Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình Văn học Hàn Quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHAN THỊ THU HIỂN (Chủ biên)
NGUYỄN THỊ HIỂN
Giáo trình
VĂN HỌC HÀN QUỐC
uyển sách này là giáo trình Văn
học Hàn Quốc đầu tiên tại Việt
Nam do hai học giả là chuyên gia
nghiên cứu văn học Hàn Quốc và vân học
khu vực biên soạn. Là một công trình
xuất sắc, được biên soạn công phu,
cuốn giáo trình giới thiệu một cách
bao quát văn học Hàn Quốc từ khởi
thủy cho đến hiện đại. Với ý nghĩa đó,
giáo trình này góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ngôn ngừ Hàn và Hàn
Quốc học tại Việt Nam, xa hơn nửa là
góp phần to lớn vào sự hợp tác song
phương và tình hửu nghị giừa hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc.
Ngày 3/5/2017
Kim Tae-hyung
Viện trưởng Viện Giáo dục Ngôn ngữ
Hàn Quốc tại Tp. Hổ Chí Minh
-H -
7'1 ị t 7ả ^ \7 \ 4 4 4 tìilả
VI- MI * 1 Ằ - Ô1 4ỵ,
MMl-V-tM 4MH1 o]iL7\v\y] 44^4
VHI# *]--§-£- 71 Aì ?■] 4
444-31 4 4 4 4 .
1A -& HMin HÌlMtt MI 4 4 4 4 4 4
°1 ¿’44 444 4 Vl;Ml 44 31, 4
4 4 4 44-4 n|| J • 4 444 o_.gr ~
4 4 4:44 44 yu)} v|41 4o]4
4 4 4 4 4 - .
-V-4 Y l4
PHAN THỊ THU HlỀN (Chủ biên)
NGUYỄN THỊ HIỀN
ý
ỉ
GIÁO TRÌNH
VẦN HỌC HÀN QUỐC
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
Công trình này được Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc tài trợ
với kinh phí của Chính phủ Hàn Quốc (MEST), AKS-2102-BBZ-2114.
This work was supported by the Academy of Korean Studies Grant
funded by the Korean Government (MEST), AKS-2102-BBZ-2114.
GIÁO TRÌNH I PHAN THỊ THU HIẾN
VĂN HỌC HÀN QUỐC II NGUYỄN THỊ HIỀN
Bản tiếng Việt ©, NXB ĐHQG-HCM và CÁC TÁC GIẢ.
Bản quyển tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa
có sự đổng ý của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHƯNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYẾN!
£ _________________________________________________________A đ u x y t w c s
Lời nói đầu 7
Quỵ cách và phân công biên soạn 10
MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT VĂN HỌC KOREA
1. Khái niệm và phạm vi văn học Korea 13
2. Khái quát bối cảnh văn hóa Korea 15
2.1. Không gian vân hóa 15
2.2. Chủ thể văn hóa 16
2.3. Thời gian văn hóa 17
3. Khái quát tiến trình và đặc điểm văn học Korea 19
3.1. Tiến trình vân học Korea 19
3.2. Đặc điểm vân học Korea 20
PHẦN I: VĂN HỌC DÂN GIAN
Khái quát văn học dân gian 25
CHƯƠNG 1. TRUYỆN c ồ DÂN GIAN 29
1.1. Đặc trưng và ý nghĩa 29
1.2. Các tác phẩm tiêu biểu 54
Hướng dẫn học tập 70
CHƯƠNG 2. TỤC NGỮ 71
2.1. Đặc trưng và ý nghĩa 71
2.2. Các tác phẩm tiêu biểu 80
Hướng dẫn học tập 85
CHƯƠNG 3. THƠ CA DÂN GIAN 87
3.1. Đặc trưng và ý nghĩa 87
3.2. Các tác phẩm tiêu biểu 101
Hướng dẫn học tập 118
CHƯƠNG 4. SÂN KHẤU DÂN GIAN 119
4.1. Đặc trưng và ý nghĩa 119
4.2. Các tác phẩm tiêu biểu 127
Hướng dẫn học tập 141
Tiểu kết về văn học dân gian 142
PHẨN II: VĂN HỌC CỒ ĐIỂN
Khái quát văn học cổ điển 149
CHƯƠNG 1: VẰN HỌC THỜI TAM QUỐC VÀ SILLA THỐNG NHẤT
(57TCN - 935) 153
1.1. Khái quát văn học thời Tam Quốc và Silla thống nhất 153
1.2. Thơ ca quốc ngữ: hyangga 156
1.2.1. Đặc trưng và ý nghĩa 156
1.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu 158
1.3. Văn học chữ Hán 161
1.3.1. Đặc trưng và ý nghĩa 161.
