Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng người nông dân trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1939

Hình tượng người nông dân trong sáng tác của nguyễn minh châu sau 1975

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỮU HƯNG

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG SÁNG

TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU

Phản biện 1: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Phản biện 2: TS. HOÀNG SĨ NGUYÊN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận

văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn

họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm

2012

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

1.1. Nguyễn Minh Châu (1930-1989) so với những nhà

văn cùng thế hệ, ông đến với văn học có chậm hơn, nhưng trong

nền văn xuôi những năm chống Mỹ cứu nước ông đã có những

tác phẩm vươn tới đỉnh cao, và trong sự nghiệp đổi mới của văn

học nước nhà khi bước vào những năm tám mươi, ông cũng

chính là nhà văn “tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc).

1.2. Sáng tác Nguyễn Minh Châu luôn luôn gây sự chú ý

và hấp dẫn đối với bạn đọc nói chung và đối với giới phê bình

nói riêng. Chỉ nói riêng trong khoảng 5 năm , với Cửa sông

(1967) và Dấu chân người lính (1972) đã có trên 17 bài phê

bình đăng trên các báo và tạp chí trung ương . Sáng tác của

Nguyễn Minh Châu còn được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều

chuyên luận , công trình nghiên cứu văn xuôi hiện đại , nhiều

bài báo,luận án, luận văn tốt nghiệp của sinh viên bậc đại học,

cao học và nghiên cứu sinh. Tuy vậy,thế giới nghệ thuật trong

tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn còn là một mảng đề tài

phong phú. Vì vậy đi sâu tìm hiểu “Hình tượng người nông dân

trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975” là việc làm

cần thiết để có dịp hiểu sâu thêm đóng mới của nhà văn ở một

“vùng thẩm mỹ” vốn tưởng chừng rất quen thuộc mà vẫn mới lạ

trong văn học nước ta và cũngthực sự là “mảnh đất tình yêu”

của nhà văn này.

1.3. Hơn nữa, theo lời kể của Gs Nguyễn Đăng Mạnh,

Nguyễn Minh Châu luôn day dứt một điều : “Nếu trời phật cho

tôi sống, tôi sẽ viết về cái làng của tôi. Tôi có viết một ít trong

Mảnh đất tình yêu nhưng còn lành quá (…)Lão khúng là kiểu

người nông dân làng tôi đấy. Nếu còn sống, tôi sẽ viết tiếp

truyện lão Khúng…”. Nguyễn Minh Châu còn nói với Gs

Nguyễn Đăng Mạnh như một lời bộc bạch tâm huyết trước lúc

đi xa: “ Tư tưởng bảo thủ từ dưới đất đùn lên, nó chủ yếu là nội

sinh chứ không phải ngoại nhập. Nó chi phối cả chính trị, khoa

học, triết học, văn hóa, văn nghệ…Nghĩa là lắt nhắt, thiển cận

không nhìn xa, nước đến đâu thuyền dâng đến đấy. Nông dân

rất thích vua, thích trời và thích cát cứ (…) Nhà văn phải là một

thứ côn trùng lấy cái râu mà thăm dò không khí thời đại. Nhưng

nhà văn muốn có tầm cỡ thời đại thì phải ngụp sâu vào dân tộc

mình, nhân dân mình…”

Với đề tài này, chúng tôi góp thêm một tiếng nói, một

“luận chứng” để khẳng định thêm cái tầm vóc “lực lưỡng và

tầm cỡ” của Nguyễn Minh Châu, một nhà văn dù viết về đề tài

nào cũng luôn “bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà

lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.

2. Lịch sử vấn đề :

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu đã được

nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm tìm hiểu. Thế giới

nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng là đề tài

của nhiều khóa luận, luận văn, luận án ở khoa Văn các trường

đại học và Viện nghiên cứu. Dưới đây, trong khuôn khổ công

trình một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tham khảo một số tài liệu

có trực tiếp liên quan đến đề tài:

2.1. Thời kỳ trước 1980

- Các bài viết lúc này thường tập trung phân tích, đánh

giá về các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu từ Cửa

sông (1967) đến “Dấu chân người lính” (1972), với các ý kiến

nổi bật của Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần HữuTá,

Nguyễn Kiên, Vũ Tú Nam, Ngô Thảo, Phan Cự Đệ, Vương Trí

Nhàn.

