Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀI BẢO
GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI
ĐĂNG KÝ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI
ĐĂNG KÝ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĨNH CHÂU
Học viên: NGUYỄN HOÀI BẢO
Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự khóa 32
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS. Lê Vĩnh Châu.
Các thông tin nêu trong Luận văn là trung thực.
Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của
chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoài Bảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT
1. Bộ luật dân sự BLDS
2. Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS
3. Luật Hôn nhân và gia đình Luật HNGĐ
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNNVN
5. Nhà xuất bản Nxb
6. Tòa án nhân dân TAND
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN
TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG
KÝ....................................................................................................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký................................................................9
1.1.1. Khái niệm giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản
không phải đăng ký....................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động
sản không phải đăng ký ...........................................................................................19
1.1.3. Ý nghĩa của quy định pháp luật về giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký ..............................................................22
1.2. Nội dung của quy định về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký...................................................................24
1.2.1 Quyền của vợ, chồng trong việc xác lập giao dịch ........................................24
1.2.2 Nghĩa vụ của vợ, chồng phát sinh từ giao dịch..............................................31
1.2.3 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch ...............................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................37
CHƯƠNG 2 : BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ.............................................................38
2.1. Về quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký...................................................................39
2.2 Điều kiện người thứ ba ngay tình trong giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký ...........................................45
2.3. Điều kiện về hình thức trong giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký...................................................................48
2.4. Về việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.......52
2.5. Xác định mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký..............57
2.6. Trách nhiệm liên đới phát sinh từ giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký..............................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................66
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................................67
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân là một mối quan hệ được tạo lập bởi hai người có mong muốn cùng
chung sống với nhau để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và được pháp
luật công nhận khi đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục do cơ quan có thẩm
quyền ban hành. Trong mối quan hệ này, để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống
hằng ngày của gia đình, chế độ tài sản chung của vợ chồng đã được pháp luật quy
định khá cụ thể và chi tiết trên cơ sở bình đẳng giữa các bên đối với quyền, nghĩa vụ
trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này bằng thỏa thuận.
Sự thỏa thuận thể hiện ý chí này còn được yêu cầu nghiêm ngặt hơn về mặt
hình thức, cụ thể là phải bằng văn bản đối với các loại tài sản chung có giá trị lớn
hoặc có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của gia đình như bất động
sản, động sản mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu (xe, tàu bay,
tàu biển) hay tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Theo đó,
đã thấy rõ được sự bình đẳng giữa vợ chồng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên trong mối quan hệ hôn nhân trong cách tiếp cận của các nhà làm luật.
Dù vậy, pháp luật vẫn dành riêng cho vợ chồng quyền định đoạt đối với các tài
sản chung nhất định, trong đó điển hình là các loại động sản không phải đăng ký
(chứng khoán trong tài khoản chứng khoán, tiền trong tài khoản ngân hàng, các
động sản không phải đăng ký khác). Trên thực tế, các loại tài sản này do pháp luật
không bắt buộc phải đăng ký, không bắt buộc ghi nhận tên của cả hai vợ chồng nên
việc người đang chiếm hữu rất dễ dàng xác lập, thực hiện các giao dịch với bên thứ
ba. Từ đó, dẫn đến việc thường xuyên xảy ra tranh chấp khi bên vợ, chồng còn lại
không trực tiếp tham gia giao dịch khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu và
đòi lại tài sản, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định của giao dịch, quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của các bên, đặc biệt là bên thứ ba.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với quy định tại Điều 32 nhằm công
nhận hiệu lực của các giao địch này, bảo vệ cho bên thứ ba ngay tình là một bước
tiến mới so với pháp luật về hôn nhân gia đình trước đó. Tuy nhiên, sau hơn 05 năm
áp dụng vào thực tế, cơ chế tự định đoạt này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần
nghiên cứu và làm rõ, cụ thể như:
Thứ nhất, cơ sở quy định về hình thức thỏa thuận bằng văn bản trong việc định
đoạt tài sản chung của vợ chồng. Trên thực tế, có nhiều tài sản chung của vợ chồng
là động sản không phải đăng ký, nhưng lại có giá trị rất cao như tiền, vàng, đá quý,
2
đồ gỗ, cổ vật… và việc định đoạt các tài sản này đôi khi lại ảnh hưởng rất lớn đến
quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ, chồng nhưng lại không bị ràng buộc về hình
thức thỏa thuận bằng văn bản.