1.3.2. Các tác phẩm tiêu biểu 162
Hướng dẫn học tập 166
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC THỜI GORYEO (918-1392) 169
2.1. Khái quát văn học thời Goryeo 169
2.2. Thơ ca quốc ngữ: sogyo và gyeonggichega 173
2.2.7. Đặc trưng và ý nghĩa 173
2.2.2. Cóc tác phẩm tiêu biểu 176
2.3. Văn học chữ Hán 182
2.3.7. Đặc trưng và ý nghĩa 182
2.3.2. Các tác phẩm tiêu biểu 193
Hướng dẫn học tập 204
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC THỜI JOSEON (1392 - 1910) 207
3.1. Khái quát văn học thời Joseon 207
3.2. Văn học quốc ngữ 215
3.2.1. Thơ ca quốc ngữ: akịang, siịo, gasa 215
3.2.1.1 .AkỊang 215
3.2.1.2. SiỊo 218
3.2.1.3. Gơsơ 227
3.2.2. Văn xuôi quốc ngữ 237
3.2.2.1. Đặc trưng và ý nghĩa 2 3 7
3.2.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu 257
3.3. Văn học chữ Hán 290
3.3.1. Thơ chữ Hán 290
3.3.1.1. Đặc trưng và ý nghĩa 290
3.3.1.2. Các tác phẩm tiêu biểu 297
3.3.2. Vân xuôi chữ Hớn 298
3.3.2.1. Đặc trưng và ý nghĩa 298
3.3.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu 305
Hướng dẫn học tập 330
Tiểu kết về văn học cổ điển 333
PHẨN III: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Khái quát văn học hiện đại 339.
CHƯƠNG 1: VĂN HỌC THỜI KỲ CẬN ĐẠI (1900-1945) 347
1.1. Khái quát 347
1.2. Thơ 355
1.3. Văn xuôi 377
1.4. Các tác phẩm tiêu biểu 395
Hướng dẫn học tập 406
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC THỜI KỲ HẬU CHIẾN VÀ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC
(1945- NHỮNG NĂM 1960) 409
2.1. Khái quát 409
2.2. Thơ 414
2.3. Văn xuôi 427
2.4. Các tác phẩm tiêu biểu 439
Hướng dẫn học tập 457
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ VĂN HÓA
ĐẠI CHÚNG (CUỐI NHỮNG NĂM 1960-1990) 459
3.1. Khái quát 459
3.2. Thơ 464
3.3. Văn xuôi 474
3.4. Các tác phẩm tiêu biểu 483
Hướng dẫn học tập 502
Tiểu kết về văn học hiện đại 503
TÀI LIỆU THAM KHẢO 507
Giới thiệu tóm tắt vể các tác giả biên soạn giáo trình 509
L ò ù / n< M / đ ầ u /
N
gành Hàn Quốc học ở Việt Nam đến nay đã có 23 năm hình
thành và không ngừng phát triển. Tìm hiểu văn học Hàn
Quốc ngày càng trở thành một nhu cầu xã hội và nhu cầu
học thuật quan trọng, góp phần mở rộng giao lưu văn học với khu vực
và thế giới, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xúc tiến quan hệ hữu nghị
Việt - Hàn.
Trong giảng dạy văn học Hàn Quốc ở bậc Đại học của Việt Nam, bên
cạnh một số giáo trình về văn học Hàn Quốc của các tác giả người Hàn
đã dược dịch và xuất bản như:
- Komisook, Jungmin, Jung Byung Sul (Jeon Hye Kyung, Lý Xuân
Chung dịch), Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 [bản gốc tiếng Hàn in năm 2004],
- Woo Han Young, Park In Gee, Chung Byung Heon, Choi Byeong
Woo, Yoon Bun Hee (Đào Thị Mỹ Khanh dịch), Vãn bọc cố điển Hàn
Quốc, Nxb. Văn nghệ, 2009 [bản gốc tiếng Hàn in năm 2003].
- Lee Nam Ho, Woo Chan lea, Lee Gwang Ho, Kim Mi Hyeon (Hoàng
Hải Vân dịch), Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế kỷ 20, Nxb. Văn nghệ,
2009 [bản gốc tiếng Hàn in năm 2001].
