Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ DUNG
GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ DUNG
GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ LỆ TÂM
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
cô giáo TS. Đặng Thị Lệ Tâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian triển khai thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Giáo viên và học sinh
Trường Tiểu học Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên, Trường Tiểu
học Tràng Xá - Huyện Võ Nhai -Thái Nguyên, Trường Tiểu học Đôn Phong
- Huyện Bạch Thông- Bắc Cạn, Trường Tiểu học Lương Hạ - Huyện Na Rì -
Bắc Cạn, Trường Tiểu học Vân Nham - Huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn,
Trường Tiểu học Tân Thanh - Huyện Văn Lãng - Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những
người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh
nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học, quý
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................10
5. Cách tiếp cận..................................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................10
7. Đóng góp mới của luận văn...........................................................................11
8. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................11
Chương 1: LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TIẾNG VIỆT.....................................12
1.1. Khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................................12
1.1.1. Văn hóa................................................................................................12
1.1.2. Văn hóa giao tiếp.................................................................................13
1.1.3. Giáo dục văn hóa giao tiếp ..................................................................14
1.1.4. Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học...............................17
1.2. Vai trò của giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học ....................18
1.2.1. Giáo dục văn hóa giao tiếp với việc hình thành nhân cách.................18
1.2.2. Giáo dục văn hóa giao tiếp tạo nên giá trị sống tích cực của HS........19
1.2.3. Giáo dục văn hóa giao tiếp giúp học sinh tạo lập các mối quan hệ
trong cuộc sống..................................................................................................19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh miền
núi qua môn tiếng Việt ......................................................................................20
1.3.1. Đặc điểm học sinh miền núi phía Bắc.................................................20
1.3.2. Môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục tiểu học........................26
1.3.3. Khả năng giáo dục văn hóa giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở tiểu
học cho học sinh miền núi .................................................................................27
1.3.4. Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học miền
núi trong chương trình Tiếng Việt.....................................................................30
1.4. Vận dụng lí thuyết giao tiếp vào việc rèn kĩ năng giao tiếp có văn hóa
cho học sinh tiểu học miền núi..........................................................................34
1.5. Thực trạng giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học miền núi
phía Bắc qua môn Tiếng Việt............................................................................37
1.5.1. Việc giảng dạy của giáo viên...............................................................37
1.5.2. Việc học tập của học sinh....................................................................40
1.5.3. Thực trạng giáo dục văn hóa giao tiếp ở gia đình và xã hội ...............42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................45
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA MÔN
TIẾNG VIỆT....................................................................................................46
2.1. Khai thác nội dung và lựa chọn các bài học phù hợp để tích hợp giáo
dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc trong môn
tiếng Việt ...........................................................................................................46
2.1.1. Khai thác nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp ...................................46
2.1.2. Lựa chọn các bài học phù hợp để tích hợp giáo dục văn hóa giao
tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc trong môn tiếng Việt .................48
2.2. Quy trình tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục văn hóa giao
tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc................57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v
2.3. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục văn hóa giao
tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc....................................................62
2.3.1. Phương pháp đóng vai.........................................................................63
2.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm..............................................................65
2.3.3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu........................................................67
2.3.4. Phương pháp phân tích tình huống giao tiếp.......................................69
2.4. Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng,
phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh tiểu học miền núi phía Bắc..............72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................76
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................77
3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................77
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................77
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................80
3.4. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................80
3.5. Kết quả thực nghiệm...................................................................................86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................91
1. Kết luận..........................................................................................................91
2. Kiến nghị .......................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................93
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ thống bài học và nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho học
sinh tiểu học miền núi phía Bắc ........................................................49
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 2) ..................................................................................87
Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 4) ..................................................................................88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (Khối 2) ..............................................................................87
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (Khối 4) ..............................................................................88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là một mặt của văn hóa, là nơi tàng trữ văn hóa và biểu
hiện văn hóa của cá nhân, gia đình và của toàn xã hội. Ngôn ngữ và văn hóa,
cụ thể là văn hóa giao tiếp - văn hóa ứng xử không thể tách rời nhau. Trong
giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập quốc tế và
khu vực ngày càng sâu rộng. Công cuộc hội nhập và phát triển ấy đã tạo ra
một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con
người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha
trộn nhau…khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều
bị ảnh hưởng.
1.2. Các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn đề
văn hóa giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học
đến đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến là
hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp có
văn hóa là một năng lực quan trọng. Dạy học theo hướng phát triển năng lực
chính là định hướng trong việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo
khoa, và dạy học trong lần cải cách sắp tới sau năm 2015 ở Việt Nam.
1.3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt! Làm thế nào cho thế hệ trẻ nói
và viết tốt, có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt!
