Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông khu vực trung Nam bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHẠM VĂN KHANH
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG
DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHU VỰC TRUNG NAM BỘ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ
THÁI NGUYÊN - 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong Luận án này là trung thực.
Nếu nội dung Luận án có sự sai sót, sao chép thành quả của người khác,
tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả Luận án
Phạm Văn Khanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ của các tập
thể, cá nhân, quí thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh, tác giả luận
án xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới:
Với tấm lòng tri ơn sâu sắc, xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Nguyễn
Văn Hộ và PGS.TS Nguyễn Thị Tính đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động
viên tôi trong suốt quá trình làm luận án.
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, Cán bộ chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh khu vực
Trung Nam bộ, các bạn đồng nghiệp, quí Thầy Cô và các em học sinh các
trường Trung học phổ thông đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành
Luận án này.
Trân trọng!
Tác giả Luận án
Phạm Văn Khanh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt............................................................ vii
Danh mục các bảng ........................................................................................viii
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... x
Danh mục các sơ đồ .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
3.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................... 4
6.1. Về phạm vi ............................................................................................. 4
6.2. Về địa bàn .............................................................................................. 4
6.3. Về thời gian............................................................................................ 5
7. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................... 5
8. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................... 5
8.1. Quan điểm tiếp cận................................................................................. 5
8.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
9. Những đóng góp của luận án ........................................................................ 7
9.1. Về lý luận ............................................................................................... 7
9.2. Về thực tiễn ............................................................................................ 7
10. Kết cấu luận án............................................................................................ 8
iv
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG....................................................................................................9
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 9
1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển các tư tưởng hướng nghiệp.................... 9
1.1.2. GDHN của một số nước trên thế giới ........................................... 11
1.1.3. GDHN trong các trường phổ thông Việt Nam.............................. 13
1.1.4. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam về GDHN trong
dạy học các môn học ở trường phổ thông............................................... 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài...................................................... 16
1.2.1. Về khái niệm hướng nghiệp.......................................................... 16
1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp................................................................. 18
1.2.3. GDHN qua môn học ..................................................................... 19
1.2.4. Quy trình GDHN trong dạy học các môn học .............................. 19
1.2.5. Phân luồng HS sau trung học........................................................ 20
1.2.6. Các khái niệm liên quan với GDHN............................................. 20
1.3. GDHN trong trường THPT.................................................................. 22
1.3.1. Mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ GDHN......................... 22
1.3.2. Nội dung GDHN ở trường THPT ................................................. 27
1.3.3. Con đường, nguyên tắc và biện pháp GDHN ở trường THPT........ 31
1.4. GDHN trong dạy học các môn học ở trường THPT........................... 33
1.4.1. Sự cần thiết phải GDHN trong dạy học các môn học ở
trường THPT ..................................................................................................33
1.4.2. Khả năng GDHN trong dạy học các môn học ở trường THPT...................34
1.4.3. Cách thức lồng ghép, tích hợp GDHN trong dạy học các
môn học ở trường THPT.............................................................. 35
1.4.4. GDHN cho HS trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT....... 36
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 41
v
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC
