Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TRÚC ANH
KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ
TƯ LỢI TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ
TƯ LỢI TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Hà Thị Thanh Bình
Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Trúc Anh
Lớp : Cao học Luật Kinh tế, Khoá 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Kiểm soát
giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân và được thực hiện dưới sự
hướng dẫn tận tình của Pgs. Ts. Hà Thị Thanh Bình. Mọi kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ
nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Người cam đoan
Nguyễn Thị Trúc Anh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nội dung
01 BKS Ban kiểm soát
02 CTCP Công ty Cổ phần
03 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
04 GĐ Giám đốc
05 HĐQT Hội đồng quản trị
06 KSV Kiểm soát viên
07 LDN Luật Doanh nghiệp
08 TGĐ Tổng Giám đốc
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO DỊCH CÓ
NGUY CƠ TƯ LỢI VÀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .............................................................................. 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch có nguy cơ tư lợi........................7
1.1.1. Khái niệm về giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần..............7
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần...........10
1.2. Lý luận chung về kiểm soát giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty
cổ phần ..........................................................................................................13
1.2.1. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện các giao dịch có nguy cơ
tư lợi trong công ty cổ phần...............................................................................13
1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty
cổ phần...............................................................................................................17
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kiểm soát giao dịch có nguy cơ tư
lợi trong công ty cổ phần...................................................................................19
1.2.4. Các yếu tố nhận diện giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần
...........................................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ............................................................................ 29
2.1. Xác định các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần theo
quy định của pháp luật ................................................................................29
2.1.1. Các giao dịch giữa công ty cổ phần với người có liên quan...................29
2.1.2. Các giao dịch có giá trị tài sản lớn .........................................................34
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về nhận diện các giao
dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần..............................................38
2.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật về nhận diện các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần .42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 45
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT KHI XÁC LẬP VÀ THỰC
HIỆN CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ TƯ LỢI TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN....................................................................................................................... 46
3.1. Quy định của pháp luật về các biện pháp kiểm soát khi xác lập và
thực hiện các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần ..............46
3.1.1. Quy định về nghĩa vụ công khai thông tin trong công ty cổ phần...........46
3.1.2. Quy định của pháp luật về cơ chế thông qua và giám sát việc thực hiện
các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần .....................................49
3.1.3. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông nhằm kiểm
soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần..............................51
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các biện pháp kiểm
soát khi xác lập và thực hiện các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty
cổ phần ..........................................................................................................55
3.2.1. Về nghĩa vụ công khai thông tin trong công ty cổ phần..........................55
3.2.2. Về cơ chế thông qua và giám sát việc thực hiện các giao dịch có nguy cơ
tư lợi trong công ty cổ phần...............................................................................56
3.2.3. Về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần ......................58
3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
các biện pháp kiểm soát khi xác lập và thực hiện các giao dịch có nguy cơ
tư lợi trong công ty cổ phần.........................................................................63
3.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ công khai thông tin trong
công ty cổ phần..................................................................................................63
3.3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về cơ chế thông qua và giám sát việc
thực hiện các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần .....................64
3.3.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông
trong công ty cổ phần nhằm kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong
công ty cổ phần..................................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................. 67
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty với tư cách là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập (a
separate legal entity), tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ
có thể hành động thông qua con người cụ thể - những người quản lý công ty1
.
Công ty cổ phần với đặc điểm là mô hình công ty đối vốn. Số lượng cổ đông
công ty thường nhiều và mỗi cổ đông khi tham gia vào công ty luôn có những mối
quan tâm khác nhau. Các cổ đông nhỏ thường có xu hướng góp vốn vào công ty và
hưởng lợi nhuận, thậm chí họ chỉ quan tâm đến số vốn của họ đã góp cho công ty
mà không cần quan tâm đến hoạt động nội bộ, quản trị công ty đang diễn ra như thế
nào. Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần với cấu trúc cổ đông phân tán thường
không do “người chủ” của công ty thực hiện, khi đó, giữa cổ đông và người quản lý
công ty hình thành nên một quan hệ được gọi là quan hệ uỷ thác. Chính mối quan
hệ này đã tạo nên sự tách bạch trong quyền sở hữu và việc quản lý công ty. Những
người quản lý công ty có trong tay quyền lực nhất định cộng với việc có sự tách
bạch giữa sở hữu - quản lý và theo một lý thuyết chung nhất thì quyền càng nhiều,
khả năng lạm dụng quyền lực và vị thế của mình càng xảy ra cao hơn. Vì vậy, bằng
cách nào đó, người đại diện sẽ không luôn luôn hành động vì mục tiêu tối đa hoá lợi
ích chung, mà sẽ vì lợi ích của cá nhân.
