Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình văn học Nga
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
DO HAI PHONG
GIAO TRiNH
VAN HOC NGA ■
(In Ian thirhai)
NHA XUAT BAN DAI HOC SU PHAM
U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G H O U S E
w
GIÁO TRlNH VÃN h ọ c NGA
Đỗ Hải Phong
Sich dược xuát bản theo chi đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
phục vv công tác dào tạo.
M a s ổ sách tié u c h u ẩ n q u ó c té : ISBN 9 7 8 -6 0 4 -5 4 -0 6 5 4 -0
Bản quyển xuất bản thuộc vỂ Nhà xuát bản Đại học Sư phạm.
Mọi hlnh thức sao chép toàn bộ hay một phán hoâc các hlnh thức phát hầnh
mà khống có sự chp ghềp trựớc Ịaầriộ vân bản
của Nhà xuăt bản Đại học sư phạm dễuìả vi phạm pháp luật.
Chúng tôi luôn mong muón nhận được những ý kiến đóng góp cùa quý vị độc già
đế sách ngày càng hoán thiện hơn. Mọi góp ỷ vé ídch, Hên hệ v f bán thào và dịch vụ bán quyên
xin vui lòng gửi vé địa chỉ email: [email protected] vn
Mâ SỐ: 01.01.57/450 - GT 2015
2
MỤC LỤC
Trang
Bái 1. KHÁI Q U Á T ................................................................................................................................... 5
Văn học giai đoạn 1800 - 1859................................................................................................ 6
Văn học giai đoạn 1860 - 1917................................................................................................ 8
Vãn học giai đoạn sau 1917......................................................................................................11
Vãn b ản........................................................................................................................................17
Cảu hỏi ôn tập............................................................................................................................. 32
Bài 2. A S. PUSHK IN ............................................................................................................................ 33
Chiếm lĩnh đinh cao vãn hoá..................................................................................................... 33
Mật trời của thi ca Nga............................................................................................................... 35
Bài thơ Tôi yêu em ......................................................................................................................38
"Bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga"............................................................................... 42
Những kiệt tác văn xuôi và Con đầm pich............................................................................... 44
Vãn b à n ........................................................................................................................................47
Càu hỏi ón tập..............................................................................................................................54
Bài 3. F.M. DOSTOEVSKY..................................................................................................................55
Mâu thuẫn và khát vọng hài hoà...............................................................................................55
Cùng quẫn và hạnh phúc...........................................................................................................65
Cuộc sống khốn cùng và tội lỗi.................................................................................................69
Tư tưởng và hành động tội á c ...................................................................................................70
Hinh phạt và sự cứu rỗi.............................................................................................................. 73
Phiêu bạt và bến đậu................................................................................................................. 77
Văn bản........................................................................................................................................92
Câu hỏi ôn tập..............................................................................................................................98
Bài 4. L.N. TO LS TO Y ........................................................................................................................... 99
Khởi điểm và định hướng...........................................................................................................99
T iổ u th u y ố t o ử t h ỉ................................................................................................................................................................... 1 0 3
“Biện chứng tâm hổn"............................................................................................................... 110
Vẻ đẹp sống động của tri tuệ và trái tim.................................................................................112
Anna Karenina...........................................................................................................................122
Khủng hoàng tư tưởng - Phục sinh........................................................................................ 124
Đường tỡi nhân dân...................................................................................................................129
Văn bản...................................................................................................................................... 131
Câu hỏi ôn tập................................................................................................................,........138
Bải 5. A.P. C H EK H O V ........................................................................................................................140
Bi kịch đời thường và nhà văn bác sĩ...................................................................................... 140
Những truyện ngắn trào phúng 1880- 1886........................................................................ 141
3
Truyện ngắn, truyện vừa giai đoạn 1887 - 1904................................................................... 142
Mạch ngầm tự sự và mạch ngầm trữ tình Một chuyện đùa nhỏ...........................................145
Người trong bao.........................................................................................................................150
Chekhov - nhà viết kịch và Vườn anh đào.............................................................................154
Văn bản..................................................................................................................................... 157
Câu hỏi ôn tập............................................................................................................................171
Bài 6. M.A. SHOLOKHOV........................................................................................................... 172
Khỏi nguổn của dòng sông cuộc sống................................................................................... 172
Những truyện ngấn sỗng Đông............................................................................................... 177
Sũng Đông êm đém..................................................................................................................182
Đất vở hoang..............................................................................................................................194
Chiến tranh và số phận con người..........................................................................................197
Vì sự nghiệp hoà bình.............................................................................................................. 207
Văn bản..................................................................................................................................... 209
Câu hỏi ôn tập........................................................................................................................... 215
TÀI LIỆU THAM KHÀO.................................................................................................................217
4
B ài 1
KHÁI QUÁT
Trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á, nước Nga chiếm 1/9 diện tích lục địa
toàn thế giới và là một quốc gia có vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Nước
Nga có một nền văn học giàu tính tư tưởng nhân bản, tính cộng đồng nhân
loại, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới. Vãn học Nga bắt đầu ảnh
hưởng đến Việt Nam từ những nãm 1920 gián tiếp qua văn hoá Pháp. Tác
phẩm văn học Nga đầu tiên được dịch ra tiếng Việt từ năm 1927 - 1928.
Trong và sau Cách mạng tháng 8/1945, những nét tương đồng về lịch sử và
mối quan hệ vói Liên Xô đã tâng cường ảnh hưởng trực tiếp của vãn học
Nga đến vãn học Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc. Ngay cả sau khi
Liên Xô sụp đổ (1991) văn học Nga vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam
không chỉ như một hoài niệm mà còn như một bài học kinh nghiêm, một tấm
gương đổi mới, hội nhập văn hoá.
Mặc dù văn học Nga có cả một
quá trình lịch sử lâu dài với những kiệt
tác sử thi từ thế ki XII như Truyện các
thời đại, Lời ca về đạo hành binh Igor
và đã từng có cả một thời đại văn
chương vào nửa sau thế kỉ XVIII với
những tên tuổi lớn của trào lưu vãn học
cổ điển chủ nghĩa (Lomonosov,
Trediakovsky, Kantemir, Sumarokov,
Derzhavin), vãn học hiện thực khai
sang (Fonvizin, Radi.she V), vail hục
tình cảm chủ nghĩa (Karamzin), vãn
học lãng mạn (Zhukovsky)..., nhưng
phải đến thế kỉ XIX văn học Nga mới
thực sự khẳng định được vị trí đỉnh cao . , . , . .
’ ' ũ . - u .La' 1" XT' Tháp chuông nhà thờ cùa mình trong văn học thế giới. Nói ¿ h^ h n^ c x ga
đến nền văn học Nga thực sự là nói
đến vãn chương của hai thế kỉ XIX và XX. Bởi vậy, trong bài khái quát ta chỉ
tập trung vào các giai đoạn vãn học Nga trong hai thế kỉ này.
5
VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1800 - 1859
Nước Nga bước vào thế kỉ XIX phần nào vần là một nước phong kiến
dựa trên nền tảng của chê độ nông nô chuyên chế. Tầng lớp tư sản mới bắt
đầu phát triển, câu kết với chế độ phong kiến. Vai trò lãnh đạo cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nông nô chuyên chế thuộc về những nguời
trí thức quý tộc tiến bộ. Mối quan hệ giữa tầng lớp quý tộc thượng lưu và các
tầng lóp dân nghèo (nông nô, công chức nhỏ) trở nên nhức nhối trong xã
hội. Thắng lợi cùa nhân dãn Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại
quân đội cùa Napoléon năm 1812 củng cố tinh thần đấu tranh vì tự do dân
chủ đã trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. Thất bại của
cuộc khởi nghĩa trở thành nỗi buồn chung của dân tộc và dấy lên niềm trân
trở của những khát vọng hành động không thành. Phong trào đấu tranh
chống ách nông nô chuyên chế tạm thời lắng xuống rồi lại bùng lên dữ dội
vào những năm 1850 khi nước Nga chịu thất bại trong cuộc chiến với
Thổ Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh - Pháp (1853 — 1856).
Kề vai sát cánh cùng cuộc đấu tranh chung của dân tộc, văn học Nga
trong giai đoạn này cũng thể hiện những khát vọng đổi thay và trăn trở về
mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc và dân nghèo. Hình tượng "người thừa"
(người trí thức quý tộc có trí tuệ kiêu hãnh và sắc sảo, khát khao hành động,
nhưng không có khả năng hành động vì cộng đồng) và hình tượng "con
người nhỏ bé" (người viên chức nhò ở bậc thang thấp nhất của xã hội, trăn
trở vì nghèo đói và bị lăng nhục, vùi dập) nổi tiếng trong văn học Nga bắt
nguồn từ những khát vọng và trăn trở ấy.
Giai đoạn vãn học 1800 - 1859 là giai đoạn hình thành và bước đầu phát
triển của chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế kỉ XIX (chú trọng mối
quan hệ tính cách - hoàn cảnh lịch sử cụ thể và logic nội tại của hình tượng).
Chù nghĩa cổ điển và chù nghĩa tình càm đã đến giai đoạn thoái trào Chủ
nghĩa hiện thực khai sáng bớt đi tính giáo huấn và trăn trở, chuyển theo
hướng chủ nghĩa hiện thực mói trong sáng tác của nhà thơ ngụ ngôn trào
phúng I. Krylov (1769 - 1844) với những bài thơ Sói và cừu non, Nông dân
và dòng sông, Lá và rễ..., của nhà viết kịch A. Griboedov (1795 - 1829) với
vở kịch thơ Khổ vì trí tuệ (1829). Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi trong gần 30
nãm đầu thế kỉ rồi cũng thoái trào dù để lại dấu ấn không nhỏ trong sáng tác
của những nhà vãn vĩ đại trong giai đoạn này. Hầu hết những nhà vãn hiện
thực Nga trong giai đoạn 40 năm đầu thế kỉ XIX đều trải qua giai đoạn sáng
tác lãng mạn.
6
Nổi bật lên trong giai đoạn văn học này là sáng tác của các nhà vãn như:
A. Pushkin1 (1799 - 1837); N. Gogol (1819 - 1852) với tập Truyện
Peterburg (1835 - 1842), vở hài kịch Quan thanh tra (1835) và tiểu thuyết
"trường ca" Những linh hồn chết (1842); M. Lermontov (1814 — 1841) vói
những bài thơ Cánh buồm (1832 - Xem phần Văn bản), TỔ quốc (1841), tiểu
thuyết Nhân vật thời đại chúng ta (1840) và trường ca Con quỳ (1841); nhà
phê bình kiệt xuất V. Belinsky (1811 - 1848), người đặt nền móng lí thuyết
cho chủ nghĩa hiện thực, xác lập lí thuyết loại và thể trong vãn chương đồng
thời là nhà hoạt động cách mạng dán chủ nổi tiếng với Tliư gửi Gogol
(1847); nhà triết học duy vật, nhà phê bình và nhà văn A. Ghertsen (1812 -
1870) với tiểu thuyết Ai có lỗi? (1847); nhà vãn I. Goncharov (1812 - 1891)
với tiểu thuyết Oblomov (1859).
Sáng tác thơ của M. Lermontov thuần tuý mang cảm hứng lãng mạn
cùa thời đại sau khởi nghĩa tháng Chạp, thể hiện những khát vọng lớn lao
nóng bỏng, sục sôi, song khó có thể thực hiện được, bởi vậy mà day dứt,
trăn trở. Song khi chuyển sang vãn xuôi, Lermontov lại sáng tác nên kiệt
tác tiểu thuyết hiện thực tám lí xã hội đầu tién trong văn học Nga Nhân vật
thời đại chúng ta. Pechorin - nhân vật chính của tiểu thuyết này là một
bước phát triển mới của hình tượng "người thừa" trong vãn học Nga sau
Epglìeni Oneghin của Pushkin. Sáng tác cùa Lermontov và phong cách
miêu tả tám lí của ông có ảnh hưởng lớn lao đến những nhà vãn thế hệ sau
như F. Dostoevsky, L. Tolstoy, A. Chekhov...
Truyện ngắn Chiếc áo khoác (1842 - Xem mục Vãn bản) nằm trong tập
Truyện Peterburg của Gogol. Truyện kể về người viên chức nhỏ Akaki
Akakievich Bashmachkin2 làm công việc chép đi chép lại các giấy tờ ở "một
vụ nọ" trong thành phố Peterburg. Akaki Akakievich nghèo cả về vật chất
lãn tinh thán. Mua đóng đen ma chiec ao khoac cùa bac da rách ruới đen
mức không thể vá víu thêm được nữa. Muốn may một chiếc áo mói chí ít
cũng phải có 80 rup. Để dành dụm, hàng tháng trời Akaki Akakievich nhịn
ãn bữa tối, trong nhà không thắp nến, giặt là ít hơn "để quần áo lâu rách"...
May có khoản tiền thưởng vượt ra ngoài dự kiến mà Akaki Akakievich đủ
tiền may áo mói. Bác hân hoan mang tiền đến người thợ may. Người thợ
may cũng hân hoan không kém vì lần đầu tiên được may một chiếc áo mói.
1 Xem Bài 2.
2 Họ "Bashmachkin" có gốc từ "bashmak" trong tiếng Nga có nghĩa là ''giày dép”, ám chi kẻ bị
đè nén "dưới gót giày".
7
Chiếc áo được may xong. Trong khi Akaki Akakievich hán hoan tận hưởng
cảm giác trong một chiếc áo mới thì người thợ may chạy theo, thỉnh thoảng
lại len lỏi qua các ngõ hẻm chạy lên trước để chiêm ngưỡng thành quả lao
động của mình. Tối đó, lần đầu tiên Akaki Akakievich dám nhận lời đến dự
sinh nhật của một đồng nghiệp. Đêm, khi bác ra về qua một phố vắng, một
toán cướp cướp mất của bác chiếc áo khoác. Bác cuống cuồng kêu cứu cảnh
sát, gặp ông quận trưởng, nhưng chỉ hoài công. Bác tìm đến cầu cứu một
"nhân vật quan trọng", nhưng ông này sai người ném bác ra ngoài đường.
Akaki Akakievich tuyệt vọng về nhà ốm, rồi chết. Sau khi chết bác trở thành
hồn ma trên các đại lộ Peterburg chặn khách qua đường cướp áo khoác của
họ. Hồn ma chỉ thôi không xuất hiện khi cướp được chiếc áo khoác của
chính "nhân vật quan trọng" kia. "Con người nhỏ bé" với ước mơ cũng "nhỏ
bé" của mình, vì "hạnh phúc bị đánh cắp" mà tuyệt vọng nổi loạn, nhưng là
nổi loạn sau khi chết.
Truyện ngắn Chiếc áo khoác với phong cách vừa trào lộng vừa trữ tình
đặc trưng cho Gogol đã đem lại bước phát triển mới cho hình tượng "con
người nhỏ bé" do Pushkin khởi xướng từ truyện ngắn Người coi trạm (1830)
và trường ca Kị sĩ đồng (1833). Nhà văn thế hệ sau Dostoevsky tuyên bố:
"Tất cả chúng ta đều từ Chiếc áo khoác của Gogol mà ra cả". Có thể thấy
bóng dáng tinh thần tác phẩm của Gogol trong truyện ngán Chiếc đồng hổ
của nhà vãn Việt Nam Bùi Hiển.
VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1860-1917
Cho đến năm 1860, làn sóng đấu tranh vì tự do dân chù ờ nước Nga lên
cao chưa từng thấy. Năm 1861, Nga hoàng Aleksandr II buộc phải ban hành
đạo luật Cải cách nông nô để giải quyết tình thế. Tuy đạo luật chỉ mang tính
chất cải lương (Nga hoàng ban tự do cho nông nô, nhưng không cho họ đất
đai để thay đổi cuộc sống), nhưng nó làm cho xã hội Nga phân hoá một cách
rõ rệt và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự thối nát và bất lực
của chính quyền Nga hoàng là nguyên nhân để phong trào đấu tranh vì tự do
dân chủ sau một thời gian tạm lắng lại tiếp tục dâng cao. Lúc đầu những
người trí thức bình dân nắm lấy vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh theo tinh
thần Cách mạng dân chủ rổi "dân tuý" cho đến giữa những nãm 1890. Sau
đó cuộc đấu tranh dần dần mang tinh thần Cách mạng vô sản. Thất bại của
quân đội Nga trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) trực tiếp dẫn đến
cuộc Cách mạng 1905. Khi quân đội Nga đang sa lầy trong Đại chiến
8
thế giới I (1914 - 1918), Cách mạng vô sản đa bùng nổ và thành công vào
tháng 10/1917.
Phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy, vãn học Nga đã có những thành tựu
đặc biệt xuất sắc. Đây là giai đoạn chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX phát
triển tới đỉnh cao và là giai đoạn thể nghiệm của nhiều khuynh hướng vãn
chương rất đa dạng cả về những tìm tòi nghệ thuật lẫn đổi mới tư duy.
Trong lĩnh vực văn xuôi, từ những nãm 1860 đến những năm 1890, tiểu
thuyết hiện thực ngự trị trên văn đàn Nga và có những đỉnh cao kiệt xuất.
Tiểu thuyết Nga trong giai đoạn này đặc biệt giàu tính tâm lí và tư tưởng,
đồng thời thể hiện sự trăn trở của các nhà vãn về những vấn đề nóng bỏng
trong thực trạng xã hội phân hoá, về con đường phát triển của nước Nga và
nhãn loại.
Những nhà tiểu thuyết lớn nhất trong giai đoạn này là: I. Turghenev (1818 —
1883) với tiểu thuyết Cha và con (1862); N. Chemưshevsky (1825 - 1889) với
Làm gì? (1862 — 1863); M. Saltưkov — Shedrin (1826 — 1889) với Lịch sử một
thành phô' (1869 - 1870), Nliững quý ông Golovliov (1875 — 1880);
F. Dostoevsky1 (1821 - 1881) vói Tội ác và hình phạt (1866), Anh em nhà
Karamazov (1879 - 1880); L. Tolstoy2 (1828 - 1910) với Chiến tranh và hoà
bình (1863 - 1869), Anna Karenina (1873 — 1877), Phục sinh (1889 - 1899).
I. Turghenev không chi nổi tiếng với tiểu thuyết Cha và con mang tính
thời sự nóng bỏng, đưa ra hình tượng nhân vật hư vô chủ nghĩa nổi tiếng
Bazarov. Trong tập Bút kí người đi săn (1852) và truyện ngấn Mumu (1852),
bên cạnh tinh thần phản ánh thực trạng hà khắc của chế độ nông nô, nhà vãn
còn làm nổi bạt được chất thơ trong thiên nhiên và cuộc sống của những
người nông dân Nga. Trong các tiểu thuyết xã hội Rudin (1855), TỔ quỷ tộc
(1858), Đêm trước (1860), Khói (1867), Đất mới (1877), và những truyện
vừa xuât sâc như Asya (1858) Moi tinh đàu (.I860), La xuứn (1872),
Turghenev, một mặt, mô tả cuộc sống của tầng lớp quý tộc đang dần rời xa
vào hoài niệm, mặt khác, ghi nhận cả sự xuất hiện quá khích của tầng lớp trí
thức bình dân cấp tiến như lực lượng mũi nhọn trong công cuộc cải biến xã
hội. Tài năng và thành công lớn của Turghenev thể hiện qua nghệ thuật miêu
tả thiên nhiên đạt tói trình độ bậc thầy, qua một loạt những hình tượng phụ
nữ sống động, phức tạp, qua nghệ thuật miêu tả tâm lí gián tiếp xuất sắc,
1 Xem Bài 3.
2 Xem Bài 4.
9
thường gọi là "chủ nghĩa tâm lí hàm ẩn", và qua chất thơ, chất triết lí sâu sắc
mà gần gũi, thấm đẫm trong văn xuôi cùa ông. Những năm cuối đời,
Turghenhev đặc biệt phát huy những thế mạnh trong phong cách vãn xuôi
của mình, sáng tác một loạt những Iruyện cực ngắn giàu chất trữ tình triết lí,
xuất bản thành tập Senilia - Thơ văn xuôi (1882). Truyện Con sẻ (1878 -
Xem mục Vãn bản) nằm trong tập tác phẩm này được đưa vào làm Bài đọc
trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở lớp 4 trường Tiểu học Việt Nam.