- Cho Dong II, Seo Dae Seok, Lee Hai Soon, Kim Dae Haeng, Park
Hee Byoung, Oh Sae Young, Cho Nam Hyon (Trần Thị Bích Phượng
dịch), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb. Văn học, 2010 [bản
gốc tiếng Hàn in năm 1998].
7
Cũng đã có một số giáo trình về văn học Hàn Quốc / văn học Korea
do các tác giả người Việt biên soạn như:
- Nguyễn Long Châu, 1997, Nhập môn văn học Hàn Quốc, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
- Trần Thúc Việt, 2006, Văn học Korea, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, các giáo trình nói trên đã được biên soạn và phát hành
ở Hàn Quốc và Việt Nam, cuốn sớm nhất cách nay 20 năm, cuốn muộn
nhất cũng đã hơn chục năm. Trong số đó, chỉ hai cuốn Văn học sứ Hàn
Quốc từ cố đại đến cuối thế kỷ XIX và Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế
kỷ 20 được chủ ý biên soạn cho người nước ngoài, chưa có cuốn nào
hướng tới người học Việt Nam như một đối tượng đặc thù.
Khi biên soạn Giáo trình Văn học Hàn Quốc mà quý vị đang cầm
trên tay, nhóm tác giả đã cố gắng kế thừa những người đi trước, cập
nhật nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo phong phú cũng như
những kiến thức, cách tiếp cận và phương pháp mới của các công trình
trong và ngoài nước. Giáo trình được viết hướng tới dối tượng người
học bao gồm sinh viên, học viên Cao học các chuyên ngành Tiếng Hàn,
Hàn Quốc học, Văn học. Giáo trình nhằm cung cấp những kiến thức nền
tảng về văn học Hàn Quốc, chú trọng hướng tiếp cận văn học Hàn Quốc
trong phối cảnh khu vực (Đông Á) và từ điểm nhìn Việt Nam, liên hệ so
sánh với văn học Việt Nam.
Giáo trình này thuộc khuôn khổ Đề án Phát triển tài nguyên nghiên
cứu và giáng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực hiện trong ba
năm 2012-2015 với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn
Quốc. Thay mặt tập thể tác giả, xin trân trọng cảm ơn Viện Nghiên
cứu Trung ương Hàn Quốc. Trân trọng cảm ơn GS. Jeon Hye Kyung
(Trưởng Khoa Việt Nam học, Trường ĐII Ngoại ngữ Hàn Quốc) dã tư
vấn cho chúng tôi về phương hướng biên soạn, trân trọng cảm ơn GS.
Bae Yang Soo (Trưởng Khoa Đông Nam Á học, Trường ĐH Ngoại ngữ,
ĐH Quốc gia Busan) đã biên tập cuốn sách. Xin trân trọng cảm ơn các
giáo sư Hàn Quốc và Vỉệt Nam tham gia các hội đồng thẩm định sách của
Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc đã cho chúng tôi nhiều chỉ dẫn,
góp ý để sửa chữa, bổ sung bản thảo. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng
8
thẩm định sách này trước khi xuất bản bao gồm PGS.TS. Đoàn Lê Giang,
PGS.TS. Trần Thị Phương Phương, PGS.TS. Nguyễn Đình Phức, TS. Bùi
Phan Anh Thư, TS. Nguyễn Thị Kim Loan. Xin trân trọng cảm ơn PGS.
TS. Nguyễn Thị Bích Hải, ThS. Trần Thị Bích Phượng đã tham gia dịch và
viết tiểu dẫn, chú giải nhiều tác phẩm văn học trung đại. Xin trân trọng
cảm ơn tất cả các dịch giả mà giáo trình này xin phép sử dụng những bản
dịch, như GS.TS. Jeon Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh), GS.TS. Bae Yang
Soo, PGS.TS. Đoàn Lê Giang, TS. Lý Xuân chung, TS. Lê Đăng Hoan, TS.
Hà Minh Thành, TS. La Mai Thi Gia, Ths. Đào Thị Mỹ Khanh, ThS. Vũ
Thị Thanh Tâm, Ths. Bùi Thị Mỹ Linh, ThS. Lưu Hồng Sơn, Nguyễn Thị
Ngân,... Xin trân trọng cảm ơn Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh tạo diều kiện thuận lợi cho giáo trình được ra mắt,
phục vụ quý thầy cô và các em sinh viên.
