Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giao dịch về quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH TOÀN
GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CÓ MỒ MẢ TRÊN ĐẤT
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CÓ MỒ MẢ TRÊN ĐẤT
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số 60.38.0103
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Lê Minh Hùng
Học viên : Lê Thanh Toàn
Lớp : Cao học luật Kiên Giang, Khóa 3
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Minh Hùng.
Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa
từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.
Tác giả
Lê Thanh Toàn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ được viết tắt
BLDS 2015 BLDS năm 2015
BLDS 2005 BLDS năm 2005
LĐĐ 2013 Luật Đất đai năm 2013
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ
MỒ MẢ TRÊN ĐẤT...............................................................................................6
1.1. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả
trên đất.................................................................................................................6
1.1.1. Thực trạng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có mồ mả trên đất ..............................................................................6
1.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất ...............................................................9
1.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................15
1.2. Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên
đất.......................................................................................................................16
1.2.1. Thực trạng pháp luật về thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có mồ mả trên đất ............................................................................16
1.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thực hiện hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất .............................................................18
1.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................23
CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ MỒ MẢ
TRÊN ĐẤT............................................................................................................24
2.1. Hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất ..24
2.1.1. Thực trạng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất có mồ mả trên đất .....................................................................................24
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất có mồ mả trên đất........................................................................26
2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................32
2.2. Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có mồ mã trên đất.............33
2.2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có
mồ mả trên đất................................................................................................33
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất có mồ mả trên đất .....................................................................................34
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................39
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ
trương: “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai”. Sau đó trong các
Báo cáo của Bộ chính trị, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng
nêu rõ chính sách pháp luật trong quản lý đất đai. Quán triệt quan điểm của Đảng
trong gần 20 năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
về đất đai, từng bước nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và đảm bảo thông
thoáng cho cơ chế giao dịch về bất động sản. Gần đây nhất là việc Nhà nước ta đã
ban hành và đưa những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành
Luật Đất đai năm 2013 vào áp dụng trong thực tiễn thay thế cho các quy định của
Luật Đất đai năm 2003 cho thấy những điểm mới hơn trong các quy định của pháp
luật về đất đai, đặc biệt là trong các quy định liên quan tới xác lập quyền của người
sử dụng đất.
Trong bối cảnh BLDS năm 2015 đã giải quyết được những khó khăn, vướng
mắc khi thi hành BLDS năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng BLDS năm 2015 vào
thực tiễn cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế; có những trường hợp
chưa thống nhất trong việc hiểu và áp dụng pháp luật, quy định còn thiếu sót chưa
được nghiên cứu bổ sung, nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp
luật nên rất cần phải hoàn thiện cho phù hợp.
Vấn đề giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất rất dễ bị vô hiệu và rất
khó thực hiện. Trên thực tế, giao dịch quyền sử dụng đất có tài sản trên đất, đặc
biệt là có mồ mả trên đất, càng dễ bị vô hiệu và quá trình thực hiện việc chuyển
giao, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất có tài sản trên đất là vô cùng phức tạp và
khó xử lý, khó thi hành án. Đặc biệt việc trên đất có mồ mả gắn với yếu tố tâm
linh, nên sẽ gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong
việc xử lý tài sản thế chấp vì sẽ dẫn đến trường hợp không người nào dám nhận
chuyển nhượng. Ngoài ra, hiện nay số vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất có
mồ mả trên đất ngày càng nhiều và việc giải quyết rất khó khăn, do chưa có quy
định của luật cũng như có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình áp dụng
pháp luật ở các cấp Tòa khác nhau.
2
Trước thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu tìm ra
những giải pháp sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó kiến nghị biện pháp thống nhất thực tiễn áp dụng pháp luật về những
quy định về giao dịch quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam mà cụ thể hơn đó
là thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất được áp dụng một
cách hiệu quả.
