Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
199
Kích thước
4.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1064

Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ TÀI CHÍNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- - - - - ***** - - - - -

BÙI HỮU PHÚ

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS, TS. Nguyễn Văn Phúc

TS. Nguyễn Xuân Điền

Hà Nội - 2020

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................. i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài ................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.....................................................12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................12

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................ 13

6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13

7. Kết cấu của luận án .................................................................................. 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI

CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP.............................17

1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP ....................................................................................................................17

1.1.1. Bản chất và vai trò của các khu công nghiệp..................................................17

1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp .................................................. 20

1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP ....................................................................................................... 34

1.2.1. Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp.......34

1.2.2. Vai trò của các giải pháp tài chính đến sự phát triển bền vững các khu công

nghiệp........................................................................................................................35

1.2.3. Nội dung các giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp .......36

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới các giải pháp tài chính phát triển bền vững các

khu công nghiệp ........................................................................................................50

1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM ..... 55

1.3.1. Kinh nghiệm ở Hưng Yên...............................................................................55

1.3.2. Kinh nghiệm ở Bắc Giang...............................................................................57

1.3.3. Kinh nghiệm ở Hải Phòng...............................................................................58

1.3.4. Kinh nghiệm ở Bình Dương...........................................................................60

1.3.5. Một số bài học về giải pháp tài chính phát triển bền vững khu công nghiệp rút

ra cho tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................61

ii

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................63

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC.........................................................64

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH

PHÚC ........................................................................................................... 64

2.1.1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ........................64

2.1.2. Tính bền vững trong sự phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc .....................69

2.1.3. Đánh giá chung về sự phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh

Phúc...........................................................................................................................78

2.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC............................................................ 80

2.2.1. Giải pháp tài chính của Nhà nước...................................................................82

2.2.2. Giải pháp tài chính của các doanh nghiệp để phát triển bền vững các khu công

nghiệp Vĩnh Phúc ....................................................................................................103

2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC....... 115

2.3.1. Một số kết quả tích cực từ việc sử dụng các giải pháp tài chính ..................115

2.3.2. Một số hạn chế trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp tài chính để

phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc ..........................................................117

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp tài chính

phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................118

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................123

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC................................124

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025 ...................124

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-

2025.........................................................................................................................124

3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Vĩnh

Phúc giai đoạn 2021- 2025......................................................................................127

3.1.3. Mục tiêu xây dựng và sử dụng các giải pháp tài chính phát triển các KCN

theo hướng bền vững...............................................................................................130

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .. 131

iii

3.2.1. Đề xuất với Nhà nước để điều chỉnh một số chính sách ưu đãi thuế và áp

dụng chúng một cách phù hợp với điều kiện của địa phương ................................131

3.2.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để phát triển các khu công nghiệp........138

3.2.3. Đa dạng hóa và tập trung các nguồn thu để tăng cường khả năng cho ngân

sách địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu chi ngân sách .........................................143

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách .......................147

3.2.5. Nhanh chóng thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với các chủ thể có liên

quan đến quá trình phát triển các khu công nghiệp.................................................155

3.3. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC.......... 159

3.3.1. Tăng vốn chủ sở hữu, lựa chọn nguồn vốn tín dụng tối ưu nhằm đảm bảo

đúng tiến độ, đầy đủ hạng mục và quy mô đầu tư của dự án..................................159

3.3.2. Chia sẻ nguồn lực tài chính với các đối tác trong chuỗi kinh doanh ............161

3.3.3. Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp ......................................163

3.3.4. Tạo lập và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo vệ môi trường ...............................164

KẾT LUẬN............................................................................................................166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................167

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý

BVMT : Bảo vệ môi trường

Bộ KH & ĐT : Bộ Kế hoạch & Đầu tư

CN : Công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hóa

DDI : Đầu tư trong nước

DN : Doanh nghiệp

DVHTKD : Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

FDI : Đầu tư nước ngoài

GTSX : Giá trị sản xuất

KCN : Khu công nghiệp

KCX : Khu chế xuất

KKT : Khu kinh tế

PTBV : Phát triển bền vững

Thuế XNK : Thuế xuất nhập khẩu

Thuế TNCN : Thuế thu nhập cá nhân

Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng

Ngân hàng VDB : Ngân hàng phát triển Việt Nam

NHTM : Ngân hàng thương mại

NSNN : Ngân sách nhà nước

NSĐP : Ngân sách địa phương

SXCN : Sản xuất công nghiệp

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thực trạng các khu công nghiệp ở Hưng Yên tới 31/12/2016 .................55