Từ những năm 1890, truyện ngắn và truyện vừa dần dần thay thế địa vị
độc tôn của tiểu thuyết trong vãn xuôi Nga, các nhân vật không còn kì vĩ nữa
mà trở thành những con người bình thường trong cuộc sống đời thường, chủ
nghĩa hiện thực chuyển mình trong những cuộc tìm tòi đổi mới theo các
khuynh hướng đa dạng từ chủ nghĩa tự nhiên cho đến các trào lưu hiện đại
chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực XHCN...
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các cây bút truyện ngắn và truyện vừa
như: N. Leskov (1831 - 1895), V. Korolenko (1853 - 1921), A. Chekhov1
(1860 - 1904), A. Kuprin (1870 - 1938), A. Serafimovich (1863 - 1949), M.
Gorki (1868 - 1936), I. Bunin (1870 - 1953), L. Andreev (1871 - 1919).
M. Gorki là người đặt nền móng cho vãn học vô sản. Sáng tác của ông
bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng xuất sắc nhất vẫn là truyện ngắn. Những
truyện ngắn trong giai đoạn đầu sáng tác của Gorki như Makar Chudra
(1992), Bà lão Izerghin (1894), Chenkas (1895), Vợ chồng Orlov (1897)
phần nào còn có thể chia làm hai loại: lãng mạn và hiện thực. Nhưng trong
giai đoạn sau này, chất lãng mạn hoà quyện nhuần nhuyễn với hiện thực làm
nên nét độc đáo cho sáng tác của ông như trong truyện ngắn Một con người
ra đời (1912 — Xem mục Văn bản). Truyện ngắn này đã được đưa vào
chương trình THPT ở Việt Nam từ những năm 1990. Truyện ngắn của Gorki
thể hiện một quan niệm mới về con người: "những người chân đất" nhập
CUỘC, biết chia sẻ, kề vai sát cánh bên nhau hành động trong cuộc sống hôm
nay sẽ là chủ nhân của tương lai. Sáng tác của Gorki có ảnh hưởng lớn đến
nhiều nhà vãn Việt Nam, đặc biệt là Nguyên Hồng.
I. Bunin vừa là nhà thơ, vừa là cây bút truyện ngắn xuất sắc vói những
tập truyện Nhữtìg quả táo Antonov (1900), Quỷ ngài từ San Fransisco
(1915). Bunin bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng chủ nghĩa hiện thực theo
"kiểu Chekhov", nhưng kết thúc sự nghiệp sáng tác bằng khuynh hướng
1 Xem Bài 5.
10
gần với chủ nghĩa ấn tượng. Sau Cách mạng tháng 10/1917, Bunin lưu vong
ra nước ngoài và sáng tác những tập truyện Tình yêu của Mitia (1925), Say
nắng (1927), Bóng chim (1931) và Những con đường có hàng cây sẫm tối
(1943). Bunin là nhà vãn Nga đầu tiên nhận Giải Nobel vãn học năm 1933.
Sáng tác của Bunin cho đến mãi những nãm 1990 mới được dịch ra tiếng
Việt, nhưng nó gây được ấn tượng sáu sắc cho nhiều nhà vãn, nhà thơ trẻ ở
Việt Nam.
Kịch Nga trong giai đoạn 1860 — 1917 cũng có sự vận động đổi mới
vượt bậc. Trong những năm 60, nhà viết kịch A. Ostrovsky (1823 - 1886)
với vở chính kịch nổi tiếng Cơn giông (1860) còn viết theo khuynh hướng
hiện thực tám lí xã hội truyền thống. Đến cuối những nãm 1880 — 1904,
những vở Ivanov (1887), Thần rừng (1889), Hải âu (1896), Cậu Vania
(1897), Ba chị em (1901) và Vườn anh đào (1904) đã nâng kịch tâm lí lên
tẩm cao của kịch hiện dại1.