Thứ hai, các khái niệm như tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của
gia đình hay nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, dù có hay không được
quy định tại luật thực định, vẫn gây ra khó khăn trong việc đánh giá trên thực tế vì
còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện, hoàn cảnh sống của từng gia đình. Do vậy, cơ sở
thực hiện quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng còn phụ thuộc phần lớn vào nhận thức chủ quan của chủ thể vận dụng pháp
1uật và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, quy định về trách nhiệm liên đới phát sinh từ giao dịch liên quan đến
tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký và cơ chế bồi thường
khi có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng với nhau trong luật
thực định vẫn còn chưa đảm bảo được quyền lợi của các bên.
Thứ tư, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về tài sản
chung, tài sản riêng của vợ, chồng, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về lý luận và thực tiễn giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật
dân sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học, với kỳ vọng sẽ làm rõ được các
bất cập còn đang tồn tại trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó
đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế cho các giao dịch liên quan
đến tài sản chung đặc thù của vợ chồng là các động sản không phải đăng ký.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
hôn nhân nhằm bảo đảm nhu cầu gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế độ tài sản chung này,
trong đó bao gồm cả quyền định đoạt của một bên vợ hoặc chồng trong các giao
dịch có liên quan đến các tài sản này. Tuy nhiên, nhìn nhận một tổng quát, loại tài
sản chung được tập trung nghiên cứu chủ yếu là các bất động sản hoặc động sản
phải đăng ký theo quy định của pháp luật do tính phổ biến thể hiện trong các giao
dịch trong cuộc sống hàng ngày. Riêng đối với tài sản chung của vợ chồng là các
động sản không phải đăng ký thì hiện nay tuy vẫn có các công trình nghiên cứu đề
3
cập, dẫn chứng đến nhưng lại chưa thực sự có những nghiên cứu riêng biệt và
chuyên sâu. Cụ thể:
- Về giáo trình, sách chuyên khảo:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Giáo trình pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (Tái bản lần thứ 1, có sửa
đổi, bổ sung), Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức và Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở
hữu và thừa kế (Tái bản có sửa đổi, bổ sung)”, Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nhà xuất
bản Hồng Đức là các tài liệu đã hệ thống được các kiến thức lý luận cơ bản nhất về
hai khái niệm quan trọng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cụ thể là “Tài sản” và
“Giao dịch” để tạo tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam”, Nguyễn Văn Cừ (Chủ biên), Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Công
trình đã phân tích các vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm cả
quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
trong giai đoạn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Dù vậy, vì là một
công trình tổng hợp cho mục đích giảng dạy, các vấn đề chuyên biệt về giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký vẫn chưa
được làm rõ, đặc biệt là về khía cạnh thực tiễn.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Giáo trình luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung)”, Nguyễn Văn Tiến (Chủ
biên), Nhà xuất bản Hồng Đức. Công trình làm rõ những vấn đề lý luận về chế độ
tài sản của vợ chồng và quyền định đoạt tài sản đó một cách khái quát trong bối
cảnh khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành để thay thế cho luật
cũ. Qua đó, chỉ ra những điểm mới, lợi thế khi áp dụng pháp luật thực định hiện nay
so với giai đoạn trước, nêu ra được các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tài sản của vợ
chồng đối với giao dịch do một bên vợ chồng thực hiện. Tuy nhiên, do vẫn là một
công trình bao quát mang tính giảng dạy, góc độ thực tiễn và nghiên cứu chuyên
biệt đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không
phải đăng ký cũng chưa thực sự được quan tâm.
Nguyễn Ngọc Điện và Đoàn Thị Phương Diệp (Đồng chủ biên) (2020), Sách
chuyên khảo – “Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng”, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống lý luận cơ bản cho quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng trong hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các quy định
4
hiện hành cũng được đánh giá và so sánh với pháp luật nước ngoài (Pháp, Đức,
Nhật Bản) để đưa ra các kiến nghị dưới góc nhìn riêng của tác giả.