Bảng 1.2: Số dự án và vốn đăng ký tại các KCN đang hoạt động ở Hưng Yên (Tính

đến hết 6/ 2020).........................................................................................................56

Bảng 1.3: Sự phát triển các KCN Bắc Giang tới hết năm015...................................57

Bảng 1.4: Các khu công nghiệp ở Bắc Giang (tới giữa năm 2020). .........................58

Bảng 1.5: Số doanh nghiệp và vốn đầu tư vào các KCN đang hoạt động tại Hải

Phòng tới 31/ 12/ 2016 ..............................................................................................59

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2018 ................................64

Bảng 2.2: Sự phát triển của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2019...........65

Bảng 2.2b. Quy mô các KCN tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................67

Bảng 2.3. Chủ đầu tư các KCN tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................68

Bảng 2.4. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy các KCNđã thành lập tỉnh Vĩnh Phúc .............72

Bảng 2.5. Tổng số dự án và số vốn đăng ký, vốn thực hiện 2015-2019...................73

Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc.........................74

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất CN từ các KCN Vĩnh Phúc 2014-2019...........................75

Bảng 2.8. Số thu từ các KCN Vĩnh Phúc 2010-2018 ..............................................83

Bảng 2.9. Miễn giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ...................................84

Bảng 2.10. Đánh giá của các doanh nghiệp & tổ chức về chính sách thuế ..............86

Bảng 2.11. Mức độ ưu tiên sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu .......................87

Bảng 2.12. Quan điểm về việc chính quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho

công nhân các KCN ở Vĩnh Phúc .............................................................................94

Bảng 2.13. Quan điểm về việc tỉnh đầu tư NSNN để xây dựng KCN và phát triển

dịch vụ hỗ trợ kinh doanh .........................................................................................95

Bảng 2.14a: Kinh phí bù lỗ cho các tuyến xe buýt ở Vĩnh Phúc ..............................98

Bảng 2.14b. Khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của công nhân các KCN ..................98

Bảng 2.15. Mức độ cần thiết nhà nước hỗ trợ đầu tư các phương tiện.....................99

công cộng phục vụ miễn phí cho công nhân các KCN tỉnh Vĩnh Phúc....................99

Bảng 2.16. Quan điểm về việc tách hoạt động xây dựng trung tâm xử lý nước thải

tập trung thành các tiểu dự án để kêu gọi đầu tư độc lập........................................102

Bảng 2.17. Mức độ quan trọng và cần thiết của việc tham gia mua bảo hiểm các loại

của doanh nghiệp trong KCN..................................................................................106

Bảng 2.18. Mức độ cần thiết của công ty về việc trích lập quỹ bảo vệ môi trường

đối với các doanh nghiệp ........................................................................................107

vi

Bảng 2.19. Đề xuất về cách thức xử lý nước thải và chất thải rắn của doanh nghiệp

trong KCN...............................................................................................................107

Bảng 2.20. Tỷ lệ diện tích trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường trong công ty

trên tổng diện tích đất thuê......................................................................................108

Bảng 2.21. Sự hỗ trợ của công ty dành cho người lao động thất nghiệp................110

Bảng 2.22. Giá cho thuê mặt bằng công nghiệp và phí dịch vụ ............................112

Bảng 2.23. Giá cho thuê mặt bằng ở các KCN tỉnh Bắc Giang..............................112

Bảng 2.24. Phí bảo trì ở các KCN tỉnh Bắc Giang .................................................113

Bảng 3.1. Số liệu lao động tại các nơi tập trung nhiều công nhân..........................151

Bảng 3.2.Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân ...................152

vii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quan hệ giữa thuế suất với GDP và thu ngân sách nhà nước...................37

Hình 1.2: Biến động vốn của doanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh......................43

