Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giao dịch về bất động sản đang được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Đại
Học viên: Phạm Quang
Lớp: Cao học Luật Phú Yên, khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân.Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình, luận văn nào trước đây. Các thông tin tham khảo trong luận văn đều
được tác giả trích dẫn một cách đầy đủ và cẩn thận.
Tác giả luận văn
Phạm Quang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CHUYỂN NHƢỢNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG ĐƢỢC THẾ
CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ .................................................8
1.1. Chuyển nhƣợng bất động sản đang đƣợc thế chấp không đƣợc bên nhận
thế chấp đồng ý .....................................................................................................8
1.1.1. Bất cập....................................................................................................10
1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện ..............................................................................14
1.2. Chuyển nhƣợng bất động sản đang thế chấp đƣợc bên nhận thế chấp
đồng ý ...................................................................................................................16
1.2.1. Cách thức đồng ý của bên nhận thế chấp ..............................................16
1.2.2. Hệ quả pháp lý của việc đồng ý của bên nhận thế chấp ........................19
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................23
CHƢƠNG 2. CHO THUÊ BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG ĐƢỢC THẾ CHẤP ĐỂ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ..................................................................24
2.1. Khả năng cho thuê bất động sản đang đƣợc thế chấp để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ .......................................................................................................24
2.1.1. Bất cập....................................................................................................25
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện ..............................................................................31
2.2. Cơ chế xử lý bất động sản đang đƣợc thế chấp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ................................................................................................................32
2.2.1. Bất cập....................................................................................................32
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện ..............................................................................37
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội không ngừng vận động và phát triển như hiện
nay, giao dịch bảo đảm được các bên lựa chọn sử dụng như một công cụ thông dụng
và quan trọng nhất. Theo đó, các bên trong giao dịch thỏa thuận việc áp dụng các
biện pháp bảo đảm cần thiết để bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện, góp phần
giúp cho quyền và lợi ích của các bên trong các giao dịch đó được thực hiện theo
đúng thỏa thuận. Các biện pháp bảo đảm được đặt ra nhằm hạn chế tình trạng người
có quyền trong giao dịch rơi vào thế bị động, phụ thuộc vào hành vi của người khác
trong mối quan hệ dân sự, tạo điều kiện cho bên có quyền có được thế chủ động trong
thực tế hưởng quyền dân sự, đồng thời giúp ngăn ngừa, khắc phục những hậu quả xấu
do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Thực tế chỉ ra
rằng các biện pháp bảo đảm có được coi là “chiếc phao an toàn” đối với bên nhận bảo
đảm hay không không chỉ phụ thuộc vào hiệu lực của biện pháp bảo đảm đó đối với
các bên trong giao dịch bảo đảm, mà còn phụ thuộc vào sự tự giác thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là đối với bên thế chấp các bất động sản.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay phát sinh hai giao dịch mà bên thế chấp thường
thực hiện khi các bất động sản đang thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ đó là (i) giao
dịch chuyển nhượng; (ii) giao dịch cho thuê.
Đối với giao dịch chuyển nhượng bất động sản đang thế chấp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ có bất cập trong thực tiễn là đôi khi gặp trường hợp bên thế chấp
chuyển nhượng tài sản thế chấp cho người khác mà không có sự đồng ý của bên
nhận thế chấp, trước việc bên thế chấp định đoạt tài sản thiếu sự đồng ý của bên
nhận thế chấp thì vấn đề đặt ra là phải xử lý như thế nào. Song song đó, vẫn xảy ra
trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý việc chuyển nhượng của bên thế chấp và bên
nhận chuyển nhượng. Khi bên nhận thế chấp đã đồng ý để bên thế chấp định đoạt
tài sản, Bộ luật Dân sự (gọi chung là BLDS) cũng không quy định rõ hệ quả pháp lý
của sự đồng ý đó cũng như hình thức của sự đồng ý, có bắt buộc lập thành văn bản
hay không. Và trên thực tiễn giao dịch chuyển nhượng vẫn bị vô hiệu mặc dù bên
nhận thế chấp đồng ý việc chuyển nhượng bất động sản đang thế chấp.