TRUNG NAM BỘ......................................................................................... 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn............................................................... 43
2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu................................................. 43
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 44
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 47
2.2. Thực trạng nhận thức về GDHN cho HS THPT khu vực
Trung Nam Bộ .................................................................................... 49
2.2.1. Nhận thức của GV và CB quản lý giáo dục về GDHN ................ 49
2.2.2. Nhận thức của HS và phụ huynh .................................................. 52
2.3. Thực trạng GDHN trong dạy học các môn khoa học ở trường
THPT khu vực Trung Nam Bộ ........................................................... 54
2.3.1. Thực trạng GDHN qua các môn khoa học trong trường THPT ......... 54
2.3.2. Thực trạng GDHN trong dạy học các môn KHTN....................... 54
2.3.3. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp GDHN
trong dạy học các môn KHTN...................................................... 56
2.3.4. Thực trạng về kết quả GDHN trong dạy học các môn khoa học ........ 58
2.3.5. Thực trạng về kết quả phân luồng HS sau THPT......................... 64
2.4. Thực trạng về sử dụng các biện pháp GDHN trong dạy học các
môn khoa học ở trường THPT khu vực Trung Nam Bộ..................... 67
2.4.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp GDHN.................................... 67
2.4.2. Những khó khăn và nguyên nhân của thực trạng ......................... 69
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 71
vi
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC TRUNG
NAM BỘ......................................................................................................... 72
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp GDHN.................................. 72
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp................................ 72
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................... 73
3.2. Các biện pháp GDHN trong dạy học các môn KHTN ở trường
THPT khu vực Trung Nam Bộ ........................................................... 74
3.3. Giai đoạn 1: Biên soạn tài liệu và xây dựng quy trình GDHN
trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT.................................. 77
3.3.1. Mục đích yêu cầu biên soạn tài liệu và xây dựng Quy trình ........ 77
3.3.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn, cấu trúc nội dung GDHN trong
Quy trình ....................................................................................... 78
3.3.3. Các bước thực hiện Quy trình....................................................... 81
3.3.4. Xây dựng chuẩn đánh giá, thang đánh giá Quy trình ................... 85
3.4. Giai đoạn 2: Thực nghiệm sư phạm..................................................... 90
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................. 90
3.4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm................................... 90
3.4.3. Cách thức đánh giá tính khả thi của Quy trình ............................. 90
3.4.4. Thực nghiệm vòng 1 ..................................................................... 91
3.4.5. Thực nghiệm vòng 2 ..................................................................... 97
3.4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và tính khả thi của
Quy trình ..................................................................................... 102
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 106
1. Kết luận ................................................................................................. 106
2. Khuyến nghị.......................................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt là Diễn giải
01 CB, GV, HS Cán bộ, giáo viên, học sinh
02 GDTX, GDTX-HN Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp
03 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
04 GDHN Giáo dục hướng nghiệp
05 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
06 KHTN Khoa học tự nhiên
07 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn
08 KTTH-HN Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
09 TCCN, CĐ, ĐH Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học
10 THPT, THCS Trung học phổ thông, Trung học cơ sở
11 Quy trình Quy trình giáo dục hướng nghiệp
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách và đặc điểm của 12 trường được khảo sát .................... 49
Bảng 2.2: Thực trạng về sử dụng phương pháp GDHN trong dạy học
các môn KHTN............................................................................. 56
Bảng 2.3: Thực trạng về sử dụng hình thức GDHN trong dạy học các
môn KHTN ................................................................................... 57
Bảng 2.4: Tỷ lệ % chọn phân ban của HS THPT theo địa bàn năm học
2009-2010 ..................................................................................... 58
Bảng 2.5: Tỷ lệ % chọn phân ban của HS THPT theo tỉnh thuộc khu
vực Trung Nam bộ năm học 2009-2010....................................... 59
Bảng 2.6: Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề đào tạo đối