- Đặc biệt, Gs.Phong Lê với bài viết: “Cửa sông, một

hình ảnh về quê hương chúng ta trong chiến đấu” ghi lại không

khí bộn bề của hậu phương khi cả nước lên đường chống Mỹ.

Đó là làng Kiều. Một hình ảnh thu nhỏ của hậu phương trong

chiến đấu chống Mỹ. Người nông dân hiện lên với vẻ đẹp tự

nhiên về cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân ta.

2.2. Thời kỳ những năm 1980

- Xung quanh tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành với các ý kiến của Ngô Thảo, Nguyễn Thị Minh Thái,

Huỳnh Như Phương… Tập trung nghiên cứu những truyện

ngắn giàu chất tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu.

- Ở chặng đường này, một số ý kiến liên quan gián tiếp

đến hình tượngngười nông dân có thể kể đến, đó là:

+ Năm 1987, Trần Đình Sử trên Báo Văn nghệ số 8 với

bài viết Bến quê – một phong cách trần thuật giàu chất triết lý

+ Sau đó, trên báo Văn nghệ số 05 và 06 – 1988, với bài

viết Mảnh đất tình yêu – sự tiếp nối những câu chuyện tình

đời. Tác giả Võ Hồng Ngọc đã nhận ra hướng tìm tòi của

Nguyễn Minh Châu trong xu thế vận động chung đó của ý thức

nghệ thuật hôm nay

2.3. Thời kỳ sau 1989.

- Năm 1991, nhóm bảo trợ di sản của nhà văn Nguyễn

Minh Châu đã có thể xuất bản cuốn “Nguyễn Minh Châu – con

người và tác phẩm”, tập hợp, công bố những suy nghĩ, những

tìm tòi khám phá, những đáng giá bước đầu về nhân cách và

nghệ thuật của nhà văn này và tất nhiên trong đó cũng đề cập

đến một vài khía cạnh về nhân vật người nông dân. Chẳng hạn

như Đỗ Đức Hiếu coi Phiên chợ Giát “là một tâm trạng lớn, là

những cảm xúc và suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một

tác phẩm văn chương mở…” [49, 253] .Đó là số phận của

người nông dân sống trong “hoang vu” và “bóng tối”.

- Bên cạnh đó, tập sách Năm mươi năm văn học Việt

Nam sau Cách mạng tháng Tám, do NXB Chính trị Quốc gia

phát hành năm 1999, Nguyễn Tri Nguyên cũng bàn về vấn đề

Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu sau 1975. Qua phân tích hàng loạt những hình ảnh có

tính chất ẩn dụ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là

hình tượng nhân vật, tác giả khẳng định nhà văn đã góp phần

đổi mới nền văn học nước nhà từ đơn thanh điệu sang đa thanh

điệu trong thi pháp sáng tác,

- Tôn Phương Lan với chuyên luận Phong cách nghệ

thuật Nguyễn Minh Châu (sự hình thành và những đặc

trưng) do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1999 đã

khảo sát khá kỹ về thủ pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn

Minh Châu, trong đó đề cập cụ thể ở những khía cạnh như:

điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu của người kể

chuyện.

- Đặc biệt, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến với bài viết Đọc

Nguyễn Minh Châu – (Từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) đã

đánh giá: “Truyện Bức tranh đã có sự phức tạp nhưng vẫn còn

đơn giản. Đến truyện Phiên chợ Giát thì không còn chút nào

đơn giản (…) Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất

và thân phận người nông dân.”[26, 432]. Ngoài ra còn có bài

viết của Bùi Quang Trường Khám phá vẻ đẹp người nông dân

trong một số tác phẩm văn xuôi viết về nông thôn sau 1975

đăng trên http: //tapchinhavan.vn/Nghien-cuu-ly-luan-Phebinh

(truy cập 28/06/2012)đã đề cập đến vẻ đẹp người nông dân

trong muôn mặt đời thường.

