Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục văn hóa ứng xử cho Sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
786.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1260

Giáo dục văn hóa ứng xử cho Sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THANH NGÀ

GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

VIỆT BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thái Nguyên - Năm 2011

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THANH NGÀ

GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

VIỆT BẮC

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 601401

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Thái Nguyên - Năm 2011

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, xã hội đang thay đổi từng ngày

với tốc độ nhanh. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biến tích cực

trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Kinh tế; chính trị; văn hoá;

nghệ thuật; giáo dục và đào tạo…Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hiện nay cũng

đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề: Đạo đức, luân lý, định hướng giá

trị, thế giới quan, nhân sinh quan lối sống và VHƯX …của nhiều tầng lớp trong xã

hội, trong đó có thế hệ trẻ, đội ngũ SV các trường đại học, cao đẳng.

SV là lực lượng đông đảo, có vai trò to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất

nước. Nói đến SV, tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những

hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Họ là lớp

người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, là chủ nhân tương lai của đất

nước, là lực lượng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đối với thế

hệ trẻ, chăm lo giáo dục bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát

triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc” [11, tr.126].

Để thực hiện nhiệm vụ vinh quang và cũng đầy khó khăn này, bên cạnh việc

chuẩn bị về tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, SV cần được trang bị lối

sống có văn hóa, đặc biệt là VHƯX để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội.

Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, nơi

tập trung nhiều SV sinh sống. Cùng với cả nước, Thái Nguyên đang bước vào thời

kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Điều này làm cho đời sống tinh thần của SV vừa phong

phú vừa phức tạp, nhiều xu hướng mới nảy sinh trong lối sống của SV. Vì thế, xây

dựng con người với lối sống có văn hóa, giao tiếp ứng xử có văn hóa đã trở thành

một nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt đối với SV hiện nay.

2

Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, nằm trên địa bàn Phường Đồng Quang -

Thành phố Thái Nguyên, là cái nôi đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa - nghệ thuật

của khu vực Đông Bắc. Nhà trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục VHƯX

cho SV, coi đây là một vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự thành công

trong đào tạo của nhà trường cũng như góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và

đào tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Giáo dục văn hóa ứng xử

cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc” làm đề tài nghiên

cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những khía cạnh về văn hóa, văn hóa ứng xử, qua khảo sát

và phân tích thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng

Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác

giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt

Bắc nói riêng, trường cao đẳng nói chung.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ

thuật Việt Bắc.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Văn hóa ứng xử của SV Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

3.3 Khách thể điều tra

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi điều tra trên 9 cán bộ quản lý,

40 giảng viên, 288 sinh viên của các khoa Nghiệp vụ văn hóa & Du lịch, Mỹ thuật,

Âm nhạc, Sư phạm Nhạc - Họa.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên

- Nghiên cứu thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Cao

đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

3

- Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa ứng xử

cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc nói riêng, sinh viên

các trường cao đẳng nói chung.

5. Giả thuyết khoa học

Văn hóa ứng xử là biểu hiện một phần của nhân cách con người. Giáo dục

văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ, đặc biệt đội ngũ sinh viên là việc làm quan trọng và

cần thiết. Nếu chỉ ra được biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử

của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc thì sẽ đề xuất được

những biện pháp giáo dục phù hợp, nhằm giúp sinh viên biết cách giao tiếp ứng xử

có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực xã hội góp phần phát triển toàn diện nhân cách

sinh viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc, phân tích theo từng bộ

phận, từng mặt, theo lịch sử để hiểu một cách đầy đủ, toàn diện vấn đề nghiên cứu.

Từ đó liên kết các thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ

thống lý thuyết phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra

Sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khảo sát cán bộ, giảng viên

và sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc nhằm tìm hiểu thực

trạng giáo dục văn hóa ứng xử và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa

ứng xử cho sinh viên. Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng để thu thập thông tin.

6.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số cán bộ quản

lý, giảng viên và sinh viên. Nội dung xoay quanh vấn đề văn hóa ứng xử và thực

trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay.

6.2.3. Phương pháp quan sát

Người nghiên cứu tri giác các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của cán

4

bộ, giảng viên và biểu hiện của sinh viên nhằm thu thập thông tin.

6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của những nhà giáo dục trực tiếp làm công

tác giáo dục SV.

