Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết nhất linh
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1826

Hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết nhất linh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÂN THỜI

TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. HỒ THẾ HÀ

ĐÀ NẴNG – 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường

Phản biện 2: TS. Cao Thị Xuân Phượng

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam họp tại Đại học Đà Nẵng

vào ngày 25 tháng 8 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại :

- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực tiễn đã chứng minh, hình tượng người phụ nữ luôn là

một trong những đề tài lớn, có sức hấp dẫn của văn học thế giới.

Trong nền văn học Việt Nam, hình tượng người phụ nữ, khi được

miêu tả luôn chứa đựng nhiều vẻ đẹp. Thế nhưng trong xã hội phong

kiến nước ta, người phụ nữ không chỉ không được chú ý đến mà còn

phải chịu nhiều thiệt thòi bởi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo

phong kiến. Trước thực tế đó, nhiều nhà văn, nhà thơ như: Nguyễn

Du, Hồ Xuân Hương,…đã phải lên tiếng bênh vực. Và đến những

năm 30 của thế kỳ XX, Nhất Linh - vị chủ soái của nhóm Tự lực văn

đoàn thực sự làm một cuộc cách mạng cho người phụ nữ. Qua những

tác phẩm của Nhất Linh, các nhân vật nữ đã thực sự có được sự đồng

cảm, chia sẻ; họ được quyền khẳng định mình trong xã hội, quyền

yêu, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Vai trò của Nhất Linh đã được khẳng định qua rất nhiều

công trình nghiên cứu của các nhà phê bình, giới nghiên cứu trong và

ngoài nước. Tuy nhiên, lâu nay chưa có một đề tài khoa học nào đi

sâu vào phân tích hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết

Nhất Linh.

Chọn đề tài hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu

thuyết Nhất Linh, chúng tôi muốn khảo sát những cách tân trong

điểm nhìn nghệ thuật của Nhất Linh về hình tượng người phụ nữ tân

thời, tìm hiểu nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật nữ trong các

tiểu thuyết của ông. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những đánh giá

khách quan, khoa học đối với tiểu thuyết của Nhất Linh.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước năm 1945: Tiêu biểu là các tác phẩm và bài viết như:

Bài viết về Đoạn tuyệt (đăng trên báo Loa năm 1935); về Lạnh lùng

(đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu; tác phẩm Dưới

mắt tôi (1939) của Trương Chính; Việt Nam văn học sử yếu (1941)

của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc

Phan…

Từ năm 1945 đến trước năm 1986:

- Ở miền Nam, tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn

Xung (Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt

Nam văn học sử giản ước tân biên, 1960), Lê Hữu Mục (Khảo luận

về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh, 1960), Doãn Quốc Sỹ (Tự lực

văn đoàn, 1960)…

- Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Quý Đôn (Lược

thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm

1945, 1957) của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam

1930 -1945, tập 1, 1961)…đã cho thấy một cách nhìn khá khách

quan về tiểu thuyết của Nhất Linh.

Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay:

Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986), trong xu

thế đổi mới, một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận,

đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là

những tác phẩm của Nhất Linh. Các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Hà

Minh Đức, Trương Chính, Phong Lê, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Hoành

Khung,...cũng có sự điều chỉnh và bổ sung nhiều ý kiến mới, với

những cách tiếp cận mới về Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh

nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Tiểu thuyết của Nhất Linh, bao gồm: Đoạn tuyệt (1934-

1935), Lạnh lùng (1936-1937), Bướm trắng (1940), Đôi bạn (1938).

Tác phẩm viết chung cùng Khái Hưng: Gánh hàng hoa

(1934), Đời mưa gió (1935).

- Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các tiểu thuyết của Nhất Linh viết sau

năm 1932. Trên cơ sở phân tích những tác phẩm này, luận văn đi vào

phân tích thế giới hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất

Linh, đi sâu vào các thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, đặc

biệt chú trọng đến các yếu tố thể hiện tâm lý,…để làm sáng tỏ hơn

những nét mới trong cách xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong

tiểu thuyết của Nhất Linh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng

các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Luận văn tiến hành thống kê,

phân loại các phương pháp, phương tiện thể hiện nhân vật, tần số

xuất hiện của chúng trong tác phẩm…từ đó đưa ra những nhận xét

khái quát trên cơ sở những số liệu cụ thể.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi đi vào từng sáng tác,

chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu tác phẩm

được cụ thể trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ

thuật. Và sau đó, phương pháp tổng hợp sẽ được dùng để khái quát

lại vấn đề.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được vận dụng trong luận văn

khi cần thiết để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của các

tiểu thuyết và một số tác phẩm cùng giai đoạn văn học, để chỉ ra

được những bước đổi mới của Nhất Linh trong sáng tác. Trong

những trường hợp cần thiết, luận văn cũng so sánh nghệ thuật xây

dựng nhân vật của tác giả khác trên hai bình diện lịch đại và đồng

đại.

