Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng sử dụng sắn và phụ phẩm từ sắn trong chăn nuôi gia súc nhai lại tại Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
134.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1150

Hiện trạng sử dụng sắn và phụ phẩm từ sắn trong chăn nuôi gia súc nhai lại tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

59

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG SẮN VÀ PHỤ PHẨM TỪ SẮN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC

NHAI LẠI TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Hưng Quang*

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hiện nay, cây sắn là một cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam bên cạnh hệ thống các cây

lương thực như lúa, ngô và khoai lang. Sắn củ khá giầu năng lượng, nên nó là nguyên liệu sử dụng

phổ biến trong chăn nuôi lợn, gia cầm và đại gia súc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực

hiện về việc sử dụng sắn và phụ phẩm từ cây sắn bằng các phương pháp chế biến khác nhau để sử

dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Để tận dụng tốt nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp cho chăn nuôi

gia súc nhai lại ở nước ta việc nghiên cứu phương pháp chế biến, bảo quản, mức bổ sung, cách

thức bổ sung phù hợp và hiệu quả cần tiếp tục được quan tâm đầu tư. Bã sắn là phụ phẩm của quá

trình sản xuất tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% khối lượng sắn nguyên củ. Theo các kết quả đã

nghiên cứu, có thể sử dụng phương pháp ủ chua bã sắn để dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại

trong nông hộ. Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng protein thô rất thấp nên khi sử dụng cần bổ sung

nguồn thức ăn giàu protein để cân đối dinh dưỡng và mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với

tổng chất khô trong khẩu phần. Phụ phẩm ngọn, lá sắn được coi là nguồn cung cấp protein sẵn có,

rẻ tiền rất tốt cho gia súc nhai lại. Phơi, sấy khô rồi nghiền bột hoặc đem ủ chua là biện pháp bảo

quản phù hợp. Theo các kết quả đã nghiên cứu, sử dụng bột lá sắn cho trâu bò ăn ở mức 1 -

1,5kg/con/ngày sẽ cho hiệu quả vỗ béo tốt.

Từ khóa: cây sắn, chế biến, bã sắn, dinh dưỡng, gia súc.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được

trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và

cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á,

Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông

Lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương

thực quan trọng ở các nước đang phát triển

sau lúa gạo, ngô và lúa mì.

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn

gia súc quan trọng sau lúa và ngô, Theo số

liệu thống kê 2010, tổng diện tích sắn cả nước

là 496.200 ha, sản lượng đạt hơn 8,5 triệu tấn.

Sắn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn

đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của

nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao

động. Các sản phẩm từ cây sắn bao gồm củ,

thân, lá đều được có thể sử dụng được, củ sắn

dùng để chế biến tinh bột sắn, sắn lát phơi

khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi [6].

Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ

chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công

nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền,

Tel:0985588164

gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất

dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, phụ gia thực

phẩm, phụ gia dược phẩm…. Thân sắn dùng

để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp

xenlulo (cellulose), làm nấm, làm củi đun….

Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm, dùng

để nuôi tằm, nuôi cá, bột lá sắn hoặc lá sắn ủ

chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê,….

GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN

Củ sắn và lá sắn là sản phẩm chính từ cây sắn,

là nguồn dinh dưỡng có giá trị, tỷ lệ vật chất

khô 27,7%; Protein thô 0,9%; Lipit thô 0,4%;

dẫn xuất không đạm 24,7%; khoáng tổng số

0,7%; caxi 0,05%; photpho 0,04% và năng

lượng trao đổi (ME) 968 Kcal (Viện Chăn

nuôi, 2001) [16]. Bột củ sắn là nguồn thức ăn

giàu năng lượng nhưng nghèo protein, tỷ lệ

các axit amin không cân đối, nghèo

methionine và tryptophan, các chất khoáng,

vitamin cũng ít. Một loại phụ phẩm từ củ sắn

sau khi chế biến là bã sắn, đây là sản phẩm

phụ của quá trình sản xuất tinh bột của các

nhà máy chế biến tinh bột sắn, chiếm khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!