Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
793

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐÀO THỊ HUYỀN

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Thị Thanh Quý

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc cá nhân tôi thực hiện. Mọi kết quả nghiên

cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tạp

chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn

Đào Thị Huyền

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị

Thanh Quý - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi về tri thức, phƣơng pháp và

kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng

đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng.

Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ngƣời thân, đồng nghiệp,

bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt

khóa học này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn

Đào Thị Huyền

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 8

4. Đối tƣợng và phạm vi vấn đề nghiên cứu................................................................. 9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9

6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10

7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 11

NỘI DUNG ................................................................................................................ 12

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM..................................................... 12

1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học.................................................................. 12

1.1.1. Văn hóa ............................................................................................................. 12

1.1.2. Văn học ............................................................................................................. 13

1.2. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ................................................................. 15

1.3. Nghiên cứu văn học t góc nhìn văn hóa ............................................................ 17

1.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa ..................................... 17

1.3.2. Tiếp cận văn hóa trong ca dao Việt Nam ......................................................... 19

1.4. Văn hóa Việt Nam và ảnh hƣởng của văn hóa Việt Nam tới hình tƣợng

ngƣời phụ nữ............................................................................................................... 20

1.4.1. Văn hóa Việt Nam ............................................................................................ 20

1.4.1.1. Văn hóa bản địa của ngƣời Việt .................................................................... 20

1.4.2. Ảnh hƣởng của văn hóa Việt Nam tới hình tƣợng ngƣời phụ nữ..................... 22

1.4.3. Ngƣời phụ nữ Việt Nam trong văn hóa Nho giáo ............................................ 24

1.4.4. Ngƣời phụ nữ Việt Nam trong văn hóa Phật giáo ............................................ 27

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 30

iv

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ

NỮ VIỆT NAM TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ................... 31

2.1. Vẻ đẹp ngoại hình................................................................................................ 31

2.1.1. Vẻ đẹp hình thể ................................................................................................. 31

2.1.2. Vẻ đẹp trang phục ............................................................................................. 35

2.2. Vẻ đẹp phẩm chất ................................................................................................ 44

2.2.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 44

2.2.2. Cách ứng xử, hành động ................................................................................... 45

2.3. Cuộc đời và thân phận ngƣời phụ nữ................................................................... 49

2.3.1. Cuộc đời, thân phận nhiều đau khổ .................................................................. 49

2.3.2. T tiếng nói than thân đến tiếng nói phản kháng ............................................. 57

2.4. Ý nghĩa của hình tƣợng........................................................................................ 60

2.4.1. Giá trị hiện thực ................................................................................................ 60

2.4.2. Giá trị nhân đạo................................................................................................. 60

2.4.3. Khơi nguồn sáng tạo cho văn học, nghệ thuật giai đoạn sau............................ 61

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 62

Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ

VIỆT NAM TRONG CA DAO DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA .......................... 63

3.1. Thể thơ và kết cấu................................................................................................ 63

3.1.1. Thể thơ.............................................................................................................. 63

3.1.2. Kết cấu .............................................................................................................. 65

3.2. Ngôn ngữ và nhịp điệu......................................................................................... 68

3.2.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 68

3.2.2. Nhịp điệu........................................................................................................... 71

3.3. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong ca dao .......................................................... 74

3.3.1. Hình ảnh so sánh............................................................................................... 74

3.3.2. Hình ảnh ẩn dụ, biểu tƣợng............................................................................... 78

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 89

KẾT LUẬN................................................................................................................ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 92

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là đề tài lớn, có sức hấp dẫn trong văn học thế

giới. Văn học Việt Nam, t buổi hồng hoang của lịch sử với văn học dân gian đến

văn học viết, hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng trung tâm, nổi bật, đặc sắc, khơi

gợi nhiều nguồn cảm hứng. Ca dao là một trong những thể loại quan trọng của văn

học dân gian Việt Nam. Một trong những hình tƣợng mà ca dao thƣờng đề cập đến là

ngƣời phụ nữ: lấp lánh, rực rỡ với vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm hạnh, vẻ đẹp nhân

cách toàn thiện, toàn mĩ. Ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại v a mang vẻ đẹp cổ

điển, v a rất gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Văn học hiện đại tập trung ngợi ca

hình tƣợng ngƣời phụ nữ biểu trƣng cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

Ở giai đoạn văn học nào, hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam cũng tỏa sáng nhƣ

những viên ngọc. Họ t cuộc đời, t khổ đau bƣớc vào trang sách để rồi khắc dấu

trong lòng dân tộc hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung

hậu, đảm đang.