Hình 1.3: Tác động của giải pháp áp dụng giá cho thuê mặt bằng hợp lý tới sự phát

triển bền vững của các KCN .....................................................................................45

Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015........................71

Hình 2.1b: Sự cải thiện tính bền vững trong phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc giai

đoạn 2015- 2019........................................................................................................79

Hình 2.2. Đánh giá về khung chính sách đối với các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.............81

Hình 2.3. Chính sách tài chính nhà nước cần tập trung sửa đổi ...............................82

Hình 2.4. Mức độ ưu tiên sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp..............86

Hình 2.5. So sánh mức độ ưu tiên sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế tỉnh Vĩnh

Phúc đang áp dụng ....................................................................................................88

Hình 2.6. Quan điểm về sử dụng NSNN để hỗ trợ GPMB.......................................91

Hình 2.7. Hình thức phổ biến đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân các KCN

Vĩnh Phúc..................................................................................................................93

Hình 2.8. Đánh giá về chính sách, chủ trương của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong

vấn đề nhà ở cho công nhân ở các KCN...................................................................94

Hình 2.9. Khả năng cung cấp thông tin & cung ứng lao động cho các KCN tại Vĩnh

Phúc...........................................................................................................................96

Hình 2.10. Phương thức di chuyển, đi lại của công nhân các KCN Vĩnh Phúc .......97

Hình 2.11. Mức độ cần thiết sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho nông dân trong việc

đào tạo, chuyển đổi ngành nghề..............................................................................100

Hình 2.12. Đánh giá về chính sách tín dụng tại Vĩnh Phúc ...................................101

Hình 2.13. Mức độ cần thiết sửa đổi chính sách tín dụng tại Vĩnh Phúc................101

Hình 2.14. Chính sách tín dụng tại địa phương có nên ưu tiên, khuyến khích hiện

nay đối với trong quá trình đầu tư phát triển các KCN...........................................102

Hình 3.1. Quan điểm về việc chính quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho

công nhân khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc ...............................................................175

Hình 3.2. Mức độ cần thiết sửa đổi chính sách tín dụng.........................................180

Hình 3.3. Nguồn vốn công ty huy động để ổn định và mở rộng sản xuất ..............159

Hình 3.4. Thực trạng trích lập các quỹ dự phòng rủi ro của các doanh nghiệp trong

các khu công nghiệp................................................................................................163

Hình 3.5. Mức độ cần thiết của các doanh nghiệp về việc trích lập quỹ bảo vệ môi

trường ......................................................................................................................164

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Vĩnh Phúc đang chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Phát triển các KCN là một chủ

trương lớn và quan trọng của tỉnh trong những năm qua. Từ khi tái thành lập tỉnh

năm 1997, sựphát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đã luôn biến động cùng chiều với giá

trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu kinh tế, số thu ngân sách, năng lực cạnh tranh…

của Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của các KCN Vĩnh Phúc đang đòi hỏi

phải giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt là:

Thứ nhất, các KCN hiện đang tập trung quá mức ở các trung tâm kinh tế (các

đô thị), nằm cạnh hoặc rất gần các trục đường quốc lộ thuận tiện cho việc cung cấp

vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chưa vươn tới được những địa phương

có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển khác.

Thứ hai, trong chiến lược trước đây về thu hút đầu tư vào các KCN, địa

phương chưa có nhiều kinh nghiệm khiến quá trình thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả

như kỳ vọng và tính bền vững chưa được đảm bảo vững chắc.

Thứ ba, doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh nhưng

hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, việc mở rộng quy mô còn chậm, chưa đáp

ứng kỳ vọng của địa phương cũng như của chính các nhà đầu tư.

Thứ tư, chất thải từ quá trình sản xuất trong các KCN của tỉnh chưa được xử

lý triệt để khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây có xu hướng gia tăng.

Vấn đề này đã được nói tới từ nhiều năm nay ở nhiều cấp độ nhưng vẫn chưa có

các giải pháp khắc phục một cách có hiệu quả và lâu dài.