với việc chọn ngành, nghề của HS ............................................... 61
Bảng 2.7: Những hướng dự định của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp
THPT theo năng lực học tập ......................................................... 62
Bảng 2.8: Tỷ lệ% phân luồng HS sau THPT khu vực Trung Nam bộ
qua 3 năm học ............................................................................... 65
Bảng 3.1: Bảng mô tả chi tiết cấu trúc nội dung GDHN được lồng ghép........... 80
Bảng 3.2: Thang đánh giá và tiêu chí đánh giá, xếp loại bài soạn.................. 86
Bảng 3.3: Thang đánh giá và tiêu chí đánh giá xếp loại bài giảng ................. 87
Bảng 3.4: Thang đánh giá và tiêu chí đánh giá Quy trình .............................. 88
Bảng 3.5: Thang đánh giá và tiêu chí tự đánh giá của HS sau khi dự
tiết học có lồng ghép nội dung GDHN theo Quy trình................. 89
Bảng 3.6: Số lượng GV, HS của 6 trường tham gia thực nghiệm ................. 91
Bảng 3.7: Kết quả tự đánh giá của HS qua 6 tiết Vật lý thực nghiệm ............ 95
Bảng 3.8: Kết quả tự đánh giá của HS qua 6 tiết Sinh học thực nghiệm ............ 96
Bảng 3.9: Số lượng GV, HS của 3 trường tham gia thực nghiệm ................. 98
Bảng 3.10: Kết quả tự đánh giá của HS qua 6 tiết Vật lý ............................. 100
ix
Bảng 3.11: Kết quả tự đánh giá của HS qua 6 tiết Sinh học (vòng 2).......... 101
Bảng 3.12: So sánh kết quả thực nghiệm sư phạm soạn, giảng môn
Vật lý........................................................................................... 103
Bảng 3.13: So sánh kết quả thực nghiệm sư phạm soạn, giảng môn
Sinh học ...................................................................................... 103
Bảng 3.14: So sánh kết quả tự đánh giá của HS qua thực nghiệm sư
phạm môn Vật lý......................................................................... 104
Bảng 3.15: So sánh kết quả tự đánh giá của HS qua thực nghiệm sư
phạm môn Sinh học .................................................................... 104
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thái độ sẵn sàng của HS lớp 12 trong chọn trường dự thi ....... 63
Biểu đồ 3.1: Kết quả đánh giá Quy trình của GV và chuyên gia.................. 102
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hướng nghiệp theo quan điểm mới ............................................... 14
Sơ đồ 1.2: Các bộ phận hợp thành hệ thống hướng nghiệp ........................... 23
Sơ đồ 1.3: Nhiệm vụ của GV THPT trong công tác hướng nghiệp................ 26
Sơ đồ 1.4: Miền chọn nghề tối ưu của HS ...................................................... 30
Sơ đồ 1.5: Hệ thống tổ chức hoạt động GDHN trong trường THPT.............. 30
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chi tiết 6 bước thực hiện lồng ghép nội dung GDHN
vào soạn, giảng.............................................................................. 83
Sơ đồ 3.2: Quy trình lồng ghép nội dung GDHN trong soạn, giảng của GV..... 84
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. GDHN là một trong những thành phần tạo nên giáo dục toàn diện
nhằm hình thành và phát triển nhân cách HS. GDHN giúp HS lựa chọn nghề
đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu của xã hội. GDHN
góp phần cho việc phân luồng HS sau trung học được hợp lý.
Trong trường THPT, GDHN có vai trò quan trọng trong việc hình
thành cho HS tri thức về thế giới nghề nghiệp, những hiểu biết về về hệ thống
giáo dục nghề nghiệp, các trường đào tạo và nhu cầu lao động của xã hội bên
cạnh hệ thống tri thức nền tảng của học vấn phổ thông.
Tổng thể những tri thức và kỹ năng đó bước đầu giúp cho HS lựa chọn
con đường và hướng đi phù hợp sau trung học.
1.2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1980)
đều nhấn mạnh nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [37], [38]. Vận dụng quan
điểm nói trên của Đảng, ngày 19/3/1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 126/CP chính thức đưa công tác GDHN vào trường phổ thông.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nêu rõ: “Coi trọng
công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên,
thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [41]. Hiện nay, đứng trước yêu
cầu về thực hiện 3 đột phá chiến lược và nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân” [42] theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực nói chung và chất lượng, hiệu quả GDHN nói riêng càng trở nên cấp thiết.
Đặc biệt đối với khu vực Trung Nam bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi
đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, xây dựng
2
nông thôn mới, nhu cầu đào tạo nhân lực tăng cao nhưng công tác GDHN còn
yếu kém.
1.3. Hoạt động GDHN cho HS hiện nay được thực hiện ở các trường
phổ thông, các trung tâm KTTH-HN, các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất
và các doanh nghiệp.
Nhưng trong trường phổ thông, hoạt động GDHN đa dạng hơn, toàn
diện và sâu sắc hơn như: giảng dạy kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; tổ chức
dạy nghề phổ thông; hoạt động hướng nghiệp; tư vấn hướng nghiệp và GDHN
trong dạy học các môn khoa học… Tất cả điều đó cho thấy vai trò và vị trí
quan trọng của nhà trường phổ thông trong GDHN, đặc biệt là trường THPT,
nơi mà HS sắp sửa ra trường, phải lựa chọn cho mình một trường đào tạo, một
nghề nghiệp trong tương lai.