Ngoài ra, luận văn còn dùng các lý thuyết Thi pháp học để

nghiên cứu tính chỉnh thể nghệ thuật các tác phẩm của Nhất Linh.

CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHẤT LINH TRONG BỐI

CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOAN ̣ 1930 – 1945

1.1. Bối cảnh xã hội và văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945

1.1.1. Về tình hình xã hội và văn học

Giai đoạn lịch sử 1930-1945 tuy chỉ kéo dài 15 năm nhưng

lại là thời kỳ xảy ra nhiều biến cố, trong đó có những sự kiện quan

trọng tác động mạnh đến đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, khủng hoảng kinh tế thế

giới (1929-1933), chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,…đã ảnh

hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam. Chính

những biến động trên lĩnh vực chính trị xã hội Việt Nam đã làm cho

trạng thái tâm lí của con người thay đổi. Vì vậy, ít nhiều ý thức thẩm

mĩ, quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con người, cũng như cái

đẹp trong nghệ thuật đã có nhiều thay đổi. Trên cơ sở một xã hội

Việt Nam thực dân nửa phong kiến, nền văn học Việt Nam đã từng

bước đi vào con đường hiện đại hóa, hội nhập với văn học khu vực

và sau này là văn học thế giới. Theo Hoài Thanh: “Trong lịch sử thơ

ca Việt Nam, chưa bao giờ có thời đại phong phú như thời đại này”.

Một nền văn học hiện đại đã dần hình thành trên cơ sở kế thừa truyền

thống văn học dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa phương

Tây.

Cùng với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn như bó hoa

của văn chương khi bước vào thời kỳ hiện đại. Lớp công chúng văn

học mới với hàng vạn viên chức, sinh viên, học sinh đã mang đặc

điểm của thế hệ công chúng mới. Họ muốn bộc lộ suy nghĩ và tình

cảm của mình trong cuộc sống, đặc biệt là lớp trẻ với tình yêu và hi

vọng. Những trang văn của Tự lực văn đoàn cũng như những áng thơ

của phong trào Thơ mới đã đáp ứng được một phần yêu cầu và mong

ước của họ.

1.1.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh

Nhất Linh (1906-1963) tên khai sinh là Nguyễn Tường Tam.

Ông quê ở Quảng Nam nhưng sinh ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải

Dương trong một gia đình viên chức có gốc Nho học và quan lại.

Đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học năm1923, ông có học đại học một

năm rồi học trường mỹ thuật, song lại bỏ ngang. Năm 1927, ông xin

đi du học về ngành chụp ảnh, nhưng khi sang Pháp ông lại chọn

ngành khoa học vì nghĩ rằng đất nước còn lạc hậu, học khoa học về

để giúp nước, ông đậu cử nhân khoa học. Trong vòng hơn hai năm

du học ở Pháp, Nhất Linh là một trong những người Việt Nam đầu

tiên nhận bằng cử nhân khoa học ngay tại “mẫu quốc”. Những tháng

ngày sống ở Pháp, ngoài việc học khoa học, Nhất Linh còn chuyên

tâm nghiên cứu văn học nghệ thuật phương Tây.

Sau những năm du học tại Pháp, Nhất Linh trở về nước và

tham gia thành lập nhóm Tự lực văn đoàn vào năm 1933, đảm nhận

nhiều hoạt động của nhóm như chủ bút Phong hóa rồi Ngày nay, phụ

trách Nhà xuất bản Đời nay của Tự lực văn đoàn, tổ chức Hội ánh

sáng,…và ông được đánh giá là cây bút vào loại sáng giá nhất của

Tự lực văn đoàn.

Nhất Linh vào đời văn khá sớm và có đời văn khá dài. Tác

phẩm đầu tay Nho phong được viết năm 1924 - 1925 và in năm 1926.

Tiếp đó là Người quay tơ (1927). Những cuốn tiểu thuyết này còn

viết theo lối nệ cổ, ít được chú ý. Giai đoạn thứ 2 là thời kỳ Nhất

Linh có những đóng góp đặc biệt, ngòi bút đổi thay và khởi sắc, gây

được ấn tượng rộng rãi với bạn đọc. Nhất Linh viết chung với Khái

Hưng các tác phẩm Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1934) và

một số sáng tác của riêng mình khá ấn tượng: Lạnh lùng (1936), Tối

tăm (tập truyện, 1936), Hai buổi chiều vàng (1937), Đôi bạn (1937)

và Bướm trắng( 1940).