Về mặt nguyên tắc, trong quá trình quản lý, điều hành công ty, người quản lý
công ty phải thực hiện hàng loạt các giao dịch để đảm bảo mang về lợi nhuận cho
công ty. Tuy nhiên, trong thực tế, người quản lý công ty có thể thực hiện các giao
dịch có khả năng đem lại nguy cơ xâm hại đến lợi ích của công ty. Những giao dịch
loại này nếu không được kiểm soát sẽ gây phương hại đến lợi ích của các chủ thể
trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến sự lành mạnh của môi trường đầu tư.
Ở nước ta, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật về chứng khoán,
ngân hàng… cũng đã đặt ra các cơ chế giám sát khác nhau đối với các giao dịch có
nguy cơ tư lợi của những người quản lý công ty. Song cơ chế giám sát trong thực tế
tại các công ty cổ phần Việt Nam chưa đúng như kỳ vọng và yêu cầu. Nhiều quy
định rất thiết thực nhưng lại thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện khiến những quy định
này chỉ tồn tại về mặt hình thức chứ chưa phát huy được tác dụng trong việc kiểm
1 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, Số 4
2
soát giao dịch trong thực tế. Nguyên nhân xuất phát từ chính các quy định của pháp
luật cũng như thực trạng của việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn.
Thực tế, nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn kinh doanh nếu như quyền và lợi ích
chính đáng của họ không được pháp luật bảo vệ. Chính việc kiểm soát các giao dịch
có nguy cơ tư lợi trong công ty, khả năng xung đột lợi ích giữa các chủ thể người
quản lý điều hành và người sở hữu luôn được đặt ra như một trong những công cụ
để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu, đặc biệt nó còn là công cụ để bảo vệ
các chủ thể là cổ đông thiểu số trong công ty.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và trọng tâm các vấn đề về
kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần được đặt ra nhằm
đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nói chung, của cổ đông thiểu số
nói riêng. Xa hơn, việc hạn chế và kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong
CTCP sẽ góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, qua đó nâng cao
khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy các quy định của pháp luật về
kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP vẫn còn nhiều vấn đề cần
phải được nghiên cứu và hoàn thiện. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát các
giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” để
tiến hành nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, qua tham khảo, độc giả đã biết đến một
số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có đề cập hoặc liên quan đến vấn đề
kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP ở các cấp độ khác nhau, có
thể kể đến một số khía cạnh với các công trình tiêu biểu như:
- Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật
Doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, Số 01/2004, trên cơ sở những quy định của Luật
Doanh nghiệp 1999, tác giả đưa ra khái niệm về giao dịch tư lợi cũng như đề cập
đến các quy định của pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi.
- Trần Thị Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Luật học, Số 09/2010, tr.19-27.
Bài viết đã chỉ ra sự cần thiết phải kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư
lợi, những nội dung cơ bản và bình luận về một số vấn đề còn vướng mắc theo quy
định của LDN 2005.
3
- Nguyễn Thị Vân Anh (2015), “Kiểm soát giao dịch giữa công ty với người
có liên quan”, Luận án tiến sĩ, luận án được tác giả phân tích về kiểm soát giao
dịch có nguy cơ tư lợi trong một loại giao dịch cụ thể đó là giao dịch với người có
liên quan. Luận án đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát giao
dịch giữa công ty với người có liên quan, thực trạng pháp luật hiện hành và Điều
lệ của các công ty đang hoạt động, từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật.