Trong bối cảnh trên, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo

và nâng cao tính bền vững trong phát triển các KCN, từ tăng cường kiểm tra,

giám sát, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đồng thời khuyến khích các

doanh nghiệp trong KCN thực thi tốt hơn chủ trương của tỉnh cũng như của Nhà

nước. Về mặt tài chính, Tỉnh đã vận dụng các chính sách của Nhà nước, đặc biệt

là các chính sách thuế và phí, đồng thời sử dụng những khoản chi khả dĩ đề đầu

tư hỗ trợ các KCN hoặc hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư vào KCN. Vấn đề đặt

ra là mặc dù những biện pháp này đã được quan tâm nhưng chưa đem lại tác

động như mong muốn. Từ kinh nghiệm của các địa phương khác ở trong và

ngoài nước, từ phân tích các trường hợp cụ thể và đánh giá tác động của các biện

pháp đã tiến hành, có thể rút ra kết luận rằng cần có một hệ thống đồng bộ các

chính sách & giải pháp phù hợp hơn, trong đó hệ thống các giải pháp và chính

2

sách về tài chính được coi là nhân tố quan trọng để đạt mục tiêu.

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nói trên, “Giải pháp tài chính phát triển

bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” đã được chọn làm đề tài cho luận

án tiến sỹ này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

2.1. Những kết quả nghiên cứu ở trong nước

Xây dựng và phát triển các KCN được nhiều quốc gia cũng như nhiều nhà

nghiên cứu coi là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển công nghiệp,

thực hiện công nghiệp hóa. Bên cạnh việc phát triển nhanh, khai thác có hiệu quả

các KCN, vấn đề phát triển bền vững và phát triển bền vững các KCN đã được các

quốc gia phát triển quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Hầu hết các quốc gia phát

triển, thực hiện công nghiệp hóa sớm hiện đều có chiến lược phát triển các KCN,

trong đó sự phát triển bền vững của chúng được coi là một yêu cầu mang tính bắt

buộc thậm chí được thể chế hóa dưới các văn bản luật. Ở Việt Nam, vấn đề phát

triển và phát triển bền vững các KCN đã được quan tâm trong một khoảng thời gian

dài và đã được đề cập trong nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu về các KCN ở

Việt Nam, một số đã được xuất bản thành các ấn phẩm, được lưu hành rộng rãi.

Về KCN và các vấn đề trực tiếp liên quan tới các KCN, trong đó có việc phát

triển bền vững các KCN, đã có khá nhiều ấn phẩm được công bố ở Việt Nam, đặc

biệt là:

- Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH [78].

- Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt

Nam [56].

- Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng

đồng bằng sông Hồng [38].

- Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người

lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá [44].

- Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng

đến năm 2020 [89].

- Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam [54].

- Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam- Học

hỏi và sáng tạo [92].

- Công nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn

tới [66].

3

- Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam [94].

Các tài liệu, ấn phẩm trên được xuất bản đều tập trung vào vấn đề phát triển

ngành công nghiệp, các KCN ở nhiều góc độ khác nhau như vai trò của KCN đối

với quá trình CNH, HĐH đất nước, tác động của chúng tới quá trình phát triển kinh

tế xã hội, ... Bên cạnh đó, các công trình khoa học này cũng đã đề xuất những giải

pháp, kiến nghị để phát triển các KCN như nghiên cứu kinh nghiệm, tổ chức quy

hoạch, chiến lược phát triển, tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên,

trong các công trình này chưa có công trình nào là chuyên khảo đề cập sâu đến các

vấn đề tài chính và nhìn nhận chúng như những giải pháp mang tính động lực phát

triển bền vững các KCN.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu có hệ thống được xuất bản thành

những ấn phẩm trên, nhiều kết quả nghiên cứu khác được trình bày tóm tắt dưới

dạng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành hoặc báo cáo tại các hội thảo quốc

gia và quốc tế. Một số công trình như vậy gồm:

1. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Bắc được công bố dưới tiêu đề “Các tiêu chí

đánh giá phát triển bền vững công nghiệp địa phương”, tập trung phân tích một số

chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của công nghiệp địa phương nói chung,

không đề cập đến KCN hay phát triển bền vững KCN [2].