1.2. Ca dao với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng về nội dung và nghệ

thuật đã có một địa vị vững chắc trong kho tàng văn học dân tộc. Bộ phận văn học

này thƣờng đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau: nghiên cứu dƣới góc độ

nội dung; nghiên cứu dƣới góc độ nghệ thuật; nghiên cứu dƣới góc độ văn hóa.

Có thể coi ca dao là một loại hình văn hóa - ngôn ngữ, có khả năng phản ánh

sinh động và toàn diện về đời sống xã hội ngƣời Việt. Nó là cuốn sách giáo khoa lớn,

là cẩm nang của mọi thế hệ, đồng thời nó cũng phản ánh một nền văn minh nông

nghiệp lúa nƣớc tiêu biểu, là nơi hội tụ một cách toàn diện, phong phú những giá trị

văn hóa truyền thống. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình ngƣời Việt là

nơi thể hiện rõ nhất “điệu hồn dân tộc” (Tố Hữu), bởi cảm hứng nguồn cội, nội dung

căn bản của ca dao là sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con ngƣời, biểu đạt

những tình cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó, một trong những nét chủ đạo

của ca dao truyền thống là sự thể hiện phong phú tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời

nói chung, ngƣời phụ nữ nói riêng.

Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những bài viết có giá trị đặc sắc trong

mảng ca dao viết về ngƣời phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên việc tìm hiểu về hình tƣợng

2

này dƣới góc nhìn văn hóa cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, chƣa có công trình tiếp cận

sâu vấn đề. Cùng với các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao đã phản ánh,

ngợi ca vai trò và vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ trong lao động sản xuất, trong gia đình và

các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc. Những khía cạnh đó đã góp phần

làm nên vẻ đẹp con ngƣời Việt Nam, khẳng định sức sống và bản sắc văn hóa của dân

tộc Việt Nam.

1.3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi dân tộc và toàn nhân loại

đang đƣợc coi là một trong những vấn đề ưu tiên quốc tế. Văn hóa ngày hôm qua mới

chỉ là một thứ trang trí, nay là nền tảng và linh hồn của hành trình tri thức trong

cuộc sống con người. Trƣớc kia, ngƣời ta coi văn hóa là thứ yếu, ngày nay ngƣời ta

bắt đầu nhận ra nó là cốt lõi của vấn đề. Vì vậy cần có một cách tiếp cận mới, cách

tiếp cận ấy cũng th a nhận vai trò quyết định của văn hóa. Với một ý thức sâu sắc

nhƣ vậy, UNESCO đã đề xuất“Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa” (1987-1997).

Chủ trƣơng của UNESCO đƣợc cả thế giới văn minh hƣởng ứng.

Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển ở nƣớc ta đang là một vấn đề có tính

chất chiến lƣợc, cấp thiết. Văn hóa Việt Nam nằm trong vùng giao thoa các nền văn

minh, gần nhƣ là điểm nút, là sự hội tụ văn hóa và phát triển, chịu sự tác động ngày

càng mạnh của xu thế thời đại, các quan hệ quốc gia phức tạp, các cuộc đấu tranh tƣ

tƣởng chính trị gay gắt trên thế giới và khu vực. Chúng ta đang đứng trƣớc thách thức

lớn là v a hội nhập thế giới v a giữ gìn và phát huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc nghiên cứu sâu bản chất của văn hóa, mối quan hệ của văn hóa và kinh tế, chính

trị, đạo đức, tôn giáo, văn học nghệ thuật, v,v...là một vấn đề quan trọng và có ý

nghĩa to lớn. Đặc biệt, giáo dục là một trong những công cụ góp phần bảo tồn bản sắc

văn hóa, nhằm giúp học sinh tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy

lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.