- Nguyễn Thanh Lý (2017), “Kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong
công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam; Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), “Kiểm soát giao
dịch giữa công ty và người quản lý trong công ty đại chúng theo quy định của pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Toà án Nhân dân Tối cao, Số 11, các công trình nghiên cứu
này được các tác giả phân tích về đặc điểm của chủ thể trong quan hệ giao dịch,
người đại diện, giá trị của giao dịch...trong một loại mô hình công ty cụ thể là công
ty đại chúng.
Những tài liệu nghiên cứu nêu trên đều có đề cập đến vấn đề kiểm soát các
giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP ở các mức độ khác nhau theo các góc độ
nhận định riêng của từng tác giả. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên
đều tiếp cận vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ ở góc độ là một giao dịch
của công ty với người có liên quan hoặc chỉ chuyên sâu vào một loại mô hình
công ty cụ thể mà chưa tìm hiểu một cách bao quát toàn cảnh về kiểm soát các
giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP; Hoặc các công trình nghiên cứu trên là
những công trình được nghiên cứu dựa theo LDN 1999, LDN 2005, 2014 trong
khi LDN 2020 đã được ban hành và có nhiều sự thay đổi trong các quy định về
vấn đề này.
Trên thế giới, có lẽ vì mô hình CTCP đã xuất hiện từ rất sớm, do đó, vấn đề
kiểm soát giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP đã xuất hiện khá nhiều các công
trình nghiên cứu chuyên sâu. Một số bài viết tiêu biểu có thể kể đến như:
- Luca Enriques (2000), “The Law on Company Directors’ Self-Dealing: A
Comparative Analysis”, International and Comparative Corporate Law Journal, vol.2(3),
pp.297 - 3332
. Bài viết phân tích các giao dịch có nguy cơ tư lợi chuyển tài sản của công
2 https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=135674
4
ty sang người quản lý, giao dịch giữa công ty với người quản lý và so sánh với pháp luật
Mỹ, Anh, Ý, Pháp và Đức trong việc điều chỉnh các loại giao dịch này.
- Paul Davies (2018), “Related party transactions: UK model”, European
Corporate Governance Institute - Law Working Paper, vol.387/20183
. Tác giả đã so
sánh các quy định về giao dịch giữa công ty với người có liên quan của Luật Công
ty năm 2006 của Anh với pháp luật Hoa Kỳ và các quy tắt niêm yết ở Luân Đôn.
- Geneviève Helleringer (2019), “Related Party Transactions in France - A
Critical Assessment”, European Corporate Governance Institute - Law Working
Paper, vol.474/20194
. Tác giả đã phân tích các quy định hiện hành của Pháp về
kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Từ đó đề xuất cải thiện
nội dung về chất lượng và số lượng thông tin của giao dịch được công khai; Nâng
cao vai trò của giám đốc và kiểm toán viên độc lập; Ngoài ra, tác giả còn làm rõ
phạm vi điều chỉnh của pháp luật về giao dịch này.
Có thể thấy, đa số công trình nghiên cứu về kiểm soát các giao dịch có nguy
cơ tư lợi trong CTCP ở nước ngoài được các tác giả nghiên cứu chuyên sâu vào
từng khía cạnh hơn so với các công trình trong nước, trong đó có đề cập rất nhiều
các quy định liên quan cũng như so sánh giữa pháp luật các nước với nhau. Tất cả
các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu và định hướng
để tác giả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao dịch có
nguy cơ tư lợi và kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP.
Thứ hai, ở khía cạnh nhận diện các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong CTCP,
luận văn đi từ nghiên cứu những quy định của pháp luật thực định điều chỉnh tại
thời điểm hiện tại, nêu ra một số vấn đề còn tồn tại cũng như đưa ra một số kiến
nghị nhằm gợi mở cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này
Thứ ba, luận văn phân tích và đánh giá các biện pháp kiểm soát các giao dịch
có nguy cơ tư lợi trong CTCP theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như có sự
so sánh, đề cập đến các quy định của pháp luật nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả
tập trung phân tích thực trạng việc áp dụng các quy định pháp luật về kiểm soát các
3 https://ecgi.global/sites/default/files/working_papers/documents/finaldavies.pdf
4 https://ecgi.global/sites/default/files/working_papers/documents/finalhelleringer.pdf