2. “Mô hình kết hợp KCN- khu đô thị, những ưu điểm và giải pháp phát triển”

của Nguyễn Xuân Điền phân tích những ưu điểm nổi bật của mô hình kết hợp này

qua các dẫn chứng cụ thể nhằm nêu hàm ý là thiết kế xây dựng theo mô hình này

để đảm bảo cho phát triển bền vững của các KCN. Tuy vậy, khi đề xuất các giải

pháp phát triển tác giả tập trung vào các giải pháp kinh tế- kỹ thuật nói chung,

chưa phân tích sâu những tác động của các giải pháp hay các công cụ tài chính

của các chủ thể liên quan đã được sử dụng như thế nào để phát triển các KCN

theo hướng bền vững [35].

3. Trong “Đáp ứng dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp tại các KCN ở

đồng bằng sông Hồng”, Nguyễn Xuân Điền đã đánh giá nhu cầu và thực trạng cung

cấp các dịch vụ tài chính ở các KCN dưới góc độ các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho

các doanh nghiệp trong KCN. Mức độ đầy đủ và khả năng cung cấp các dịch vụ là

mấu chốt của bài viết; các cơ chế và chính sách, giải pháp tài chính không được đề

cập và phân tích trong bài viết này [36].

4. “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các KCN ở một số

quốc gia” là một nghiên cứu khác của Nguyễn Xuân Điền xoay quanh chủ đề phát

triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN. Tác giả

đã phân tích chính sách đầu tư, phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cho các KCN

4

ở một số quốc gia nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong các

nội dung được phân tích, đánh giá, các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước cũng đã

được chỉ ra nhưng không phải trọng tâm của vấn đề được tác giả đề cập [34].

Những bài viết đăng tải trên các tạp chí đều tập trung vào các vấn đề xung

quanh việc phát triển và phát triển bền vững các KCN. Những ý kiến đề xuất khá sát

thực, giải pháp tương đối toàn diện nhưng chỉ dừng ở góc độ tổng quát, mặc dù vậy,

chưa có bài viết nào phân tích, đánh giá về việc sử dụng các công cụ và giải pháp tài

chính để phát triển bền vững các KCN.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã tổ chức nghiên cứu về các vấn đề liên

quan tới các KCN. Gần đây, một số đề tài đã được triển khai là:

1. Đề tài “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong

điều kiện hiện nay” do Võ Thanh Thu được thực hiện khá sớm (2005), đã đánh giá

thực trạng phát triển các KCN từ khi chính sách này mới ra đời và những giải pháp

đã thực hiện để triển khai chủ trương này [74]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích

những bất cập trong việc phát huy tiềm năng và tác động tích cực của các KCN,

những bất cập trong thực hiện chính sách phát triển KCN của Nhà nước và đề xuất

nhiều giải pháp về tổ chức và pháp lý để khắc phục.

2. Đề tài “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam” do Lê

Thế Giới chủ trì [39]. Nghiên cứu này không được thực hiện riêng cho một vùng

hoặc một địa phương cụ thể nào, mà tập trung vào việc xây dựng một hệ thống các

tiêu chí và chỉ tiêu cho phép phân tích và đánh giá tính bền vững trong phát triển

các KCN. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một bộ tiêu chí có thể được áp dụng để đánh

giá sự phát triển bền vững của các KCN ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Đề tài “Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào

lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX” do Lê Xuân Bá chủ trì

[1]. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách thu hút các thành

phần kinh tế đầu tư vào các KCN, KCX, từ đó đề xuất khung chính sách và các cơ

chế có liên quan để thúc đẩy đầu tư vào các KCN, KCX. Trong đó, cơ chế sử dụng

đòn bẩy tài chính đã được đề cập một cách tổng quát và tập trung vào một ví dụ cụ

thể là nhà ở cho công nhân KCN. Các đề xuất của nghiên cứu là xã hội hóa đầu tư

nhà ở cho công nhân theo xu hướng giảm phần đầu tư của nhà nước, tăng tỷ trọng

đầu tư từ các nguồn khác.