Đối với giao dịch cho thuê bất động sản đang thế chấp để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ, các bất cập chủ yếu liên quan đến vấn đề nêu trên là không đề cập
2
đến nội dung nếu như bên nhận thế chấp không đồng ý cho thuê thì bên thế chấp
có được cho chủ thể khác thuê hay không. Đồng thời, pháp luật cũng không đề
cập trường hợp bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ thông báo thì phải chịu chế tài
như thế nào. Song song đó, khi tài sản thế chấp cho thuê phải xử lý để thực hiện
nghĩa vụ thì số phận của các hợp đồng thuê như thế nào chưa được quy định một
cách rõ ràng.
Xuất phát từ những bất cập của vấn đề, cũng như từ thực tiễn giải quyết tranh
chấp, tác giả chọn đề tài “Giao dịch về bất động sản đang được thế chấp để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ luật học của
mình, nhằm góp phần nghiên cứu những quy định của pháp luật về 02 loại giao dịch
thường xảy ra là giao dịch chuyển nhượng và cho thuê bất động sản đang được thế
chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Từ đó, mạnh dạn đề xuất hướng áp dụng pháp
luật trong thực tiễn để nhằm cho việc áp dụng pháp luật được thuyết phục hơn, theo
lẽ công bằng hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Về sách chuyên khảo, giáo trình:
+Sách chuyên khảo của tác giả Đỗ Văn Đại (2021), Luật các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (tập 1), Nxb. Hồng
Đức. Đây là công trình khoa học trình bày rất chuyên sâu các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ Việt Nam. Sách chuyên khảo này cung cấp thông tin liên quan
đến những vấn để chung về biện pháp bảo đảm, thực hiện biện pháp bảo đảm,…Các
vấn đề được trình bày, đánh giá, phân tích theo chủ đề dưới dạng bình luận bản án,
có sự kết hợp với lý luận, đối chiếu với pháp luật nước ngoài và đôi khi với cổ luật
Việt Nam. Thông qua các bản án, công trình khoa học này người viết đã tập trung
phân tích quan điểm của Toà án liên quan đến giao dịch đối với bất động sản đang
thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ, từ đó đối chiếu chúng với BLDS và các văn bản
pháp luật có liên quan, có so sánh một số nội dung tương ứng của pháp luật nước
ngoài. Tài liệu này đưa đến cho tác giả hai lợi ích quý báu. Thứ nhất, tác giả học
được cách tìm hiểu, phân tích bản án mang tính chất chuyên sâu với giá trị là
nguyên liệu để triển khai luận văn. Thứ hai, những phân tích trong các trường hợp
cụ thể này là sự tham khảo để triển khai dàn ý cũng như những nội dung cơ bản của
đề tài, đặc biệt liên quan đến giao dịch cho thuê bất động sản đang thế chấp để bảo
đảm nghĩa vụ.
3
+ Sách Bình luận khoa học – Những điểm mới của BLDS năm 2015 do tác
giả Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), NXB, Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, thành
phố Hồ Chí Minh. Với tài liệu chuyên khảo trên đây, các tác giả đã phân tích,
nghiên cứu những điểm mới của BLDS năm 2015 với mục đích phổ biến các quy
định mới, cung cấp cho người đọc sự nhìn nhận một cách tổng quan và sâu hơn về
các quy định của pháp luật dân sự, đồng thời cũng đưa ra những đánh giá về ưu,
nhược điểm của các quy định mới trong BLDS năm 2015. Ngoài ra, tác giả còn
lồng ghép sự bình luận, phân tích về sự thay đổi giữa BLDS năm 2005 với
BLDSnăm 2015.Đặc biệt, vấn đề giao dịch bảo đảm là một điểm mới được tác giả
đề cập trong chương bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có quyền và nghĩa vụ
của bên thế chấp.Đây là nền tảng pháp lý để tác giả cập nhật nghiên cứu trong quá
trình làm đề tài luận văn về giao dịch chuyển nhượng cũng như cho thuê bất động
sản đang thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
+ Sách do tác giả Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học
BLDS năm 2005 (tập II), Nxb. Chính trị Quốc gia.Mặc dù, sách này được viết khi thi
hành BLDS năm 2005, tuy nhiên, vẫn có giá trị tham khảo đối với luận văn này.Cuốn
bình luận phân tích về từng điều luật trong BLDS năm 2005. Trong đó, các tác giả
cũng bình luận về các điều luật cụ thể được quy định trong mục 5 chương XVII về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Những nội dung này là nền kiến thức cơ bản
được luận văn tiếp thu để truyền tải các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
+ Sách của tác giả Trần Anh Tuấn (2016), Bình luận khoa học BLDS năm
2015, NXb. Tư pháp. Đối với tài liệu này, tác giả cũng đã bình luận từng điều luật
cụ thể về giao dịch nói chung, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi BLDS năm
2015 mới có hiệu lực. Các nội dung này được luận văn sử dụng làm nền kiến thức
cơ bản cho phần nghiên cứu chính của đề tài.