Lê Vĩnh Châu (chủ biên) (2018), “Sách tình huống (bình luận bản án) Luật
Hôn nhân và gia đình”, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam đã khai
thác và dẫn chứng nhiều tình huống thực tiễn về giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng trong đời sống hôn nhân gia đình. Cụ thể là tại Chủ đề 15, tác
giả đã tập trung phân tích giá trị pháp lý của các giao dịch liên quan đến tài sản
chung do một bên vợ, chồng thực hiện một cách chi tiết và cụ thể thông qua các bản
án với góc độ của quyền tự định đoạt của vợ chồng và giới hạn của việc định đoạt
đó. Tuy nhiên, tài sản được đề cập, phân tích (dựa theo các bản án) đều là bất động
sản như nhà, đất. Riêng đối với các tài sản là động sản không phải đăng ký, Chủ đề
20 về việc định đoạt tài sản chung không cần sự đồng ý của người còn lại đã dẫn
chứng tiền trong tài khoản ngân hàng và cổ phiếu tại các giao dịch tranh chấp tại
bản án làm cơ sở phân tích để cho thấy sự phù hợp của pháp luật hôn nhân gia đình
Việt Nam với xu thế quốc tế (cụ thể là Bộ Luật dân sự Pháp), tuy nhiên do hạn chế
chỉ trong phạm vi của một chủ đề tại công trình nên tác giả chưa đi sâu và làm rõ
các bất cập có liên quan.
Bên cạnh đó, về mặt kiến thức chung, các tài liệu như Nguyễn Văn Cừ, Trần
Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân; Lê
Minh Hùng (2015), Hình thức của Hợp đồng – Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản
Hồng Đức; và Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng – các vấn đề
pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân Trí cũng đã phân tích, làm rõ, giúp chúng ta nhìn
nhận thấu đáo hơn về những vấn đề cơ bản liên quan đến giao dịch, tài sản, hình
thức giao dịch, từ đó tạo tiền đề để phát triển nghiên cứu trong pháp luật chuyên
ngành.
- Về luận án, luận văn:
Lê Hữu Khang (2018), Đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh đã làm rõ được các các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài
là các động sản không phải đăng ký. Tuy nhiên, Luận văn lại tập trung khai thác
một khía cạnh khác đối với loại tài sản này, cụ thể là quyền đòi lại theo quy định
pháp luật Việt Nam.
Phan Thị Trúc Phương (2019), Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng,
5
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã làm rõ được
các vấn đề cơ bản liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, chỉ ra được những bất
cập, tồn tại trong quyền định đoạt của vợ chồng đối với loại tài sản trong bối cảnh
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đang có hiệu lực. Tuy nhiên, Luận văn còn tập
trung nhiều vào các bất cập trong việc định đoạt đối với tài sản chung là bất động
sản và phương hướng giải quyết khi tranh chấp liên quan phát sinh. Dù vậy, các
kiến thức tổng quát được trình bày tại Luận văn đối với tài sản chung sẽ là tiền đề
quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu đối với một loại tài sản chung
khác là động sản không phải đăng ký, cũng như các giao dịch liên quan đến loại tài
sản này.
- Các bài viết tạp chí:
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Trách nhiệm liên đới của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5
đã có các phân tích và bình luận chuyên sâu liên quan đến trách nhiệm liên đới của
vợ chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện. Tuy nhiên, phạm
vi bài viết vẫn chưa đi sâu nghiên cứu riêng biệt, toàn diện về giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.
Nguyễn Hải An (2014), “Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với
hợp đồng dân sự do một bên thực hiện”, Tạp chí tòa án nhân dân, số 12; Đỗ Văn
Đại, “Trao đổi về bài: Một số vấn đề trao đổi về di chúc của một bên vợ chồng định
đoạt tài sản chung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 năm 2010 cũng đều tập trung
khai thác, phân tích, đánh giá quy định pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết tranh
chấp xoay quanh giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là nhà ở,
quyền sử dụng đất (bất động sản) mà không có động sản không phải đăng ký.