1.4. Thế kỉ XXI với những đòi hỏi khắc nghiệt của toàn cầu hóa, sự phát triển

nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ đã đặt giáo dục Việt Nam trƣớc nhiều thử thách,

trƣớc hết là đào tạo đƣợc những con ngƣời năng động, sáng tạo, có đủ năng lực và

phẩm chất để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Ngày 28/7/2017, Bộ Giáo dục thông

qua chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể, theo đó chân dung về sản phẩm đầu ra

của giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ là những công dân toàn cầu hội tụ 5 phẩm chất

và 10 năng lực cốt lõi. Nhƣ vậy, những công dân toàn cầu của nền giáo dục Việt Nam

3

hội tụ đầy đủ 4 nội dung của giáo dục hiện đại theo quan điểm của UNESCO: “học để

biết; học để làm; học để chung sống và học để khẳng định mình”.

Điều đó đặt ra sứ mệnh to lớn cho ngƣời Thầy: đổi mới theo hƣớng phát triển

năng lực, phẩm chất con ngƣời mới. Học sinh chủ động tiếp cận tri thức, tự khám phá

năng lực, phẩm chất. Với tƣ cách là nhà giáo, tôi nhận thấy việc đi sâu nghiên cứu vẻ

đẹp con ngƣời, nhất là vẻ đẹp ngƣời phụ nữ Việt Nam ở bất kì thời đại nào cũng sẽ có

ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy và giáo dục nhân cách cho học sinh trong “sự

nghiệp trồng ngƣời”.

Xuất phát t những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề

tài: “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong ca dao dưới góc nhìn văn hóa”. Với

đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ gợi mở những hƣớng nghiên cứu, cách tiếp cận mới,

đa chiều, sâu sắc về thể loại ca dao, về hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam trong ca

dao dƣới góc nhìn văn hóa.

2. Lịch sử vấn đề

t ếp ậ từ ì

ịch sử nghiên cứu về văn hóa học đã hình thành và phát triển rất sớm trên

thế giới với nhiều công trình tiêu biểu nhƣ: E. .Tylor trong cuốn “Văn hóa nguyên

thủy” (1871) đến những nghiên cứu của M. akhtin về văn hóa, văn học trong những

công trình tiêu biểu nhƣ “Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa dân gian thời

Trung cổ và phục hưng” (1965) đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và

văn học. Phƣơng pháp nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa ngày càng nhận

đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà văn hóa, văn học nhƣ: Mikhail Epstein,

Yuri otman….

Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, tiếp cận văn học t góc nhìn văn hóa

hiện đang là một hƣớng tiếp cận đã đƣợc khẳng định và khá phổ biến. Hƣớng tiếp cận

này đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và văn hóa.

T việc đƣa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết

phƣơng Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác

phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu văn

hóa - văn học dƣới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Có thể kể ra đây một số công

trình nghiên cứu thành công trong việc tiếp cận văn học t góc nhìn văn hóa nhƣ:

4

Tác giả Trần Đình Hƣợu với công trình “Nho giáo và văn học Việt Nam trung

cận đại” (1995) đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận

đại. Dựa trên phƣơng diện tìm hiểu lý thuyết, kết hợp phân tích, tổng hợp, ông đã tìm

ra bản chất và quy luật của đối tƣợng: “Nghiên cứu là cho thực tế, và từ thực tế để

nghiên cứu”. Nghiên cứu Nho giáo, chủ yếu là thấy đƣợc sự sự tồn tại, vận động của

nó trong thực tiễn (trong đời sống xã hội, gia đình, họ hàng, làng, nƣớc; trong văn

hóa, văn học, nghệ thuật…).

Trong trình “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” tác giả đƣa ra

các khái niệm về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học t hệ quy chiếu văn hóa học.