+ Sách chuyên khảo của tác giả Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp
đồng, NXB, Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu này là công trình
nghiên cứu khá toàn diện, có tính chất chuyên sâu các quy định của pháp luật về
hiệu lực của hợp đồng nói chung theo BLDS năm 2015. Trên cơ sở phân tích, bình
luận các vấn đề pháp lý cơ bản về hiệu lực hợp đồng của pháp luật Việt Nam, so
sánh với những quy định của luật pháp quốc tế, giúp cho người đọc có cái nhìn đa
chiều về vấn đề này từ đó tác giả của công trình này đã đưa ra những ý kiến đánh
giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là phần trình bày về các điều kiện
4
có hiệu lực của hợp đồng. Phần trình bày về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt
nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu về nội dung tính hiệu lực của các giao dịch
trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm bất động sản, đặc biệt khi các bất động sản này
đang thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
+ Giáo trình Pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế của nhiều tác
giả do tác giả Lê Minh Hùng (chủ biên) (2019), NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình khoa học trình bày khá chuyên sâu
các vấn đề về tài sản,quyền sở hữu và thừa kế.Đặc biệt,giáo trình đã dành một phần
nghiên cứu về khái niệm và phân loại bất động sản.Đây là nền tảng lýluận cơ bản
giúp tác giả có định hướng bước đầu trong việc tiếp cận lý luận và đặt nền tảng cho
việc triển khai đề tài dưới góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật về các loại bất động
sản đối tượng của giao dịch bất động sản.Giáo trình này cũng đã có sự phân tích,
làm rõ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, giúp cho tác giả có cơ sở đánh giá
các căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản, đặc biệt giao dịch
liên quan đến bất động sản đang được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Bài báo đăng trên tạp chí của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp “Đăng ký giao
dịch bất động sản trong Luật dân sự Pháp và so sánh với việc đăng ký giao dịch
đảm bảo ở Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, (01), tr. 52-56. Tác giả đã phân tích
các quy định của pháp luật dân sự Pháp có liên quan đến chế định đăng ký giao dịch
bất động sản trong đó tập trung khai thác, tìm hiểu về mục đích pháp lý của việc
đăng ký giao dịch bất động sản, các loại giao dịch bất động sản phải được đăng ký
và vấn đề tổ chức đăng ký giao dịch bất động sản. Từ đó, tác giả có sự liên hệ với
pháp luật Việt Nam trong vấn đề đăng ký giao dịch đảm bảo, đưa ra những bằng
chứng, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
này. Do đó, bài viết này cũng là cơ sở để tác giả triển khai nội dung phân tích về
giao dịch liên quan đến bất động sản khi bất động sản này đã được đăng ký thế chấp
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hầu hết các tài liệu nêu trên đều đã thực hiện việc nghiên cứu chuyên sâu về
một khía cạnh nhất định. Các nội dung liên quan trực tiếp đến giao dịch chuyển
nhượng, cho thuê các bất động sản đang được thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ hiện vẫn
còn vắng bóng. Tuy nhiên, các công trình này vẫn có những giá trị tham khảo cao khi
tác giả xây dựng dàn ý, triển khai nội dung và đưa ra các phân tích trong luận văn của
mình. Tuy chưa có công trình nào trực tiếp liên quan đến đề tài hẹp của luận văn
5
nhưng các kết quả nghiên cứu của luận văn đều được ảnh hưởng và rút kinh nghiệm
từ các giá trị tích lũy được trong các tài liệu tham khảo.