4.Trần Ngọc Hưng và cộng sự đã “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và

một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các

KCN, KCX trong thời gian tới” [49]. Đề tài này nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ việc

5

xây dựng trung tâm xử lý nước thải tại các KCN, KCX. Đối tượng nghiên cứu là

một hạng mục bắt buộc phải có trong các KCN, một hạng mục có tác động trực tiếp

và rõ nét đối với sự bền vững của các KCN. Trong các hỗ trợ được nhóm nghiên

cứu đề xuất, có những giải pháp tài chính. Những giải pháp tài chính đối với các

hạng mục đầu tư khác của KCN chưa được đề cập đến trong đề tài này.

5. “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây

dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhu cầu công

cộng và lợi ích quốc gia” do Lê Du Phong chủ trì đã nghiên cứu sự phát triển KCN

như một biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ở nông thôn Việt Nam [65]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích khá sâu thực

trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN và tác động của quá trình này

đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, từ đó, đưa ra nhiều biện pháp phát

triển KCN với những tác động bất lợi tối thiểu từ việc thu hồi đất tới sự phát triển

kinh tế- xã hội nông thôn cũng như với đời sống và sinh kế của nông dân.

6. “Giải pháp tài chính của Nhà nước để phát triển bền vững các khu công

nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” do Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Xuân Điền chủ trì được triển

khai để tìm kiếm những giải pháp tài chính tức thời phục vụ mục tiêu phát triển bền

vững các KCN ở Vĩnh Phúc [23]. Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của

các KCN ở Vĩnh Phúc, đánh giá một số giải pháp tài chính mà các cơ quan quản lý

nhà nước địa phương đã triển khai để thúc đẩy sự phát triển các KCN ở địa phương

và tính bền vững của các KCN này. Những giải pháp tài chính của các chủ thể khác

(doanh nghiệp đầu tư sơ và thứ cấp, các nhà đầu tư ngoài KCN, …) không phải là

đối tượng nghiên cứu của đề tài, không được đề cập tới.

Do tính thời sự của vấn đề, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, đã có khá

nhiều những nghiên cứu học thuật dưới dạng các luận án tiến sĩ về phát triển bền

vững các KCN ở Việt Nam được tiến hành. Một số nghiên cứu khá điển hình về đề

tài này là:

1. “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối

với KCN ở Việt Nam” là một nghiên cứu được thực hiện khá sớm (2003), nghiên

cứu sâu công tác quản lý nhà nước đối với KCN [18]. Đây là vấn đề cấp bách vào

thời điểm đó bới các KCN lúc đó đều do Nhà nước đầu tư xây dựng. Luận án này

đã phân tích khá toàn diện thực trạng và tập trung đề xuất giải pháp nhằm hoàn

thiện công tác quản lý của Nhà nước đối với các KCN, đặc biệt là khung pháp lý

cho việc đầu tư và hoạt động của chúng.

2. “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc

phát triển KCN Việt Nam- thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc” [95]. Nghiên

6

cứu này chủ yếu phân tích đánh giá về chính sách và mô hình quản lý Nhà nước

trong đó lấy thực tiễn phát triển các KCN ở miền Bắc làm điển hình nghiên cứu.

Mục tiêu của các giải pháp được đề xuất là hướng tới sự phát triển bền vững các

KCN nhưng luận án tiếp cận dưới góc độ chính sách và mô hình quản lý Nhà nước,

không dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển bền vững cũng như các giải

pháp để đạt mục tiêu.

3. “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các KCN Việt Nam” [67]. Luận án đã

đề cập đến hệ thống dịch vụ dưới dạng các công trình phụ trợ đi kèm nhằm đảm

bảo hiệu quả của việc đầu tư các KCN. Tuy luận án tập trung phân tích, đánh giá

sâu hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, không đi sâu vào chủ đề phát triển bền

vững các KCN nhưng khá nhiều tiêu chí được phân tích cũng đã thể hiện được

nhiều khía cạnh quan trọng của yêu cầu phát triển bền vững. Trong hệ thống các

giải pháp được đề xuất của công trình này không tập trung vào nhóm các giải pháp

tài chính mà tập trung nhiều hơn tới các giải pháp kinh tế và tổ chức.

4. “Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam

giai đoạn hiện nay” [25]. Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là tìm kiếm các giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN

ở Việt Nam. Tác giả luận án đã nêu rõ rằng phát triển bền vững các KCN là một

trong những yêu cầu và nguyên tắc quan trọng cần quán triệt khi hoạch định

chính sách đầu tư nói chung, đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam nói riêng.