Tác phẩm của ông đã chinh phục được người đọc thời kỳ này

không chỉ với nội dung phong phú, hấp dẫn mà ông còn gây chú ý

với khả năng xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật, phân tích tâm lí,

trong cách kết cấu tiểu thuyết,…

1.2. Quan niệm về con người cá nhân trong tiểu thuyết

Nhất Linh

1.2.1. Quan niệm về con người trong văn học

Theo GS.TS. Trần Đình Sử thì “Quan niệm nghệ thuật về

con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được

hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con

người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các

hình tượng nhân vật trong đó”.

Dựa trên quan điểm này, Trần Đình Sử cho rằng quan niệm

nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con

người trong văn học nhưng các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong

thực tế lịch sử.

Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và

hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật

cũng có sự khác nhau quan trọng. Quan niệm nghệ thuật về con

người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan

sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không

giống so với đối tượng.

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của

Nhất Linh

Nhất Linh xuất thân từ một gia đình phong kiến lớn, rồi được

tiếp xúc với nền văn hóa của một nước tư bản phát triển cao là nước

Pháp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Pháp nên có thể nói rằng

Nhất Linh có ý thức rất rõ về con người cá nhân. Quan niệm nghệ

thuật về con người của Nhất Linh chính là quan niệm về con người

cá nhân.

Đối với văn học Việt Nam, những yếu tố của con người cá

nhân đã xuất hiện trong văn học Trung đại Việt Nam với mức độ

đậm nhạt khác nhau. Một Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và

Đoàn Thị Điểm biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ

hay con người bản năng trong thơ nôm của Hồ Xuân Hương, con

người cá nhân cô đơn, xót mình đầy tâm trạng trong thơ chữ Hán và

truyện Kiều của Nguyễn Du; con người cá nhân công danh, hưởng

lạc ngoài khuôn khổ trong thơ văn Nguyễn Công Trứ và Cao Bá

Quát; nụ cười giải thoát cá nhân và tự khẳng định trong thơ Tú

Xương,…

Đến những năm đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của Tản Đà đã

thực sự đưa cái tôi vượt ra ngoài những khuôn khổ của thơ văn

Trung đại Việt Nam. Tiếp đó là sự ra đời của tác phẩm Tố Tâm, có

thể nói quan niệm về con người cá nhân trong văn học đã dần rõ nét.

Nhân vật đã ý thức về tình yêu, về hạnh phúc của bản thân. Đối với

Nhất Linh - vị chủ soái của Tự lực văn đoàn, ông có một quan niệm

về con người có ý thức cá nhân vô cùng sâu sắc. Con người cá nhân

trong tác phẩm của ông luôn biểu hiện tích cực với việc chống lại

những ràng buộc khắt khe, những quan niệm, định kiến hẹp

hòi,…của gia đình và xã hội phong kiến.

1.3. Cách chiếm lĩnh mới về hình tượng người phụ nữ trong tiểu

thuyết Nhất Linh

1.3.1. Hình tượng người phụ nữ theo mô hình đạo đức phong kiến

Với lập trường duy tân cấp tiến, với sự trải nghiệm cuộc sống

trưởng giả, nhà văn đã khám phá, miêu tả được nhiều hình tượng khá

tiêu biểu và sinh động về con người cũ. Đó là những hình tượng có

giá trị hiện thực, giá trị phê phán khá sâu sắc, như nhân vật bà Phán,

bà Hai trong Đoạn tuyệt, bà Án, Nghè trong Lạnh lùng v.v...mỗi

nhân vật có hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều là những người đàn

bà điển hình của giai cấp phong kiến. Mỗi nhân vật đều là nhân vật

điển hình với cung cách ăn nói, ứng xử rất riêng và cá tính với những

chi tiết đắc giá, họ nhỏ nhen, giả dối, ganh tỵ nhau, chèn ép nhau,

làm cho nhau đau khổ một cách vô ích. Họ gây ra trong gia đình

nhiều bi kịch nhưng họ lại làm cho người khác thấy họ là hiền lành,

phúc hậu.