Nhìn chung những bài viết và công trình nghiên cứu trên

đây còn rất ít bài có đề cập đến hình tượng người nông dân

trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, nhưng phần

nào đã cung cấp cho chúng tôi những tiền đề lý luận và thực

tiễn để có điều kiện tiếp cận với đi sâu tìm hiểu đề tài của luận

văn này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nguyễn

Minh Châu sau 1975.

3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Mảnh đất tình yêu ( tiểu thuyết ), Nxb Tác phẩm mới,

1987.

- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn

học , 1994.

4. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này,

chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

- Phương pháp lịch sử

Đặt trong hoàn cảnh ra đời và người nông dân trong bối

cảnh nông thôn Việt Nam để lí giải thân phận và cảnh ngộ

người nông dân.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống.

Phát hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các

yếu tố cấu trúc nên tác phẩm.

- Phương pháp so sánh

So sánh tác phẩm của Nguyễn Minh Châu với các tác giả

đi trước, các nhà văn cùng thời và các nhà văn sau Nguyễn

Minh Châu để thấy nét đặc sắc riêng của nhà văn tinh anh này.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu nội dung các

tác phẩm, phân tích những đặc điểm được thể hiện trong các tác

phẩm của Nguyễn Minh Châu và từ đó rút ra những luận điểm

chính của đề tài.

5. Bố cục luận văn:

Chia làm 3 chương:

* Chương 1. Nhìn lại hình tượng người nông dân trong

nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước Nguyễn Minh Châu.

* Chương 2. Hình tượng người nông dân trong sáng tác

của Nguyễn Minh Châu nhìn từ quan niệm nghệ thuật về

cuộcsống và con người

* Chương 3. Phương thức biểu hiện hình tượng người

nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.

CHƯƠNG 1:

NHÌN LẠI HÌNH TƯỢNG NÔNG DÂN

TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

TRƯỚC NGUYỄN MINH CHÂU

1.1. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi trước

Cách mạng tháng Tám:

1.1.1. Trong văn học trung đại:

Từ nghìn xưa, người nông dân đã đi vào văn học dân gian

với thân phận cái cò cái vạc.

Thế nhưng, hình ảnh người nông dân trong văn học trung

đại Việt Nam chỉ tồn tại như một ý niệm mà thôi.

Phải chờ đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, người

nôngdân mới thực sự đi vào văn học thành văn như những

người anh hùng.

Tuy nhiên, hình tượng người nông dân trong văn học

trung đại chỉ mới là những phác thảo.

1.1.2. Trong văn học giai đoạn 1930-1945

1.1.2.1. Trong văn học lãng mạn

Nói đến dòng văn học lãng mạn, không thể không nói đến

Tự lực văn đoàn.

Thật lòng mà đánh giá, điều đáng trân trọng nhất ở Tự lực

văn đoàn chính là thái độ chân thành cảm thông với đời sống cơ

cực của người dân quê, mong muốn cải thiện cuộc sống nông

thôn nhưng Tự lực văn đoàn lại tưởng rằng những người địa

chủ trí thức sẽ là những người dẫn dắt, nâng đỡ người nông dân

thoát khỏi đời sống cơ cực. Đây là suy nghĩ hạn chế, hoàn toàn

mang tính chất cải lương, nửa vời, ảo tưởng, bế tắc trong việc

giải quyết các vấn đề xã hội.

Bên cạnh đó, các nhà văn Tự lực văn đoàn đôi lúc không

tránh khỏi ánh mắt coi thường “nghiêng mình xuống lũ dân quê

đói khổ đáng thương” hoặc nhìn với cái nhìn thi vị hóa.