Chính vì vậy, việc chọn vấn đề “Giao dịch về quyền sử dụng đất có mồ mả
trên đất theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là hết sức
cần thiết và có tính thời sự, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi ngành Tòa án
đang thụ lý giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất ngày càng tăng về
số lượng và phức tạp về nội dung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan đến đề tài này như sau:
- Đỗ Văn Đại (2011), “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về
quyền sử dụng đất”, Nhà xuất bản lao động. Công trình này có nghiên cứu về hình
thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và một số tranh chấp phổ
biến về chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi giải quyết ở Tòa án mà chưa đề cập
đến mồ mả có trên đất trong trường hợp thế chấp hoặc chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
- Đỗ Văn Đại (2015), “Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm
2015”. Công trình có đề cập đến những điểm mới của BLDS 2015 về hợp đồng thế
chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản trên đất. Tuy nhiên công trình
chưa đi sâu phân tích về vấn đề giao dịch quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất.
- Đỗ Văn Đại (2018), “Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt
Nam, Bản án và bình luận Bản án”, Nhà xuất bản Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam. Công trình có đề cập đến thế chấp quyền sử dụng đất có tài sản trên đất. Tuy
nhiên công trình chưa đi sâu phân tích về vấn đề thế chấp và chuyển nhượng quyền
sử dụng đất có mồ mả trên đất.
- Đỗ Văn Đại (2018), “Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận Bản
án”, Nhà xuất bản Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam. Công trình có đề cập đến thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm chuyển quyền sở hữu quyền tài sản. Tuy
3
nhiên công trình chưa đi sâu phân tích về vấn đề giao dịch quyền sử dụng đất có mồ
mả gắn liền với đất.
- Lưu Quốc Thái (2009), Pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất - thực
trạng và hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ. Công trình này có nghiên cứu liên quan
đến vấn đề thị trường quyền sử dụng đất, nêu lên được một số quy định trong BLDS
và Luật đất đai nhưng chủ yếu nghiên cứu chuyên biệt về thị trường quyền sử dụng
đất mà chưa đi sâu nghiên cứu về các quy định chuyên biệt về giao dịch về quyền
sử dụng đất có mồ mả trên đất.
- Trần Văn Nhiên (2015), “Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử
dụng đất của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại”, Luận văn thạc sĩ. Công trình
này có nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất
của bên thứ ba, xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bên thứ ba tại ngân
hàng mà chưa đi sâu tìm hiểu về trường hợp chuyển nhượng quyền sử đất có mồ mả
không đề cập đến hợp đồng chuyển nhượng phải xử lý như thế nào.
- Thái Thanh Hải (2007), “Những vấn đề pháp lý về chuyển nhượng quyền sử
dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương và hướng hoàn thiện”. Công trình này
có đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chưa nói
đến chuyển nhượng quyền sử đất có mồ mả trên đất cũng như xử lý tài sản thế chấp
có mồ mả trên đất.
Nếu như các công trình nghiên cứu về thế chấp và chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nói chung là khá nhiều, thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về giao dịch quyền sử dụng đất mà có mồ mả trên đất. Trước thực trạng tình hình
nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu một cách toàn
diện từ lý luận đến thực tiễn để hoàn thiện các quy định về giao dịch về quyền sử
dụng đất mà có mồ mả trên đất. Trên cơ sở đó tác giả nghiên cứu đề tài một cách
riêng biệt có chiều sâu và toàn diện về giao dịch về quyền sử dụng đất có mồ mả trên
đất trên những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tác giả muốn làm sáng tỏ những
quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về giao dịch
quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp
4
đồng bộ nhằm hoàn thiện các quy định về giao dịch quyền sử dụng đất mà trên đất
có mồ mả.
Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ các quy định pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật đất đất
Việt Nam quy định về giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
về giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về
giao dịch quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam tại
BLDS 2015, LĐĐ 2013 và các văn bản có liên quan về giao dịch quyền sử dụng đất
có mồ mả trên đất; việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn và phương hướng
hoàn thiện những quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất.