Đó còn là khả năng xây dựng những mẫu hình tượng cô gái trẻ

luôn sống cam chịu trước những hà khắc của tục lệ, gia phong. Mai

trong Nửa chừng xuân, Liên trong Gánh hàng hoa, Loan trong Đoạn

tuyệt đều là các cô gái mang những nét truyền thống của dân tộc. Họ

không phải là các cô thôn nữ trong một câu chuyện nào của làng quê

mang đậm nét hình ảnh của cô gái quê. Họ đã đến với thành thị hoặc

sinh ra trong môi trường thành thị như Loan trong Đoạn tuyệt nhưng

không có sự biến chất, tha hóa.

1.3.2. Hình tượng người phụ nữ theo mô hình phương Tây

hiện đại

Trong sáng tác của Nhất Linh, với cái nhìn ưu ái chủ quan

của mình dành cho phụ nữ cộng với sự tiếp nhận văn hóa phương

Tây, nhân vật nữ xuất hiện trong tiểu thuyết của Nhất Linh đa dạng,

sinh động; đặc biệt là những sáng tác sau năm 1932 như: Gánh hàng

hoa, Đoạn tuyệt,…thế giới nội tâm, thế giới tâm hồn của các nhân

vật nữ được khai thác một cách tinh tế. Họ không chỉ có một tâm hồn

giàu cảm xúc mang đậm chất Á Đông mà còn khá cá tính và sắc xảo

theo phong cách phương Tây. Những mâu thuẫn, xung đột trong

cuộc đời của họ không chỉ dừng lại là sự bất hòa trong gia đình, giữa

mẹ chồng nàng dâu mà nó trở thành sự đấu tranh xã hội.

Những khát vọng tự nhiên, luôn đấu tranh với những cái chật

chội của lối sống hiện tại, một lối sống cản trở mọi sở thích và sự tự

do của cá nhân. Đó là lý do mà những nhân vật, trong đó có phụ nữ

thường có những hành động và hành động nhiều khi không cần mục

đích, chỉ biết hành động để tìm cảm giác bất ngờ. Hay nói cách khác

đó là những người thích phiêu lãng, xê dịch theo triết lý “hành động

để hành động” của Andre Gide.

Cách viết dòng ý thức, phân tâm học Freud thể hiện không ít

trong tác phẩm, trong cách xây dựng nhân vật. Đặc biệt là nhân vật

nữ. Đó là Nhung trong tác phẩm Lạnh lùng với những khát khao

thầm kín về hạnh phúc gia đình, đôi lứa. Ý thức về nhu cầu bản năng

là biểu hiện của ý thức cá nhân.

CHƯƠNG 2: PHẨM TÍNH CÁ NHÂN VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÂN THỜI TRONG

TIỂU THUYẾT NHẤT LINH

2.1. Người phụ nữ tân thời - vẻ đẹp tâm hồn và tính cách

2.1.1. Xinh đẹp, có học thức

Người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm của Nhất Linh, từ

người thiếu phụ, cô gái mới lớn đến cô gái giang hồ, phong lưu,

người phụ nữ đã có chồng,…tất cả đều không chỉ có vẻ ngoài mềm

mại, dịu dàng của người con gái Á Đông mà còn không kém phần

mới và táo bạo theo phong cách phương Tây. Với ánh nhìn ưu ái,

trong các tác phẩm của Nhất Linh, “mỗi người một vẻ nhưng mười

phân vẹn mười” khi người phụ nữ lúc nào cũng được gia đình cho ăn

học tử tế, hiểu biết, nếu không được đến trường nhiều thì cũng luôn

là người biết cách đối nhân xử thế. Đó là Loan trong tác phẩm Đoạn

tuyệt đầy cá tính, năng động, yêu chân thành nhưng luôn hi sinh cho

gia đình, người thân. Liên trong Gánh hàng hoa mang đậm nét đẹp

cổ truyền của người phụ nữ Á Đông: vừa dịu dàng, nết na vừa

thương chồng, hi sinh cho chồng. Mỗi người phụ nữ đều có vẻ đẹp

rất riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống.

2.1.2. Yêu thương gia đình, hi sinh hạnh phúc cá nhân

Trong các tiểu thuyết của Nhất Linh, mỗi nhân vật nữ đều có

số phận, hoàn cảnh khác nhau, tuy vậy, người phụ nữ nào cũng vẫn

sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn khi luôn luôn yêu thương gia đình, thương

