Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Huyện Tân Lạc Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LƯU THANH TUẤN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC
TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO
Hà Nội, 2022
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2022
Người cam đoan
Lưu Thanh Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu có thể áp dụng kiến thức đã học
và kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Thao, người đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc; Phòng
Tài Nguyên và Môi Trường, Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã hội, Chi
cục thống kê khu vực Tân Lạc - Cao Phong, các hộ gia đình của các xã Đông
Lai, Vân Sơn, Phú Cường và Phong Phú đã tạo điều kiện thuận lợi để luận
văn được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ
tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2022
Học viên
Lưu Thanh Tuấn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN....................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn................ 6
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 6
1.1.2. Lao động nông thôn.......................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm và vai trò giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.. 10
1.1.4. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn................... 13
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ........................................................................................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .......... 27
1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một
số địa phương ........................................................................................... 27
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình............... 31
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN TÂN LẠC VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 33
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc.................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39
iv
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 39
2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................... 40
2.2.3. Phân tích số liệu ............................................................................. 41
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
3.1. Thực trạng về lao động và việc làm lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Tân Lạc.............................................................................................. 42
3.1.1. Thực trạng về lao động nông thôn trên địa bàn huyện .................. 42
3.1.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Tân Lạc........ 46
3.1.3. Thực trạng việc làm qua điều tra các hộ gia đình tại huyện Tân Lạc52
3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Tân Lạc . 58
3.2.1. Hoạt động đào tạo nghề ................................................................. 58
3.2.2. Hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.................... 62
3.2.3. Phát triển sản xuất để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .. 63
3.2.4. Phát triển ngành nghề .................................................................... 63
3.2.5. Phát triển kinh tế trang trại............................................................ 66
3.2.6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo việc làm cho lao động nông thôn..68
3.2.7. Phát triển các khu công nghiệp...................................................... 69
3.2.8. Giải quyết việc làm thông qua các chính sách tín dụng................. 70
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình................................ 72
3.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương.................... 72
3.3.2. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách.................................................. 73
3.3.3. Yếu tố thuộc về đầu tư, nguồn lực tài chính................................... 74
3.3.4. Yếu tố thuộc về cung lao động của địa phương ............................. 74
3.4. Đánh giá chung tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Tân Lạc.......................................................................... 75
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 75
3.4.2. Những hạn chế................................................................................ 77
v
3.5. Định hướng và giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn79
3.5.1 Đình hướng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn........... 79
3.5.2. Một số giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Tân Lạc...................................................................... 80
KẾT LUẬN..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt Nội dung đầy đủ
1 CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
3 CSXH Chính sách xã hội
4 DN Doanh nghiệp
5 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
6 KCN Khu công nghiệp
7 LĐNT Lao động nông thôn
8 LĐTB&XH Lao động, thương binh và xã hội
9 MTQG Mục tiêu quốc gia
10 NLĐ Người lao động
11 TTGTVL Trung tâm giới thiệu việc làm
12 UBND Ủy ban nhân dân
13 XKLĐ Xuất khẩu lao động
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Tân Lạc ..................................... 35
Bảng 2.2. Dân số, dân tộc huyện Tân Lạc ...................................................... 36
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Tân Lạc ....................... 37
Bảng 3.1. Tình hình lao động trên địa bàn huyện Tân Lạc............................. 43
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của lao động nông thôn tại huyện Tân Lạc........ 44
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động huyện Tân Lạc ...... 45
Bảng 3.4. Thực trạng lao động trong ngành nông nghiệp .............................. 47
Bảng 3.5. Thực trạng lao động trong ngành lâm nghiệp ................................ 49
Bảng 3.6. Thực trạng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng.............. 49
Bảng 3.7. Thực trạng lao động trong ngành thương mại, dịch vụ, vận tải ..... 51
Bảng 3.8. Thu nhập bình quân của các hộ điều tra ......................................... 54
Bảng 3.9. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ ở các hộ điều tra.... 58
Bảng 3.10. Số lượng lao động đào tạo qua các năm....................................... 59
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả dạy nghề giai đoạn 2019 - 2021 ...................... 60
Bảng 3.12. Tổng số trang trại và lao động trang trại huyện Tân Lạc giai đoạn
2019 - 2021...................................................................................................... 66
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thu nhập bình quân đầu người 2019 - 2021 của huyện Tân Lạc.. 53
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đóng góp của các ngành nghề vào thu nhập của các hộ ... 54
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề của các hộ điều tra ....... 55
Biểu đồ 3.4. Mức độ đảm bảo việc làm cho các thành viên từ công việc của
gia đình............................................................................................................ 56
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động, tham gia
hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông
thôn. Đây là lực lượng chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội và
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính
sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm
nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn...
Thứ nhất, chính sách đất đai: Người nông dân luôn gắn với đất đai bởi
đó là tư liệu sản xuất trực tiếp của họ. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến
Luật Đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã từng thực hiện việc giao đất
cho nông dân. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có
quyền tự chủ với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng
lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra
nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp
phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát
triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được
khuyến khích phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai, chính sách tín dụng nông thôn: Vốn là yêu cầu thiết yếu cho
phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt
nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn ngày càng cần thiết. Từ thực
tế đó, Nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng
khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một
2
cơ sở kinh doanh được vay đến 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20
triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản
xuất kinh doanh và tạo việc làm. Nhờ nguồn vốn ưu đãi đó, lao động nông
thôn có thể mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, tạo việc làm cho bản
thân và giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác trong gia đình, làng xã.
Thứ ba, phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp và nông thôn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và trang trại,
phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Cùng với sự giúp đỡ
của Nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển,
nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Khoa học - công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây
trồng và vật nuôi ngày càng tăng. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp
cũng phát triển mạnh đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.
Thứ tư, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và
tăng thu nhập cho lao động. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo
và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một
đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các
nước mà họ đến làm việc.
Thứ năm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn: Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể như: Nghị quyết
120/HĐBT ngày 11/4/1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp
giải quyết việc làm trong những năm tới. Từ chương trình này, nguồn vốn 120
được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước
ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi