Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao dịch về quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC QUANG
GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VƯỢT QUÁ HẠN MỨC SỬ DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VƯỢT QUÁ HẠN MỨC SỬ DỤNG
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số Cn: 8380103
Người hướng dẫn : GS.TS. Đỗ Văn Đại
Học viên : Nguyễn Ngọc Quang
Lớp : Cao học Luật, Bình Thuận Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Quang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BLDS Bộ luật Dân sự
2 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
3 LĐĐ Luật Đất đai
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VƯỢT
QUÁ HẠN MỨC SỬ DỤNG.............................................................................10
1.1. Giao dịch về quyền sử dụng đất với toàn bộ diện tích vượt quá diện
tích sử dụng.....................................................................................................11
1.2. Giao dịch về quyền sử dụng đất mà một phần diện tích vượt quá diện
tích sử dụng.....................................................................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................18
CHƯƠNG 2. XỬ LÝ GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VƯỢT
QUÁ HẠN MỨC SỬ DỤNG.............................................................................19
2.1. Trường hợp công nhận giao dịch về quyền sử dụng đất vượt quá hạn
mức sử dụng ...................................................................................................20
2.2. Trường hợp không công nhận giao dịch về quyền sử dụng đất vượt
quá hạn mức sử dụng.....................................................................................23
2.2.1. Trường hợp không công nhận toàn bộ giao dịch về quyền sử dụng đất
vượt quá hạn mức sử dụng.............................................................................23
2.2.2. Trường hợp không công nhận một phần giao dịch về quyền sử dụng
đất vượt quá hạn mức sử dụng.......................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................35
KẾT LUẬN .........................................................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao dịch về quyền sử dụng đất là một trong số những quy định được nhà
làm luật chú trọng. Trong các giao dịch dân sự ngày nay giao dịch về quyền sử
dụng đất được thực hiện với số lượng rất lớn, thông dụng và phổ biến chính vì vậy
những giao dịch về quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức cũng thường xuyên xuất
hiện và những tranh chấp liên quan đến vấn đề xử lý đối với những khu vực đất
vượt quá hạn mức sử dụng đặt ra cho các nhà quản lý, cơ quan tư pháp quan tâm.
Hiện nay, giao dịch về quyền sử dụng đất được điều chỉnh chủ yếu bởi các
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
và Luật Đất đai năm 2013. Giao dịch về quyền sử dụng đất là một loại giao dịch
dân sự đặc thù, có điều kiện. Có nhiều hình thức giao dịch về quyền sử dụng đất:
chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho; cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; trong đó, chuyển nhượng là
một trong những hình thức phổ biến. Trong giai đoạn hiện nay, giao dịch về
quyền sử dụng đất là đòi hỏi tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trường nhằm
bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do cư trú của công dân. Việc pháp luật
đất đai ghi nhận giao dịch về quyền sử dụng đất đáp ứng nhu cầu của người dân
về đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất - kinh doanh; tạo cơ sở pháp lý cho
người sử dụng đất chủ động đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời,
góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Trong thực tiễn, nhu cầu giao dịch về quyền sử dụng đất đang trở thành
vấn đề cấp thiết, phong phú cả về nội dung và đối tượng. Bước đột phá mới
trong quản lý và sử dụng đất đai được quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Chính sách nông nghiệp, nông thôn đã giải phóng sức lao động, thúc đẩy thị
trường hàng hóa nông nghiệp phát triển. Việc khuyến khích tích tụ ruộng đất,
sử dụng đất bỏ hoang, đồi trọc để tổ chức sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn
từng bước diễn ra gắn liền với phân công lao động trong nông nghiệp, nông
thôn trên cơ sở phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình có quy mô. Từ
đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường phát triển
bền vững, tạo nhiều việc làm cho người dân, tăng thu ngân sách, thúc đẩy kinh
2
tế đất nước phát triển. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ ưu đãi
trong việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đặt biệt là việc ưu tiên mở
rộng mô hình nông nghiệp trang trại, hợp tác xã nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình triển khai xuất hiện nhiều bất cập như: Nguồn lực về
đất đai chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, đặt biệt
là đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp; việc xác định hạn mức đất ở các địa
phương còn chưa được đồng bộ; người chuyển nhượng đất gặp rất nhiều khó
khăn vì chuyển nhượng đất vượt hạn mức và chưa có phương án xử lý; trong quá
trình thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai gặp rất nhiều khó khăn phát
sinh như trong trường hợp hộ gia đình cá nhân đang thế chấp quyền sử dụng đất
vượt hạn mức tại ngân hàng sẽ gây khó thực hiện việc thu hồi; quy định về hạn
mức sử dụng đất nông nghiệp phần nào không thỏa mãn với nhu cầu sản xuất
nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hạn mức giao đất nông
nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân đã được quy định khá cụ thể tại Điều 129 và Điều 130 Luật Đất
đai năm 2013. Tuy nhiên, quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ
gia đình, cá nhân chưa được pháp luật quy định và hướng dẫn một cách cụ thể,
đã gây ra nhiều vấn đề còn tồn tại trên thực tế trong các giao dịch về quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Một số điểm bất cập còn tồn tại cần sớm có
biện pháp tháo gỡ hiện nay bao gồm:
(i) Khó khăn trong việc xác định như thế nào là giao dịch về quyền sử
dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng, giao dịch về quyền sử dụng đất vượt quá
hạn mức sử dụng toàn bộ và giao dịch về quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức
sử dụng một phần;
(ii) Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp phần nào đó không thỏa mãn với
nhu cầu giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
(iii) Với quy định hạn mức sử dụng hiện nay đã gây khó khăn cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất vượt quá hạn mức quy định nên phải nhờ người khác
đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;