Trong lĩnh vực thơ ca, vãn học trong giai đoạn 1860 - 1917 cũng có
những thành tựu xuất sắc. Ngay từ những nãm 1860, thi ca Nga đã phãn hoá
rõ rệt: bôn cạnh N. Nekrasov (1821 - 1878) với những tác phẩm trữ tình và
trường ca Ai sung sướng trên đất Nga? (1863 - 1877) được viết theo khuynh
hướng hiện thực xã hội còn có F. Tiutsev (1803 - 1873), nhà thơ sáng tác
theo khuynh hướng trữ tình triết lí và A. Fet (1820 - 1892), nhà thơ duy mĩ
sáng tác theo tinh thần của chủ nghĩa ấn tượng. Sáng tác của các nhà thơ thế
hệ sau cũng hết sức đa dạng: nhà thơ A. Blok (1880 — 1921) với tập Thơ vê
người đàn bà tuyệt vời (1898 - 1904) làm rạng danh cho thi ca của chủ
nghĩa tượng trưng (symbolisme); nhà thơ N. Gumiliev (1886 - 1921) với
những tập thơ Viên ngọc (1910), Bầu trời xa lạ (1912) lại sáng tác theo chủ
nghĩa đỉnh cao (akméisme); nhà thơ B. Khlebnikov (1885 - 1922) vói những
trưòtng ca c n n sến (1010), Thầy phù thnỷ và vệ nữ (1912) trrf thành một
trong những người đi đầu trong khuynh hướng cliù nghĩa vị lai (futurisme).
VĂN HỌC GIAI ĐOẠN SAU 1917
Sau Cách mạng tháng 10/1917, văn học Nga phân hoá thành hai bộ
phận: văn học Xô viết và vãn học hải ngoại, samizdat2.
' Xem Bài 5.
2 Samiidav. trong tiếng Nga có nghĩa là "tự xuất bản", chỉ khuynh hướng vãn học khổng chính
thống, không chấp nhận chính quyén Xô viết dù tổn tại ngay trên đất nước Xô viết. Phấn lớn tác phẩm
của bộ phận văn học này được in ở nước ngoài.
11
Vãn học Xô viết sát cánh cùng những thăng trầm của lịch sử nước Nga
sau Cách mạng, trải qua thời kì nội chiến (1918 — 1921), thời kì đầu khôi
phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH (1921 — 1940), thời kì
chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức (1941 - 1945), cho đến thời kì đỉnh
cao của công cuộc xây dựng CNXH (1950 - 1970), thời kì đổi mói (những
năm 1980). Vãn học Xô viết chấm dứt sự tồn tại cùa mình khi Liên Xô tan
vỡ (1991).
Trong thời kì đầu sau Cách mạng, Nội chiến và những năm khôi phục
kinh tế, vãn học Xô viết hân hoan đón chào cuộc sống mới, đấu tranh để
gìn giữ nó, tích cực xây dựng và cải tạo cuộc sống. Đây là thời kì văn học
Xô viết tích cực khẳng định mĩ học của "những con người thép" và "những
vòng hoa thép". Nhà thơ V. Maiakovsky (1893 — 1930) vốn nổi tiếng trước
Cách mạng như một nhà thơ vị lai, sau Cách mạng cho ra đời trường ca
Về chuyện ấy (1923), v.l. Lenin (1924), Tốt lắm (1930) khẳng định tinh
thần của chính quyền Xô viết và lẽ sống mới. Những tìm tòi đổi mới nghệ
thuật "thơ bậc thang" với những từ ngữ mang sức nặng suy tưởng và cõng
phá của Maiakovsky có ảnh hưởng lớn đến cả một thế hệ những nhà thơ
Việt Nam như Nguyễn Đình Thi, Trần Dần... Những tiểu thuyết như
Con đường đau khổ (1922 - 1941) của A. Tolstoy (1882 — 1945), Chapaev
(1923) của D. Furmanov (1891 - 1926), Chiến bại (1927) của A. Fadeev
(1901 - 1956), Suối thép (1924) của A. Serafimovich (1863 - 1949),
Tliép đã tôi th ế đấy (1932 - 1934) của N. Ostrovsky (1904 - 1936), Bài ca
sư phạm (1933 - 1936) của A. Makarenko (1888 - 1939) với tinh thần
khẳng định ý chí sắt thép của con người mới trưởng thành trong Cách mạng
đã có ảnh hưởng to lớn đến những thế hệ thanh niên Việt Nam trong và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Then đại Cách mạng còn là thời đại của irớc mrt. vì vậy mà trong giai
đoạn này văn xuôi trữ tình cũng có điều kiện phát triển và được khẳng định
với tên tuổi của A. Grin (1880 - 1932) vói những tác phẩm giàu chất thơ,
không thoát li thế giói hiện thực nghiệt ngã, nhưng tràn ngập khát vọng về
một thế giới huyền thoại của những con người mạnh mẽ, hành động dựng
xây hạnh phúc. Truyện vừa Cánh buồm đỏ thắm (1923 - Xem mục Vãn bản)
của A. Grin được Phan Hồng Giang dịch ra tiếng Việt đã góp phần tạo dựng
ước mơ cho một thế hệ thanh niên Việt Nam.