Phạm vi nghiên cứu: Tên đề tài là “Giao dịch quyền sử dụng đất có mồ mả
trên đất theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, giao dịch về quyền sử dụng đất là rất
rộng, bao gồm các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, … nhưng trong phạm vi nghiên cứu,
tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về thế chấp và chuyển nhượng quyền sử dụng đất có
mồ mả trên đất; đi sâu tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,
cụ thể là LĐĐ 2013, LNƠ 2014, BLDS 2015 và các luật khác có liên quan quy định
về thế chấp và chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất bởi trong thực
tiễn hiện nay, các tranh chấp về giao dịch thế chấp và chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có mồ mả trên đất là rất phổ biến, chiếm số lượng lớn trong số các vụ án
mà Tòa án thụ lý. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả phân tích những quy định hiện
hành về thế chấp và chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất là chủ
yếu. Trên cơ sở đó, phân tích những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong suốt luận văn để phân
tích các nội dung của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp và
5
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất; đồng thời tác giả còn sử dụng
phương pháp này trong việc phân tích những khó khăn, vướng mắc của việc áp
dụng các quy định của pháp luật hiện hành khi giải quyết các tranh chấp về vấn đề
này; từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng trong cả chương 1 và chương 2
để so sánh đối chiếu với các quy định liên quan nhằm làm rõ thêm những quy định
về thế chấp và chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất so sánh pháp
luật hiện tại và pháp luật trước đây nhằm làm rõ từng vấn đề bất cập.
- Phương pháp bình luận án được tác giả sử dụng chủ yếu trong mục 1.1, 1.2,
2.1, 2.2 để nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật hiện hành.
- Sau cùng là phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để hoàn thành luận
văn trên cơ sở tập hợp các tài liệu đã thu tập được.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn đã giải quyết vấn đề cơ sở của
những quy định pháp luật về giao dịch về quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất và
việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Đánh giá khách quan toàn diện về các quy
định của pháp luật và tác động tới những chủ thể áp dụng pháp luật. Góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật hiện hành còn vướng mắc.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Luận văn này có thể sử dụng để làm tài liệu tham
khảo cho các Thẩm phán, Thư ký, Luật sư. Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng để
học tập, nghiên cứu.
7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 02 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất.
Chương 2. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất.
6
CHƯƠNG 1
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CÓ MỒ MẢ TRÊN ĐẤT
Trong chương này tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật
về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất theo đó tác giả chia ra hai
trường hợp hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên
đất và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất
nhưng khi chuyển nhượng thì các bên không đề cập đến mồ mả trên đất trong hợp
đồng chuyển nhượng, nêu lên khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp
luật, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này.
1.1. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả
trên đất
1.1.1. Thực trạng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất có mồ mả trên đất
Một trong những đảm bảo mà Nhà nước đã thực thi bằng pháp luật kể từ Luật
Đất đai năm 1993 (sau đây gọi là LĐĐ 1993) đến nay chính là việc trao cho người
sử dụng đất các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Việc người sử dụng đất
được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất, nghĩa là tiến hành dịch chuyển quyền
sử dụng đất của mình theo nội dung và hình thức nhất định phù hợp quy định của
pháp luật đất đai1
, thể hiện sự thừa nhận và khẳng định của Nhà nước rằng quyền sử
dụng đất là tài sản của người sử dụng đất; Họ được đưa nó vào lưu thông, trao đổi
trên thị trường; tạo thuận lợi để người sử dụng đất khai thác tối đa lợi ích từ đất đai.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp người sử dụng đất đều có quyền
định đoạt quyền sử dụng đất mà pháp luật đất đai quy định, cụ thể trường hợp người
sử dụng đất có mồ mả trên đất là trường hợp điển hình. Theo khoản 1 Điều 104
LĐĐ 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công
trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản gắn liền với đất bao gồm
nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại
1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức, tr. 209
7
thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Như vậy, luật không đề cập đến việc mồ mả trên đất có phải
là tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Một trong những điều kiện để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất trong trường hợp trên đất không có tài sản là đất phải thuộc quyền sử dụng của
bên chuyển nhượng, tức đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 188
LĐĐ 2013). Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất
(trong phạm vi hẹp tác giả nghiên cứu là mồ mả gắn liền với đất) thì ngoài giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, bên chuyển nhượng phải có giấy tờ chứng minh
cam kết đối với mồ mả chẳng hạn như sau này sẽ tự nguyện di dời, chừa phần đất
liên quan đến mồ mả ra.... Thực tế, đối với đất đai có mồ mả trên đất khi tham gia
giao dịch thì sẽ gặp nhiều khó khăn làm cho giao dịch chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và tài sản trên đất gặp một số khó khăn nhất định, dẫn đến trường hợp có
tranh chấp phát sinh.