1.1.2.2. Người nông dân trong văn học hiện thực

Những dấu ấn quan trọng trên bức tranh về đời sống nông

thôn và người nông dân, qua đóng góp xuất sắc của các tác giả

như Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Trần Tiêu, Nguyễn Công

Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Kim Lân, Tô Hoài…

Từ Nguyễn Công Hoan với cách nhìn người nông dân

theo quan điểm giai cấp mà anh Pha là đại diện tiêu biểu, đến

Ngô Tất Tố qua nhân vật điển hình chị Dậu với nạn sưu thuế và

tình cảnh bần cùng hóa của người nông dân, và phải chờ đến

Nam Cao, người nông dân được xây dựng thành hình tượng

điển hình độc đáo thông qua nhân vật Chí Phèo. Vấn đề cái đói

và miếng ăn được khai thác đến tận cùng…Người nông dân

hiện ra với thân phận con người nạn nhân.

1.2. Hình tượng người nông dân trong văn xuôi 1945 –

1975

1.2.1. Người nông dân trong sản xuất

Người nông dân tham gia vào cuộc sống mới với nhiều

vấn đề đặt ra ở nông thôn: Chuyện vào- ra hợp tác xã, chuyện

phân hóa trong nội bộ nông dân. Đặc biệt với nhân vật Tuy

Kiền – Một điển hình tiêu cực với thói ranh ma, hám lợi nhưng

lại có công lớn trong xây dựng hợp tác xã.

1.2.2. Người nông dân trong chiến đấu

Họ bám đất, bám làng, xông pha nơi chiến trường. Sức

hấp dẫn của hình tượng người nông dân trong chiến đấu là ở

những tình cảm đẹp, hành động đẹp vì lí tưởng chung của dân

tộc

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NÔNG DÂN

TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

NHÌN TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CUỘC SỐNG

VÀ CON NGƯỜI

2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về

cuộc sống và con người

2.1.1. Trước năm 1975

- Nguyễn Minh Châu đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong

tâm hồn con người

- Mối quan tâm duy nhất của Nguyễn Minh Châu lúc này

là “quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và

khát vọng của nhân dân trong những năm sóng gió”. Tâm niệm

sáng tác cháy bỏng của ông lúc này là hướng đến “cuộc đấu

tranh vì quyền sống của dân tộc”. Do vậy, quan niệm của nhà

văn về “con người đẹp nhất” phải là con người mang tầm vóc

sử thi, với lý tưởng và nhân cách sáng ngời, có niềm tin sắc son

vào cuộc sống và tình yêu.

2.1.2. Sau năm 1975

- Con đường đổi mới nghệ thuật văn chương của Nguyễn

Minh Châu là con đườngnhiều trăn trở và nhiều thể nghiệm sâu

sắc. Đặc biệt là từ sau năm 1975, có thể nói Nguyễn Minh Châu

đã dần đi tới những hoàn thiện về nghệ thuật văn học cũng như

quan niệm toàn diện, đa chiều về con người.

- Càng về sau, Nguyễn Minh Châu càng phát hiện nhiều

vấn đề mới mẻ :

+ “ Hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện

thực đang tồn tại, mà là cái hiện thực mà mọi người đang hy

vọng, đang mơ ước. Có lẽ nhân loại ít có dân tộc nào canh cánh

ước mơ như chúng ta. Những người cầm bút chúng ta vô cùng

cảm thông với dân tộc mình, nhưng chẳng lẽ chúng ta có thể

làm yên lòng mọi người bằng cách mô tả hiện thực ước mơ?

[13, 62]

+ Con người là cả “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và

quỷ sứ” và chiến tranh khiến con người ta “hư đi”…

+ Điều quan trọng không phải tự thú hay sám hối mà là

con người cần có ý thức "

2.2. Những nét nổi bật của hình tượng người nông

dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

2.2.1. Hình tượng người nông dân trong cái nhìn đa

chiều của nhà văn

2.2.1.1. Người nông dân mặc áo lính

Thực ra, nhân vật người nông dân đã đi vào tác phẩm

Nguyễn Minh Châu từ lâu, đó chính là những người nông dân

mặc áo lính như Chính ủy Kinh, Lượng, Lực, Thái Toàn… Họ

chính là những gương mặt nông dân đích thực. Tuy nhiên, khi

cọ xát với khắc nghiệt cuộc đời, với sự khốc liệt và nghiệt ngã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!