Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1909

Giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu theo pháp luật Dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HUỆ

GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG VÔ HIỆU

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG VÔ HIỆU

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng ứng dụng

mã cn: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Lê Minh Hùng

Học viên: Lê Văn Huệ

Lớp: Cao học Luật, An Giang Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung luận văn “Giao dịch hụi, họ, biêu,

phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp

và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Minh

Hùng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong

phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là

hoàn toàn chính xác, đúng sự thật. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung

thực của đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Học Viên

Lê Văn Huệ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết thường

1 BLDS Bộ luật Dân sự

2 BLHS 1999 Bộ luật Hình sự

3 NĐ số 19/2019/NĐ-CP

Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính

Phủ ngày 19 tháng 02 năm 2019 quy định

về hụi, họ, biêu, phường có hiệu lực thi

hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019

4 TAND Tòa án nhân dân

5 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU PHƯỜNG

VÔ HIỆU....................................................................................................................8

1.1. Vi phạm quy định về chủ thể tham gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường ..8

1.1.1. Đối với bên chủ hụi ..................................................................................8

1.1.2. Đối với hụi viên ........................................................................................9

1.2. Không đảm bảo sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch ...............11

1.2.1. Thực trạng pháp luật về sự vi phạm yếu tố tự nguyện của chủ thể tham

gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường..................................................................11

1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................16

1.3. Nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ, biêu, phường vi phạm điều

cấm của luật, trái đạo đức xã hội ......................................................................17

1.3.1. Thực trạng pháp luật về nội dung, mục đích của giao dịch hụi, họ, biêu,

phường vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội..................................17

1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................19

Kết luận chương 1 ...................................................................................................21

CHƯƠNG 2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH HỤI, HỌ, BIÊU,

PHƯỜNG VÔ HIỆU...............................................................................................22

2.1. Hoàn trả vốn gốc khi giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu................22

2.1.1. Thực trạng pháp luật về việc hoàn trả vốn gốc khi giao dịch hụi, họ,

biêu, phường vô hiệu ........................................................................................22

2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................26

2.2. Tính lại lãi đã trả và lãi phát sinh khi giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô

hiệu. ......................................................................................................................26

2.2.1. Thực trạng pháp luật về tính lại lãi đã trả và lãi phát sinh khi giao dịch

hụi, họ, biêu, phường vô hiệu ...........................................................................26

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................35

Kết luận chương 2 ...................................................................................................37

KẾT LUẬN..............................................................................................................38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động tích cực đến nền kinh

tế Việt Nam trong thời gian qua. Theo đó, các yếu tố tích cực đã đang và tiếp tục

giải phóng mạnh năng lực sản xuất, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc

biệt kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Thành phần kinh tế này

tiếp tục đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra tiền đề ổn định nền kinh tế

trong tương lai, bước đầu cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng tăng trưởng nhanh,

phát bền vững và bảo vệ tốt môi trường.

Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển và

hội nhập, nhiều người muốn đầu tư kinh doanh, mua bán…nhưng thiếu vốn hoặc

vốn ít, trong khi tài sản thế chấp là không có hoặc có cũng không đủ để đáp ứng nhu

cầu, chính vì vậy mà rất nhiều người tham gia giao dịch dân sự, mà ở đó việc huy

động vốn không phải qua thủ tục bảo đảm nào khác, một số khác có đồng vốn nhàn

rỗi, nhưng không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn

muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng buộc

như hợp đồng vay tài sản. Một số người khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn

có một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện đời sống của mình. Tất cả những

mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi tham gia giao dịch hụi, họ, biêu,

phường. Một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống

nhân dân ta ở khắp tất cả các vùng miền.

Song cùng với sự ngày càng phát triển của xã hội thì giao dịch về hụi, họ, biêu,

phường cũng có những chuyển biến mới, từ việc chơi hụi, họ nhằm mục đích tiết

kiệm, góp vốn kinh doanh tương trợ giúp đỡ nhau là chủ yếu, thì ngày nay hình thức

hụi có lãi đã phát triển nhanh chóng. Kéo theo đó, các tranh chấp về lĩnh vực này

cũng diễn ra phức tạp. Phổ biến nhất là: lãi suất về hụi, thành phần hụi viên tham gia,

hình thức thanh toán hụi, vỡ hụi bỏ trốn và việc tuyên bố vô hiệu về hụi, họ, biêu,

phường… như thế nào thì khá lúng túng. Trong khi hiện nay, trình độ hiểu biết và ý

thức tuân thủ pháp luật của những người tham gia hụi, họ, biêu, phường còn rất hạn

chế, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định chặt chẽ khi giao dịch dân sự này vô

hiệu, từ đó khi xảy ra tranh chấp thì Tòa án khá thiếu nhất quán khi xét xử, có lúc đã

để cho quyền và lợi ích pháp hợp pháp của mình bị xâm phạm một cách đáng tiếc và

nhiều khi xảy ra những tranh chấp mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được.

2

Với những lý do nêu trên, bản thân công tác trong ngành Tòa án nhiều năm,

trực tiếp xét xử nhiều vụ án thuộc loại vụ việc này thấy được những bất cập đó, nên

mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn về pháp luật dân sự, pháp luật Hợp đồng nói

chung và pháp luật về Hụi, họ, biêu, phường vô hiệu nói riêng, tôi chọn đề tài

“Giao dịch hụi, họ, biêu, phường vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm

Luận văn thạc sĩ luật học.

Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, nhưng tác giả cũng mong muốn góp

phần nhỏ vào nhiệm vụ chung xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành

mạnh và khoa học. Hy vọng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình

nghiên cứu pháp luật có liên quan và là sự gợi ý, hướng dẫn cho các chủ thể khi

tham gia vào quan hệ pháp luật hụi, họ, biêu, phường vô hiệu.

2. Tình hình nghiên cứu

Theo nghiên cứu của tác giả trong thời gian qua, vấn đề hụi, họ, biêu, phường

còn mới và chưa có nhiều đề tài nghiên cứu.

(1) Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

2017, của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của Giáo trình bao

gồm: nghĩa vụ; khái luận hợp đồng; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; trách

nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ; các quy định chung về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng; các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể và trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước. Nội dung công trình này là kiến thức lý luận pháp luật nền

tảng về hợp đồng, nhất là Chương 2 về Hợp đồng, có nêu những vấn đề cơ bản liên

quan tới hợp đồng, điều kiện có hiệu lực, hợp đồng vô hiệu, sửa đổi, giải thích, chấm

dứt hợp đồng... đặt nền tảng lý luận chung để tác giả nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên

nội dung công trình này không đề cập riêng về giao dịch hụi, họ, biêu phường.

(2) Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng

Đức, năm 2016 do PGS. TS. Đỗ Văn Đại – Chủ biên. Trong đó đã bình luận từng

điều luật, về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu,

hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, từ trang 138 đến trang 157 đã thể hiện rõ

những điểm mới trong giao dịch dân sự vô hiệu

(3) Tác giả Trần Văn Biên có hai đề tài nghiên cứu như: “Mấy ý kiến góp ý

cho các quy định của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về Hợp đồng vay tài sản”,

Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1/2005; “Hụi, họ, biêu, phường trong hệ thống pháp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!