Tuy nhiên, văn học Xô viết trong giai đoạn này không chỉ mang cảm
hứng anh hùng ca mà còn phản ánh cả những bi kịch con người trong
12
Cách mạng và Nội chiến như trong tập Truyện sông Đông (1923 - 1926),
tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (1928 - 1940) của M. Sholokhov1 (1905 -
1984), tiểu thuyết Cuộc đời Klim Samghin (1927 - 1936) của M. Gorki,
truyện vừa Người thứ 41 (1924) của B. Lavreniev (1891 - 1959). Các nhà
văn Xô viết trong giai đoạn này cũng không lẩn tránh những tiêu cực của
xã hội mới đang hình thành như những vở kịch Con rệp (1929), Nhà tắm hơi
(1930) của Maiakovsky; những tập truyện ngắn của M. Zoshenko (1894 -
1958); tiểu thuyết trào phúng Mười hai chiếc ghế (1928) và Con bẽ vàng
(1931) của Inf -P etro v (1 8 9 7 - 1937, 1 9 0 2 - 1942).
Tâm trạng bi kịch còn in đậm trong sáng tác của nhà thơ s. Esenin
(1895 - 1925) với tập thơ Mosk\’a quán rượu (1924) và trường ca Con người
đen (1925). Nhà thơ hào hứng đón chào Cách mạng, nhưng lại cảm thấy lạc
lõng trên đất nước Xô viết, dù chấp nhận thực tế đất nước đổi thay. Những
vần thơ của Esenin về sinh hoạt nông thôn, về tấm lòng của kẻ xa quê rất
gần gũi với công chúng Việt Nam. Bài thơ Thư gửi mẹ (1924) của Esenin đã
được đưa vào chương trình THPT của Việt Nam từ những năm 1990.
Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức đã để lại dấu ấn không phai
trong cả một dòng vãn học Xô viết viết về đề tài chiến tranh.
Ngay trong chiến tranh đề tài này đã đem lại những tác phẩm xuất sắc
như: Paris sụp đổ (1941 - 1942) của I. Erenburg (1891 - 1967), Klioa học
căm thù (1942), Họ chiến dấu vì T ổ quốc (1943) của Sholokhov; Vasili
Chiorkin (1941 — 1945) của A. Tvardovsky (1910 — 1971); Tínli cácli Nga
(1944) của A. Tolstoy; Đội cận vệ thanh niên (1945) của A. Fadeev; Truyện
một người chân chính (1945) của B. Polevoi (1908 — 1981); Đợi anh vê'
(1941 - Xem mục Vãn bản), Một cái tên bất tử (1942), Những người Nga
(1942), Ngày và đêm (1943 - 1944) của K. Simonov (1915 - 1979). Bài thơ
Vợi anh vè' dược nha thơ To Hưu dịch ra liếng Viẹi da uù lien lất gàn gai
với độc giả Việt Nam. Chính nhà thơ Simonov cũng đã sang Việt Nam trong
những năm chống Mĩ và sáng tác tập thơ Việt Nam, mùa đông năm bảy mươi
(1971) trong đó có bài thơ Nỗi đau này kltông của riêng ai đã được Thái Bá Tân
trích dịch ra tiếng Việt.
Sau nãm 1945, vãn học Xô viết tiếp iục ý thức lại đề tài chiến tranh
trong mối quan hệ vói cuộc sống hoà bình một cách sâu sắc hơn và cho
1 Xem Bài 6.
2 Xem mục Văn bán.
13