Chủ biên và cấc tác giả của giáo trình này đã có quá trình nghiên
cứu, giảng dạy văn học châu Á, văn học Hàn Quốc ở Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ chí Minh đồng thời cũng đã xuất
bản những công trình nghiên cứu và dịch thuật liên quan đến dề tài.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tấc giả đã làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao và hết sức cố gắng. Tuy nhiên, cũng khó mà tránh khỏi mọi
sai sót. Kính mong được lắng nghe những ý kiến góp ý của các bậc thức
giả, quý thầy cô và các em sinh viên giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện,
giáo trình ngày một tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017
TM các tác giả
Phan Thị Thu Ilicn
9
Quy cách và phân công biên soạn
1. QUY CÁCII
1.1. Nhằm phục vụ giảng dạy và học tập Văn học Hàn Quốc trong
chương trình đào tạo của các ngành Văn học, Hàn Quốc học, Tiếng Hàn,
giáo trình này có phần Văn học sử và phần tuyển chọn một số tác phẩm
tiêu biểu. Văn học Hàn Quốc truyền thống và hiện đại dược truyền khẩu
hoặc viết lại bằng chữ Hán và chữ Hàn. Do khuôn khổ giáo trình, các
tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu chỉ trong phiên âm (nếu có) và bản
dịch tiếng Việt, không có điều kiện thực hiện song ngữ Hán - Việt, Hàn
- Việt. Quý thầy cô và các em sinh viên có thể tìm đọc thêm nguyên bản
tác phẩm.
1.2. về hình thức in ấn, tên các bài ca dao, bài thơ, truyện ngắn, bài
báo dược in đứng, trong ngoặc kép; còn tên các cuốn sách, tuyển tập,
tiểu thuyết, vở kịch, tờ báo, tạp chí được in nghiêng.
Dòng chú thích tranh ảnh minh họa và dòng chú về người dịch,
nguồn sách dịch được in nghiêng. Do đó, trong các dòng in nghiêng
này, nếu xuất hiện tên các cuốn sách, tuyển tập, tiểu thuyết, vở kịch, tò
báo, tạp chí thì chúng sẽ lại được in đứng để phân biệt với phần còn lại..
Trong một số thể loại ca dao, thơ quốc ngữ của Korea, có xuất hiện
những ngữ / đoạn điệp khúc thường là những chuỗi từ tượng thanh,
những từ đệm chỉ để giữ nhịp hoặc tạo tiết tấu... chứ không mang nghĩa. Những ngữ / đoạn này sử dụng phiên âm và in nghiêng.
Phần tác phẩm văn học được tuyển chọn cho sinh viên đọc, tìm hiểu
(trêri lởp hoặc ở nhà) với sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên được
in bằng font chữ khác để phân biệt với phần văn học sử, phần chú giải
trong giáo trình.
1.3. về quy cách chú thích nguồn, khi trích dẫn từ các tài liệu có
trong Thư mục Tài liệu tham khảo chủ yếu (cuối sách), chúng tôi dùng
[tên tác giả - năm xuất bản: số trang], còn khi trích dẫn từ các tài liệu
không có trong Thư mục, chúng tôi dùng footnote. Chú thích nguồn
tranh ảnh minh họa cũng tuân theo quy tắc này.
10
1.4. về quy cách phiên âm, chúng tôi theo hệ thống Romaja quốc
ngữ của Korea.
Đối với nhân danh, địa danh cũng như các thuật ngữ đặc thù Korea
(thí dụ, tên các thể loại văn học, các trào lưu văn học,...), chúng tôi ưu
tiên sử dụng phiên âm chữ Hàn. Thí dụ, sau khi đã mở ngoặc đơn chú
giải cho từ đó trong lần đầu tiên xuất hiện: thời Joseon (Triều Tiên), Kim
Bu Sik (Kim Phú Thức), thể thơ sijo (thời điệu),... sẽ ưu tiên sử dụng
Joseon, Kim Bu Sik, sijo,...
1.5. Trong phần Câu hỏi hướng dẫn học tập ở cuối mỗi chương,
những câu để trong ngoặc vuông ([..]) và có dấu hoa thị là gọi ý dọc
thêm, tìm tòi, nghiên cứu dành cho các sinh viên có quan tâm, hứng thú.
2. PIIÂN CÔNG BIÊN SOẠN
- Phan Thị Thu Hiền chủ biên và viết phần Mở đầu; Phần I: Văn học
dân gian; Phần II: Văn học cổ điển.
- Nguyễn Thị Hiền viết Phần III: Văn học hiện đại.