Với đề tài luận văn này, tác giả sẽ phân tích, bình luận các bản án liên quan
đến giao dịch chuyển nhượng, cho thuê các bất động sản đang được thế chấp để bảo
đảm nghĩa vụ. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại những giá
trị hữu ích nhất định cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về giao
dịch chuyển nhượng, cho thuê các bất động sản đang được thế chấp để bảo đảm nghĩa
vụ, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại
theo lẽ công bằng hơn. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu này còn giúp tác giả học hỏi,
nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đem lại hiệu quả cao nhất cho
công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Từ những lý do nêu trên, có thể khẳng định đề tài luận văn của tác giả mang
tính mới trong bối cảnh hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống
các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến vấn đề giao dịch về bất
động sản đang được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhất là giao dịch
chuyển nhượng và cho thuê, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định
mới trong BLDS năm 2015, so sánh với các quy định pháp luật trong BLDS năm
2005, các văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành. Từ đó,
có sự đối chiếu với thực tiễn xét xử tại Tòa án, đặc biệt khai thác sâu thực trạng về
vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến hệ quả, ảnh hưởng của giao dịch giúp
bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế
hiện nay.
Tác giả thực hiện việc so sánh pháp luật, nhận định, phân tích những bất cập,
không thống nhất giữa các quy định trong văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng,
đưa ra những kiến nghị, đề xuất hướng khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện quy
định pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật Việt
Nam và thực tiễn áp dụng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết
6
giao dịch chuyển nhượng, cho thuê bất động sản đang được thế chấp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả chủ yếu tập trung phân tích, nghiên cứu về những nội dung liên quan
đến giao dịch chuyển nhượng, cho thuê bất động sản đang được thế chấp. Đồng
thời, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015, có đối chiếu
với BLDSnăm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành và đặt trong mối tương quan
với các văn bản pháp luật hiện hành như Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm
2014,…Do luận văn phục vụ cho vấn đề ứng dụng nên ngoài căn cứ lý thuyết còn
được viện dẫn dựa trên các sự việc, bản án có thực của một số địa phương để tạo
tính thuyết phục về nội dung và quan điểm sửa đổi, bổ sung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn được xuyên suốt đúng với mục đích và phạm vi đã
đặt ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, cụ thể:
Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các quy định
hiện hành của pháp luật về trường hợp bên thế chấp chuyển nhượng tài sản thế chấp
cho người khác mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Ngoài ra, phân tích
trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý việc chuyển nhượng của bên thế chấp và bên
nhận chuyển nhượng. Đồng thời, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh nhằm
đánh giá, định hướng cho các nội dung liên quan đến vấn đề này. Song song với
phương pháp phân tích và bình luận bản án, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng
hợp tại phần kết luận của mỗi mục và chương để khái quát những nội dung đã trình
bày và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật.
Tại Chương 2, tác giả vận dụng phương pháp so sánh, phân tích để làm rõ
các quy định của pháp luật về giao dịch cho thuê bất động sản đang thế chấp để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời, phân tích trường hợp bên thế chấp vi phạm
nghĩa vụ thông báo thì phải chịu chế tài như thế nào. Song song đó, khi tài sản thế
chấp cho thuê phải xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì số phận của các hợp đồng thuê
được quy định như thế nào. Tương tự Chương 1, tại phần kết luận của từng mục và
kết luận chương, phương pháp tổng hợp được vận dụng để khái quát những vấn đề
pháp lý tác giả đã phân tích nhằm rút ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện quy
định của pháp luật. Đặc biệt, Chương 2 chú trọng đến việc sử dụng phương pháp