Công việc này không đơn thuần là nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học mà là
công việc của toàn dân. Làm tốt việc kế thừa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ của
dân tộc phải đặt trên phạm vi toàn xã hội, nhưng quan trọng và nòng cốt nhất là
nhà trường phổ thông, đặc biệt là nhà trường tiểu học - nơi đặt những “viên
gạch” nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông và quan trọng hơn là sự hình
thành và phát triển nhân cách con người sau này.
1.4. Môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi học sinh
tiểu học (6 - 11 tuổi) chủ yếu là gia đình và nhà trường. Ở gia đình, các em
2
thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh, chị, em…Ở trường,
đối tượng giao tiếp của các em là thầy cô giáo, bác bảo vệ, các anh chị lớp trên,
các bạn cùng học, các em lớp dưới…Dù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường,
nếu theo cách phân vai giao tiếp “căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
trong cặp vai” (Nguyễn Như Ý) thì học sinh tiểu học thường là người ở vai
dưới. Trong vai giao tiếp phổ biến của mình (người vai dưới nói với người ở
vai trên), học sinh tiểu học cần lễ phép và cần biết sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự của mình.
1.5. Giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp có văn hóa nói
riêng trong nhà trường tiểu học không được tiến hành như một môn học hay
một hoạt động giáo dục cụ thể mà được triển khai qua hai con đường cơ bản:
(1) tích hợp thông qua dạy học các môn học trong chương trình giáo dục cấp
học; (2) thực hiện giáo dục văn hóa giao tiếp qua các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Kết quả điều tra thực tiễn bước đầu cho thấy, có rất nhiều giáo viên
lựa chọn giáo dục văn hóa giao tiếp qua dạy học các môn học phù hợp, trong
đó có môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục văn hóa giao tiếp cho
học sinh tiểu học thông qua dạy học môn học này ở các trường tiểu học vẫn
chưa thực sự được quan tâm và tiến hành chưa hiệu quả.
1.6. Đối với học sinh tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, việc giáo
dục văn hóa giao tiếp còn nhiều khó khăn do điều kiện địa lí, kinh tế vùng
miền, môi trường giao tiếp hẹp, do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc
nên sự giao tiếp còn hạn chế. Đa số các em đều là con em các gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp.
Ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các
em chủ yếu ở vùng núi cao, trung du, khí hậu khắc nghiệt, giao thông chưa phát
triển. Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng
phổ thông còn hạn chế cho nên giáo dục văn hóa giao tiếp cho các em là một
3
vấn đề cấp bách và cần thiết. Việc nghiên cứu cụ thể để đưa ra những giải pháp
thích hợp cho sự phát triển đồng đều về con người giữa các vùng miền là vô
cùng cần thiết, quan trọng.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục văn hóa giao
tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam” nhằm giúp các em có một số kĩ năng giao tiếp cơ bản và có văn
hóa trong cuộc sống góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giáo
dục nhân cách toàn diện cho các em.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, vấn đề kĩ năng giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm từ rất lâu. Ngay từ những năm đầu tiên của giáo dục Xô viết, giáo dục hành
vi văn hóa cho học sinh nói chung và giáo dục văn hóa giao tiếp nói riêng đã
được xác định là một trong những nhiệm vụ sư phạm thực hành của trường Xô
viết. Trong những năm của thập kỉ 70 trở lại đây, đi sâu nghiên cứu và công bố
các tài liệu lý luận về vấn đề này có các tác giả U.C Marienco, B.M Kôrôtop,
O.C Bogơdanova, V.I Petơrôva, I.A Đôrôkhop, U.A Asama…Trong các tác
phẩm của mình, các tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải giáo dục hành vi
văn hóa cho học sinh, nhất là các học sinh nhỏ, đã phân tích mối liên hệ giữa
giáo dục hành vi văn hóa và giáo dục kỉ luật tự giác cho học sinh, đã chỉ ra các
con đường cơ bản giáo dục hành vi văn hóa và các quy tắc hành vi văn hóa cho
từng lứa tuổi cùng với những lời khuyên về phương pháp giáo dục. Song chúng
tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục giao
tiếp có văn hóa cho học sinh và rèn luyện cho học sinh nói lời giao tiếp trong
các dạng bài tập theo một quy trình cụ thể [40], [41], [42].
Ở Mỹ từ thập niên 60 của thế kỉ XX, kĩ năng giao tiếp đã là một trong
những vấn đề nghiên cứu của ngôn ngữ học trong các chuyên đề về phân tích
hội thoại với các tác giả đáng chú ý như Harvey Sack (1963), Schegloff,
Jefferson (1973), Atkinson, Heritage (1984) [49].