Các vấn đề của văn học trung đại Việt Nam đƣợc tác giả tiếp cận và giải quyết theo cơ

sở văn hóa học hết sức độc đáo. Phần cuối, bằng cách so sánh đối chiếu giữa hai cặp

khái niệm cũ - mới, trên cơ sở đặc trƣng văn hóa, tác giả Trần Nho Thìn có nhận x t về

các vấn đề trong giai đoạn giao thời cực kì nhạy cảm của văn học nƣớc ta, giai đoạn mà

cái cũ dần lùi lại để cái mới tiến lên [39;70].

uận văn tiến sĩ của Đỗ Thị Minh Thúy - ĐHQG Hà Nội, Trƣờng ĐHKHXH

& Nhân văn, 1996 khi bàn về “Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học” đã khẳng

định: “từ các quan niệm về bản chất văn học của các nhà văn, các triết gia, các nhà

mĩ học đã trình bày, cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về “sự tự ý thức của

văn hóa” qua văn học, và tính đại diện cho văn hóa của văn học. Từ đó cần xác định

vị trí của văn học trong văn hóa, nhằm thấy được sự tác động của văn hóa đối với

văn học, bởi vì văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối, quyết định

của văn hóa”.

Ngoài ra còn phải kể đến một số luận văn, luận án khác: “Truyện ngắn Trần

Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa” - Phạm Thị Thu Hƣơng - ĐHQG Hà Nội (2015);

“Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa” - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (2016),

trƣờng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn; “Thơ tình của Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn

hóa” - Dƣơng Thị Ngọc Hà, trƣờng ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên (2016).

Tóm lại, việc dẫn các công trình nghiên cứu có thể chƣa đầy đủ nhƣng kết quả nói

trên đã cho ta thấy thực tiễn của việc nghiên cứu văn học t góc độ văn hóa.

N dâ dướ ì

Việc nghiên cứu văn học dân gian dƣới góc nhìn văn hóa cũng đã có một số

các công trình. Đề tài luận văn thạc sĩ “Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ

5

góc nhìn văn hóa” của Tô Thị Quỳnh Mai đã làm rõ n t văn hóa cổ truyền của

mảnh đất Thái ình qua những câu tục ngữ tiêu biểu. Tác giả Hùng Thị Hà trong

công trình nghiên cứu “Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa” (2003) có chủ

trƣơng tìm hiểu toàn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi cả nƣớc, bao

gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tín ngƣỡng

tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cƣới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vật

hữu linh” mà trƣớc đây hoạt động nghiên cứu chƣa quan tâm toàn diện; đồng thời

khảo sát các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mông ở

trong và ngoài nƣớc; tìm mối tƣơng đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông

với thơ ca dân gian các dân tộc khác. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” dưới góc

nhìn văn hóa - uận văn thạc sĩ ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam - Nguyễn

Thị Huyền, ĐHSP Thái Nguyên (2018) đã đề cập đến những giá trị nổi bật của văn

hóa dân tộc Thái đƣợc thể hiện trong truyện thơ nhƣ: tín ngƣỡng dân gian, phong

tục tập quán, văn hóa ứng xử trong gia đình, trong xã hội, cùng các biểu tƣợng văn

hóa, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ,... Tác giả Ngô Thị Thanh Quý với

chuyên đề “Tục ngữ người Việt từ góc nhìn văn hóa” đƣợc đƣa vào làm tài liệu

giảng dạy cao học tại khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên (2019) đã khẳng định

rằng: “Có thể coi tục ngữ là một loại hình văn hóa - ngôn ngữ, có khả năng phản

ánh sinh động và toàn diện về đời sống xã hội người Việt. Nó là cuốn sách giáo

khoa lớn, là cẩm nang của mọi thế hệ, đồng thời nó cũng phản ánh một nền văn

minh nông nghiệp lúa nước tiêu biểu, là nơi hội tụ một cách toàn diện, phong phú

những giá trị văn hóa truyền thống” [32;1].

Nhƣ vậy các công trình nêu trên đã phần nào phản ánh việc nghiên cứu văn

học dân gian dƣới góc nhìn văn hóa là cần thiết và mở ra những hƣớng khai thác mới

trong việc tìm hiểu các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

3 N d o dướ ì

Ca dao là một trong những thể loại phong phú và đa dạng nhất của văn học dân

gian. Qua ca dao chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán, văn hóa của

dân tộc Việt. Việc nghiên cứu ca dao dƣới góc nhìn văn hóa đã có một số công trình tiêu

biểu, đặc sắc, giá trị, trong đó phải kể đến “Ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình” của tác

giả Phạm Việt ong, bài nghiên cứu khoa học: “Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt

Nam dưới góc nhìn văn hóa” của tác giả Trần Thị Minh Thu. Tác giả đã đề cập đến mối

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!