- Phần tiểu dẫn, chú thích các tác phẩm được tuyển chọn cho sinh
viên đọc và tìm hiểu do Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiền, các dịch
giả Trần Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Bích Hải phụ trách.
11
MÓDÁU
KHÁIQUÁT VAN HOC HAN QUÓC
1. Khái niệm và phạm vi “văn học Hàn Quốc”
1.1. Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 3S (bắt đấu
từ năm 1945 và chính thức từ năm 1953), có một nền văn học truyển
thống của chung toàn bán đảo. Sau khi chia cắt, miền Bắc và miền
Nam thành hai quốc gia. Ở miền Bắc (North Korea) là Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên (Joseon Minjujueui Inmin Gonghwaguk),
cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Triều Tiên. Ở miền Nam
(South Korea) là Daehan Minguk (Đại 'Hàn Dân Quốc), cách gọi tắt
quen thuộc ở Việt Nam là Hàn Quốc.
Theo Kim Jung Bae1 và nhiểu nhà nghiên cứu khác, Han (Hàn)
trong “bán đảo Hàn”, “người Hàn”, “chữ Hàn”, “dân tộc Hàn”,... vốn.
là một từ tiếng Hàn có nghĩa là “vĩ đại”, xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử. Sau sự sụp đổ của Go Joseon (Cổ Triểu Tiên), vào thế kỷ
cuối cùng trước Công nguyên và các thế kỷ đẩu sau Công nguyên, ở
Trung và Nam bộ bán đảo Hàn hình thành ba liên minh bộ lạc là Mã
Hàn, Thìn Hàn, Biện Hàn. Các liên minh bộ lạc này đến thế kỷ IV bị
sát nhập vào các nước Tam Quốc của Korea. Từ Han được chuyển
sang Hán tự là ậậ, hay TU, có sự phân biệt với từ chỉ người Hán
(M) hoặc nước Hàn (ậậ) thuộc vế Trung Hoa.
Khi trình bày vẽ văn học dần gian và văn học trung đại, chúng
tôi xin dùng thuật ngữ “văn học Korea” (Korean Literature), không
phân biệt Bắc (North Korea) .và Nam (South Korea). Khi trình bày
1. Kim, J. B. (1974). "Characteristics of Mahan in ancient Korean society". Korea Journal
14(6), 4-10.
13
Píuui Tíụ Tíiu Hổn, Nguyễn Tíiị Hiền • Vằn ítọc Hàn Q ụỉc
văn học hiện đại, chúng tôi tập trung giới thiệu văn học Hàn Quốc
(South Korea). Sở dĩ như vậy, một phẩn căn bản là do điểu kiện tư
liệu vể văn học Triều Tiên (North Korea) còn rất thiếu thốn ở Việt
Nam. Ngay cả về văn học dân gian và văn học trung đại, giới nghiên
cứu ở Việt Nam nói chung, các tác giả của giáo trình này nói riêng,
cũng chỉ dựa vào nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo của Hàn
Quốc. Khái niệm “Hàn Quốc” trong nhan đề của giáo trình này được
hiểu theo nghĩa rộng là “Korea” cho đến trước chia cắt Bắc - Nam,
được hiểu theo nghĩa hẹp với phạm vi “Đại Hàn Dân Quốc” (South
Korea) từ sau khi chia cắt.
1.2. Theo định nghĩa của Kim Hyung Gyu, được đông đảo học
giả Hàn Quốc chấp nhận thì “văn học Hàn Quốc là một tổng thể văn
học thể hiện kinh nghiệm sống tư tưởng và trí tưởng tượng của người
dân Hàn trong suốt quá trình phát triển cùa văn hóa và lối sống Hàn".
[Kim Hyung Gyu 1997: 15].
Kim Hunggyu thể hiện mối quan hệ giữa các dạng thức khác
nhau của văn học Korea theo định nghĩa tổng quát trên qua sơ đổ sau:
Văn học dân gian của Korea là sản phẩm của quần chúng, được
lưu hành, gìn giữ qua hình thức truyền khẩu, khởi đẩu cùng với khởi
đẩu của dân tộc và song hành cùng văn học viết qua mọi thời đại,
cho đến ngày nay.
Văn học viết của Korea bắt đầu sau khi chữ Hán du nhập (khoảng
từ tk II TCN, thời Tam Quốc). Tuy nhiên, những khác biệt quá lớn
giữa tiếng Trung và tiếng Hàn khiến cho người Hàn gần như không
14