chồng, thương con. Liên trong Gánh hàng hoa tuy chưa phải “Lặn

lội thân cò khi quãng vắng/Eo sèo mặt nước buổi đò đông” như bà

vợ của ông Tú Vị Xuyên ngày nào, nhưng cái vất vả, lo toan, tiện

tặn, kiếm đồng tiền, bát gạo nuôi chồng ăn học cũng đáng làm ta phải

nể trọng. Loan trong Đoạn tuyệt, Nhung trong Lạnh lùng là mẫu

người luôn đặc gia đình lên trên hết. Loan đã đem hạnh phúc của đời

mình để đánh đổi lấy niềm sung sướng cho bố mẹ, Liên trong tác

phẩm Gánh hàng hoa, Loan trong tác phẩm Đoạn tuyệt, Nhung trong

tác phẩm Lạnh Lùng...là sự kế tục hình ảnh người phụ nữ đức hạnh

trong văn học truyền thống. Liên yêu chồng, chiều chồng, hy sinh vì

chồng không phải vì cô thuộc lòng giáo lý đạo đức phong kiến, mà

hành động của Liên xuất phát từ tình yêu tự nguyện, sẵn sàng hy sinh

vì người mình yêu.

2.1.3. Đời sống nội tâm phong phú, sinh động và giàu cá tính

Phần lớn các nhân vật nữ xuất hiện trong tác phẩm của Nhất

Linh không chỉ xinh đẹp, có học thức, hiểu biết mà còn là những

người phụ nữ năng động, giàu cá tính. Liên trong Gánh hàng hoa là

cô gái thánh thiện, giàu đức hi sinh, Loan trong Đoạn tuyệt vừa là

một cô gái tân thời, sâu sắc am hiểu lễ nghi nhưng không ngừng thể

hiện tinh thần phản kháng, cá tính của mình với bố mẹ, gia đình

chồng, thậm chí là cả xã hội để thể hiện quan điểm sống của bản

thân. Trong sâu thẳm tâm hồn của cô gái phong trần - Tuyết là một

người phụ nữ hoàn toàn khác, một người phụ nữ của gia đình: nấu ăn

ngon, giỏi may vá thêu thùa,…mà nàng không muốn cho ai biết.

Nhung trong Lạnh lùng hiểu rất rõ là dù nàng có đấu tranh thế nào đi

nữa vẫn không thể vượt ra khỏi những luật lệ của chế độ phong kiến

áp đặt lên thân phận người phụ nữ đã có chồng và đặt biệt là những

trường hợp chồng đã qua đời như nàng để sống theo ý muốn nhưng

nàng vẫn không ngừng mưu tìm cho mình những hạnh phúc nhỏ nhoi

cả mặt tinh thần lẫn thể xác với người yêu mặc cho mẹ đẻ hết lời năn

nỉ, van xin, mẹ chồng dòm ngó, thậm chí nàng phải đấu tranh với

chính mình để tìm kiếm những khoảnh khoắt vui vẻ với người yêu.

2.2. Người phụ nữ tân thời - nạn nhân của xã hội phong kiến

2.2.1. Người phụ nữ trong quan hệ bất bình đẳng với gia đình,

người thân

Ở nước ta, lễ giáo phong kiến đã ngự trị hàng ngàn năm, ăn

sâu bám rễ vào máu thịt của con người với những luật lệ hà khắc,

nghiêm ngặt. Vì vậy, muốn làm cuộc Cách mạng để thay đổi điều đó

quả là vô cùng khó khăn. Thế nhưng, bất chấp sự khó khăn đó, Nhất

Linh đã dám để cho nhân vật của mình, mà đặc biệt lại là nhân vật

nữ đương đầu với tất cả. Từ chỗ là bố mẹ ép gả con cho nhà giàu đến

khi bước chân về nhà chồng mà không hề biết mặt chồng đến thân

phận toi đòi trong nhà chồng. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, có rất

nhiều phụ nữ đã phải chịu cảnh như thế. Nhung trong tác phẩm Lạnh

lùng, Tuyết trong tác phẩm Đời mưa gió, Loan trong tác phẩm Đoạn

tuyệt,…họ không có quyền bình đẳng trong chính gia đình của mình

nên dẫn đến họ không có sự tự do trong hành động, trong hôn nhân

của mình.

Nhất Linh muốn chứng minh cho người đọc thấy được cái

quyền uy của gia đình, bố mẹ dưới thời phong kiến. Nếu nghe theo

sự sắp đặt của bố mẹ, người phụ nữ chưa chắc hạnh phúc mà đi

ngược lại thì họ cũng không dám, nếu có đấu tranh thì cũng vì lý do

này, lý do khác mà bị ngăn cản. Và cuối cùng là biến mình thành một

thành phần trong xã hội phong kiến.

2.2.2. Người phụ nữ trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Câu ca dao trên đã phần nào khái quát được mối quan hệ

phức tạp và khó dung hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội

nói chung và trong từng gia đình nói riêng. Trong xã hội phong kiến,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!