Hiện nay, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất
luật chưa quy định cụ thể, LĐĐ 2013 chưa có quy định nào quy định về trường hợp
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất có mồ mả trên đất cũng không hề có
chú thích là trên đất có phần mồ mả hay mô tả mồ mả trên đất dẫn đến thực tế là
trong khi các bên thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dung đất dễ xảy ra
tranh chấp.
Đối với trường hợp là nhà ở mà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở khi tham gia giao dịch thì hiện nay luật cũng đã có những quy định: “mua bán, thế
chấp nhà ở hình thành trong tương lai; tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa,
nhà tình thương; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê
mua nhà ở xã hội hoặc phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà
ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật nhà ở; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy
quyền quản lý nhà ở; nhận thừa kế nhà ở; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường
hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trường hợp nhà ở
cho thuê thì ngoài các điều kiện: Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở; Không bị kê biên để
thi hành án; nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có
8
đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.” Các trường
hợp trên khi giao dịch về nhà ở thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
Còn đối với mồ mả gắn liền với đất thì luật hiện hành chưa hề quy định cụ thể.
Hiện nay khi người dân yêu cầu công chứng thì công chứng viên căn cứ vào
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Phần mồ mả trên đất không hề có sự mô tả nào, cho dù
kiểm tra thực tế thì công chứng viên cũng không xác định được mồ mả xây dựng
trên đất đó thuộc quyền sở hữu của ai. Vì việc xác định chủ sở hữu, sử dụng đối với
một tài sản phải căn cứ vào giấy tờ chứng minh quyền tài sản do cơ quan có thẩm
quyền cấp. Trong thực tế và theo lời khai của các bên thì không thể khẳng định
được trên phần đất đó có mồ mả hay không. Chủ sở hữu tài sản phải làm thủ tục
theo quy định của pháp luật tại Văn phòng đăng ký nhà đất để chứng minh quyền sở
hữu của mình. Và công chứng viên vẫn có thẩm quyền chứng nhận giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dựa trên những giấy
tờ pháp lý đã có. Dẫn đến trong thực tiễn xuất hiện nhiều trường hợp khi chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và trên đất có mồ mả gắn liền với đất nhưng trong hợp
đồng các bên không đề cập đến dẫn đến xảy ra tranh chấp phát sinh. Do đó đòi hỏi
cần phải có sự thống nhất trong thực tiễn xét xử để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Tuy nhiên hiện nay, thực tiễn xét xử có nơi Tòa án cho rằng hợp
đồng vô hiệu, có nơi Tòa án công nhận hợp đồng. Theo Điều 408, BLDS 2015 quy
định như sau:“1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể
thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu;2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà
một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải
bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc
hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được; 3. Quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều
phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có
hiệu lực.”
Khoản 1, Điều 408 BLDS 2015 khác với quy định tại khoản 1, Điều
411BLDS 2005 ở chỗ, cứ thuộc trường hợp “đối tượng không thể thực hiện được”
thì hợp đồng bị vô hiệu, không cần kèm theo điều kiện “vì lý do khách quan”. Quy
định tại Điều này là hoàn toàn hợp lý và có tính chất đương nhiên, không thể khác.