Những đề xuất mà luận án đưa ra không trực tiếp phục vụ việc nâng cao tính bền

vững của việc phát triển các KCN, nhưng tinh thần phát triển bền vững đã được

quán triệt khá nhất quán.

5. Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng

bền vững là một nghiên cứu khác phân tích, đánh giá thực trạng, những vấn đề phát

sinh từ việc thành lập và vận hành các KCN ở vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ

trong những năm đầu của hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ này [50]. Tác

giả luận án đã trình bày rõ từ khá sớm (2010) yêu cầu phát triển bền vững đối với

các KCN và đề xuất những giải pháp cần thực hiện để phát triển các KCN ở khu

vực này theo hướng đó.

6. “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội” [26]. Luận

án này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc phát triển các KCN trên

địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án đã tiếp cận vấn đề từ nhận thức rằng phát triển

các khu công nghiệp sẽ đem lại tác động tích cực tới sự phát triển của công nghiệp

và sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, đặc biệt là khi Thủ đô phải di

chuyển hàng loạt các doanh nghiệp công nghiệp ra ngoài nội đô. Luận án chú trọng

7

tới yếu tố đồng bộ trong phát triển các KCN. Đề xuất của luận án tập trung vào việc

làm sao để phát triển nhanh các khu công nghiệp và bảo vệ được môi trường ở các

khu vực lân cận; chưa đề cập rõ và toàn diện yếu tố bền vững của sự phát triển này.

7. “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN ở đồng

bằng sông Hồng” [37]. Luận án này đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp

phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong các KCN ở khu vực

Đồng bằng Sông Hồng. Nhóm các giải pháp mà tác giả nêu có lồng ghép một số giải

pháp tài chính như giải pháp về thuế, các ưu đãi để phát triển dịch vụ, chưa đề cập một

cách toàn diện đến toàn bộ lĩnh vực tài chính và cũng chưa đề cập tới việc khuyến khích

các doanh nghiệp thứ cấp và các công ty đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

8. "Các nhân tố hình thành cụm ngành công nghiệp điện tử - Nghiên cứu điển

hình tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" [51]. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ

và đánh giá tác động của những nhân tố chủ yếu tới sự hình thành và phát triển các

cụm ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ cho sản

xuất điện tử đóng vai trò chủ yếu. Về thực chất, đây là nghiên cứu các vấn đề liên

quan tới tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ và những kết luận rút ra cho các cụm

ngành công nghiệp (industrial clusters) hoàn toàn có thể được sử dụng cho các

nghiên cứu về các khu công nghiệp (industrial zones).

9. “Giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang” [52],

một luận án hướng tới những giải pháp tài chính để tác động tới 5 nhân tố ảnh

hưởng nhằm phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận án

này phân tích khá kỹ một số giải pháp tài chính so Nhà nước thực hiện để phát triển

các KCN ở tỉnh Bắc Giang như thuế, phí, các khoản hỗ trợ từ ngân sách, …. Một

loạt những giải pháp liên quan tới đầu tư trực tiếp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã

hội, xử lý một số vấn đề về môi trường để giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp, …

chưa được phân tích sâu. Luận án cũng chưa bàn đến những giải pháp tài chính do

các doanh nghiệp đầu tư sơ cấp và thứ cấp vào các KCN trên địa bàn. Những yêu

cầu về phát triển bền vững, đặc biệt là bền vững về môi trường và bền vững về xã

hội chưa được luận án nghiên cứu sâu.

`10. Một nghiên cứu khác với chủ đề “Phát triển các KCN của tỉnh Bình

Dương đến năm 2025 theo hướng bền vững” được hoàn thành năm 2017 phân tích

và đánh giá khá chi tiết về tình hình phát triển các KCN ở một tỉnh mà hình thức tổ

chức sản xuất theo lãnh thổ này được phát triển khá mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ

qua. Tác giả công trình này đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về chủ đề phát

triển các KCN, từ đó nêu một cách khái quát 11 tiêu chí để đánh giá sự phát triển

bền vững các KCN và phân tích sự phát triển của các KCN ở Bình Dương trên cơ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!