Từ các viện dẫn nêu trên, tình hình nghiên cứu đề tài xin được tổng quan như
sau:
Thứ nhất, các công trình, bài viết về giao dịch liên quan đến tài sản chung do
một bên vợ chồng thực hiện đa số tập trung nghiên cứu đối với giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản (hay có thể liên hệ đến động sản
phải đăng ký do cùng cơ chế pháp định điều chỉnh) mà chưa có sự quan tâm đúng
mức về loại tài sản là động sản không phải đăng ký.
Thứ hai, tuy vẫn có một số ít công trình, bài viết đề cập đến giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký nhưng chỉ
dừng lại ở việc khái quát, định hướng vấn đề mà chưa có một công trình nghiên cứu
6
chuyên sâu với sự phân tích và đánh giá bài bản, trong quy mô của một công trình
nghiên cứu khoa học chuyên biệt về quy định pháp luật hiện hành cũng như thực
tiễn áp dụng.
Như vậy, đề tài “Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là
động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự Việt Nam” này cho đến hiện
nay dù có một số nguồn tài liệu tham khảo như đã đề cập ở trên, nhưng thực trạng
vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với loại tài sản chung này. Đề tài sẽ là một
một thách thức lớn cho tác giả khi tiếp tục đào sâu, nghiên cứu và kế thừa, phát huy
những nền tảng có sẵn cả về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó góp phần hoàn thiện
hơn các bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký dưới góc độ
các quy định pháp lý hiện hành, nêu ra những bất cập, thiếu sót còn tồn tại khi áp
dụng các quy định này vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật, làm cơ sở giải quyết khi tranh chấp phát sinh liên quan đến các giao dịch
này, đảm bảo được quyền lợi của các bên, bao gồm cả người vợ hoặc chồng không
tham gia vào giao dịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ được những vấn đề lý luận và quy định pháp luật đối với
giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký
như: các khái niệm, đặc điểm về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
là động sản không phải đăng ký, quyền định đoạt của vợ chồng tham gia vào giao
dịch; Mục đích và ý nghĩa của việc công nhận quyền định đoạt của vợ chồng tham
gia vào giao dịch.
Thứ hai, đánh giá thực tiễn, chỉ ra bất cập, vướng mắc về giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.
Thứ ba, đề xuất phương án, giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý cho các bất
cập được đặt ra với kiến nghị cụ thể theo góc nhìn của tác giả nhằm nâng cao khả
năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc chồng không tham gia
vào giao dịch.
7
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải
đăng ký được điều chỉnh cơ bản bởi pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân gia
đình. Do vậy, với hạn chế về số lượng nội dung được phép trình bày trong khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quy định điều chỉnh
trực tiếp nhất mối quan hệ này dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên cơ sở đối chiếu với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, Bộ Luật dân sự năm 2005, Bộ Luật dân sự năm 2015 đối với các
giao dịch do một bên vợ, chồng tự thực hiện và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình. Đồng thời, đối chiếu với pháp luật của Pháp - một quốc
gia có bề dày lịch sử áp dụng hệ thống dân luật (Civil Law).
- Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật Việt
Nam đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không
phải đăng ký, cùng với các vụ việc tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Đồng thời, có tham khảo một
số quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Pháp để phục vụ công tác nghiên cứu.
- Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu các quy định điều chỉnh giao
dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký cũng
như việc áp dụng các quy định có liên quan từ 01/01/2001 đến nay (kể từ khi Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thi hành).
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với mục đích là giúp tác
giả xác định được nền tảng cho lý luận nhận thức liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số các phương pháp khác để thực hiện
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp giải thích luật: được sử dụng xuyên suốt cả luận văn để giải
thích nội dung của các quy định pháp luật hiện hành đối với giao dịch liên quan đến
tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký. Từ đó, làm rõ được các
vấn đề cơ bản, phân tích các bất cập trong quy định hiện hành và đưa ra kiến nghị,
đề xuất cho việc hoàn thiện.