6.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để phân tích, xử lý số liệu điều tra.

7. Phạm vi nghiên cứu

Văn hóa ứng xử của sinh viên được biểu hiện trong tất cả các hoạt động của

cuộc sống hàng ngày, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu văn

hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường cụ thể là: cách ứng xử của sinh viên với

thầy cô, với bạn bè, và trong việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường.

8. Đóng góp mới của luận văn

- Khảo sát và phân tích một cách có hệ thống thực trạng giáo dục văn hóa

ứng xử của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

- Đề xuất những biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới

Trong các thập niên 60 - 80 của Thế kỷ XX, tại Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa Đông Âu vấn đề văn hoá, VHƯX bắt đầu được các tác giả quan tâm

nghiên cứu, tuy nhiên cách nghiên cứu tiếp cận VHƯX tương đồng với lối sống [34,

tr.9 - 10].

Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh

niên ở Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong đó đề

cập đến vấn đề giáo dục VHƯX, định hướng lối sống của thanh niên [2, tr.16-17].

Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu

thanh niên của 11 quốc gia với lứa tuổi từ 18 - 24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát

xã hội Châu Âu nghiên cứu trên thanh niên 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra

này đều đề cập đến vấn đề định hướng lối sống và giáo dục VHƯX cho thanh niên

nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống [2, tr.17-18].

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

Trong nền văn hóa Việt Nam cổ truyền không có khái niệm VHƯX, văn hóa

lối sống. Trước năm 1945, khái niệm phong hóa và phong tục được dùng rộng rãi

trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Khái niệm phong hóa, vừa phản ánh sự bền

vững của phong tục tập quán vừa chỉ rõ mức độ thấm đượm nhuần nhụy, tinh tế của

giáo dục và văn hóa dân tộc trong muôn mặt đời thường [13, tr.12 - 13].

Năm 1987 - 1988, Ban lý luận giáo dục và giáo dục chuyên nghiệp thực hiện

đề tài: “Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của SV”. Đề tài đã chỉ ra

những xu hướng nhân cách của SV trong đó nhấn mạnh VHƯX là một bộ phận cấu

thành nhân cách [2, tr.17-18].

Đề tài cấp Nhà nước, nghiên cứu về lối sống và môi trường, mã số KX.06 -

13 được nêu khái quát trong “Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu về văn hóa,

6

văn minh, mã số KX - 06 (1991 - 1995)” như sau: “Lối sống, trong một chừng mực

nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể của môi trường sống. Môi trường

là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng

đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư”. Định nghĩa

này tiếp cận lối sống như một phương thức ứng xử thực tế của con người trong một

môi trường nhất định [35, tr.3].

Trong nhưng năm gần đây, ngoài một số công trình liên quan đến văn hóa lối

sống, như bàn luận về lối sống, nếp sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội thì cũng có

một vài công trình nghiên cứu VHƯX.

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã

dành hai chương để bàn về VHƯX với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

VHƯX được tác giả quan niệm gồm hai hàm nghĩa: tận dụng và ứng phó thông qua

giao lưu và tiếp biến văn hóa [29, tr.376-572].

Trong tác phẩm “VHƯX của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” các

tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên và VHƯX đối với

môi trường thiên nhiên ở người Hà Nội, từ truyền thống đến hiện đại. Trước thách

thức của toàn cầu hóa trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH các tác giả đã đề xuất

một số phương hướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựng VHƯX của

người Hà Nội với môi trường thiên nhiên. Khái niệm “VHƯX” được tập thể tác giả

xác định gồm “cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi

trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác”[7, tr.54].

Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn

hóa” cho rằng: VHƯX của con người liên quan chặt chẽ với các kỹ năng giao tiếp

đặc trưng được hình thành ở họ, ví dụ như kỹ năng “chỉnh sửa” các ấn tượng ban

đầu về người khác khi mới làm quen với họ, tôn trọng các quan điểm, sở thích, thị

hiếu, thói quen của người khác [15, tr.123 - 125].

Ngoài ra còn có thể kể đến những công trình khác dưới dạng các chuyên đề

khoa học, bài tạp chí, bài báo đề cập đến một phương diện nhất định của VHƯX.

Chẳng hạn trong chuyên luận “Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” thuộc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!