1.4. Trong hơn 30 năm qua, công tác GDHN ở trường phổ thông đã có
nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng qua thực hiện đổi mới
chương trình, giảm tải nội dung, giảm lý thuyết tăng thực hành và GDHN cho
HS theo hướng: “Học để biết, học để làm, học để sống chung và học để tự khẳng
định mình” [58]. Tuy nhiên chất lượng của công tác này chưa cao và chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn, công tác hướng nghiệp và phân luồng HS sau
trung học đang đứng trước những yếu kém kéo dài. Một trong những lý do quan
trọng của thực trạng này là do công tác tổ chức GDHN ở trường THPT chưa phù
hợp, kém hiệu quả. Đặc biệt, trường THPT chưa khai thác được tiềm năng, ưu
thế GDHN qua môn học nhất là lồng ghép, tích hợp các nội dung GDHN vào
công tác soạn, giảng của GV. Công tác quản lý GDHN cũng còn nhiều vấn đề
cần tháo gỡ.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều và
chưa có những nghiên cứu sâu về GDHN qua môn học ở trường THPT. Trong
những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về GDHN như: Năm
3
2009 ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có công trình “Biện pháp tổ chức hoạt
động GDHN cho HS THPT miền núi Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Nhung;
công trình “Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường THPT khu vực
miền núi Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền ở
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; công trình “Quản lý GDHN THPT
tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”
của tác giả Hồ Văn Thống ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các công trình
nói trên đồng thời cũng là luận án Tiến sĩ nhưng không có công trình nào
nghiên cứu về GDHN trong dạy học các môn khoa học ở trường THPT.
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài luận án với nội
dung vận dụng những nguyên tắc, lý luận cơ bản của GDHN trong dạy học
các môn khoa học ở trường THPT. Đề tài được diễn đạt với tên gọi: “Giáo
dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường
Trung học phổ thông khu vực Trung Nam bộ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các lý luận và thực tiễn GDHN trong trường phổ thông,
Luận án đề xuất một hệ thống các biện pháp bồi dưỡng, chuyển giao quy
trình GDHN cho GV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN cho HS
trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT khu vực Trung Nam bộ.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDHN trong trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp GDHN trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT khu
vực Trung Nam bộ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng, hiệu quả GDHN cho HS trong dạy học các môn KHTN ở
trường THPT khu vực Trung Nam bộ có thể được nâng cao nếu xây dựng
4
được biện pháp GDHN theo quy trình phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu hướng
nghiệp, phát huy được ưu thế của GDHN trong dạy học các môn khoa học và
quy trình đó được chuyển giao cho GV vận dụng trong soạn, giảng.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định các cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm công cụ về
hướng nghiệp và GDHN trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT.
5.2. Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề GDHN trong dạy học các môn
KHTN cho HS THPT khu vực Trung Nam bộ.
5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp GDHN trong dạy học các môn
KHTN ở trường THPT.
5.4. Thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của quy trình GDHN
trong dạy học các môn KHTN.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
6.1. Về phạm vi
Các môn KHTN hiện nay trong trường THPT gồm có 4 môn: Toán
học, Vật lý, Hóa học và Sinh học, nhưng do thời gian nghiên cứu không
nhiều, nên chúng tôi chỉ chọn 2/4 môn để nghiên cứu. Trong 4 môn học này,
môn Toán được xem như môn công cụ nên không chọn. Trong 3 môn còn lại,
môn Vật lý và Sinh học được chọn vì 2 môn này vừa đặc trưng cho KHTN
vừa phù hợp với GDHN cho HS khu vực Trung Nam bộ. Do vậy Luận án giới
hạn chỉ tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm trên hai môn Vật lý và Sinh học
các lớp 10,11,12 chương trình THPT hiện hành.
6.2. Về địa bàn
Đề tài chọn 12 trường THPT thuộc 4 tỉnh khu vực Trung Nam bộ để
triển khai phần khảo sát, đánh giá thực trạng. Mỗi tỉnh chọn 3 trường, mỗi
trường đại diện cho 1 trong 3 khu vực thành phố, thị trấn và nông thôn. Cách
chọn bắt thăm ngẫu nhiên.