Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ BÍCH HUYỀN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO
Hà Nội, 2022
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Người cam đoan
Trần Thị Bích Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu có thể áp dụng kiến thức đã học
và kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Thao, người đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình;
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Phòng Lao Động-Thương Binh và Xã hội,
Chi cục thống kê; các hộ gia đình trên địa bàn khảo sát đã tạo điều kiện thuận
lợi để luận văn được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ
tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tác giả
Trần Thị Bích Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN....................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 6
1.1.2. Lao động nông thôn.......................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm và vai trò giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.. 10
1.1.3. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn................... 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ........................................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .......... 26
1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một
số địa phương ........................................................................................... 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hòa Bình .................... 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................ 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hòa Bình ........................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 40
iv
2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................... 40
2.2.3. Phân tích số liệu ............................................................................. 41
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 42
3.1. Thực trạng về lao động và việc làm lao động nông thôn trên địa bàn
thành phố Hòa Bình ..................................................................................... 42
3.1.1. Thực trạng về lao động................................................................... 42
3.1.2. Thực trạng việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố.. 44
3.1.3. Thực trạng về lao động và việc làm của LĐNT qua kết quả khảo
sát ...................................................................................................47
3.2. Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn thành
phố Hòa Bình ............................................................................................... 49
3.2.1. Giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế của địa phương. 49
3.2.2. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động........................ 53
3.2.3. Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho người lao động . 54
3.2.4. Giải quyết việc làm thông qua phát triển thị trường lao động....... 55
3.2.5. Giải quyết việc làm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia .... 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn
thành phố Hòa Bình ..................................................................................... 59
3.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế-văn hóa xã hội................ 59
3.3.2. Các yếu tố về cơ chế chính sách..................................................... 60
3.3.3. Các yếu tố về đầu tư, nguồn lực tài chính...................................... 62
3.3.4. Yếu tố thuộc về cung lao động của địa phương ............................. 64
3.4. Đánh giá chung về công tác giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn
thành phố Hòa Bình ..................................................................................... 65
3.4.1. Ưu điểm........................................................................................... 65
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 67
v
3.5. Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn
thành phố Hòa Bình ..................................................................................... 72
3.5.1. Nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nghề cho người lao
động .......................................................................................................... 72
3.5.2. Giải pháp giải quyết việc làm từ phát triển doanh nghiệp, khu CN........75
3.5.3. Phát triển làng nghề truyền thống.................................................. 78
3.5.4. Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động.......................................... 78
3.5.5. Nâng cao nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người lao
động .......................................................................................................... 80
3.5.6. Hỗ trợ vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn .................................................................................................. 81
KẾT LUẬN.................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt Nội dung đầy đủ
1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
2 CN - XD Công nghiệp - Xâydựng
3 CSXH Chính sách xã hội
4 DN Doanh nghiệp
5 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
6 KCN Khu công nghiệp
7 LĐNT Lao động nông thôn
8 LĐTB&XH Lao động, thương binh và xã hội
9 NLĐ Người lao động
10 TTGTVL Trung tâm giới thiệu việc làm
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 MTQG Mục tiêu quốc gia
13 XKLĐ Xuất khẩu lao động
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai............................................... 35
Bảng 2.2: Dân số và nhân khẩu thành phố Hòa Bình ..................................... 36
Bảng 3.1: Quy mô và chất lượng lao động thành phố Hòa Bình.................... 43
Bảng 3.2: Thực trạng việc làm của thành phố Hòa Bình................................ 44
Bảng 3.3: Thực trạng lao động có việc làm chia theo giới tính...................... 45
Bảng 3.4: Thực trạng việc làm phân theo lĩnh vực kinh tế............................. 46
Bảng 3.6: Thực trạng việc làm của các hộ gia đình khảo sát.......................... 48
Bảng 3.7: Thực trạng hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn thành phố ........... 54
Bảng 3.8: Kết quả giao dịch và tư vấn việc làm của thành phố...................... 56
Bảng 3.9: Cho vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH ............... 58
Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá về các chính sách hỗ trợ giải quyết việc
làm của địa phương ......................................................................................... 61
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động
tập trung chủ yếu ở nông thôn. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2020:
70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện
chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp đây là nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là
nơi cung cấp, hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế
nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường
lao động tại khu vực này chưa thực sự phát triển, nó còn phân mảng, phân tán
và sơ khai, việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đưa đến
lao động truyền thống trong nông nghiệp bị dôi dư. Thêm vào đó, hầu hết các
thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều
khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm.
Ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát
triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động. Đây cũng chính là
hạn chế lớn của lao động nông thôn làm cho việc khai thác nguồn nhân lực ở
đây vẫn còn yếu kém. Ngoài ra, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền
thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính
chủ động sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như
khả năng tiếp cận thị trường của người lao động. Có thể thấy, cung lao động
nông thôn dồi dào nhưng chất lượng chưa cao cả về văn hoá, kỹ năng chuyên
môn cũng như hiểu biết về pháp luật và kỹ năng sống.
Thứ hai, tốc độ gia tăng nguồn lao động lớn. Mặc dù trong những năm
qua, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp thiết thực nhằm giảm tốc độ
tăng dân số nhưng do nhiều nguyên nhân như: tốc độ tăng dân số trong quá
khứ cao, sự ảnh hưởng của tập tục phương Đông trọng nam, khinh nữ… nên