý luận và thực tiễn
của đề tài này chủ yếu nghiên cứu hòa giải theo quy định của PLTTGQCVADS và
dự thảo BLTTDS, tuy vậy đã phần nào khái lược được các quy định về trình tự thủ
tục hòa giải vụ án dân sự tại TAND.
- Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế
tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. Đề tài này có sự phân biệt giữa
tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh tế và chủ yếu nghiên cứu hòa giải trong giải
quyết các tranh chấp kinh tế đồng thời nghiên cứu về hòa giải trong và ngoài tố
tụng, chủ thể tiến hành hòa giải không chỉ là Tòa án mà có thể là chủ thể khác như
tổ chức trọng tài.