Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty tnhh thương mại và sản xuất vĩnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động
kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở
rộng xuất khẩu để tăng thu nhập về ngoại tệ cho tài chính cũng như tạo cơ
sở cho phát triển hạ tầng, là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
phát triển thương mại.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, thực tế ghi nhận là
Dệt-May thường đóng một vai trò rất quan trọng tại hầu hết các nước đang
phát triển với trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp
Dệt-May cũng có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đây là ngành công
nghiệp chiếm nhiều lao động nhất. Năm 2000 là 1.374.00 lao động, con số
này năm 2001 là 1.650.000 lao động, năm 2002 là 1.830.000 lao động, năm
2003 là 2 triệu lao động, năm 2004 là 2.250.000 lao động. Dệt-May cũng là
ngành có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta và là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo số liệu thống kê chính thức của
Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt-May của Việt Nam trong
năm 2006 đạt 5,834 tỷ USD, tăng 20,59% so với năm 2005.
Áo mưa (Waterproof, raincoat, mackintosh) là một trong những sản
phẩm thuộc ngành Dệt-May. Áo mưa có thể thấy trong các loại khác nhau
như: áo khoác sử dụng cho 4 mùa (áo chống nước hoặc áo khoác không
thấm nước đôi khi được may với lớp vải lót có khoá kéo bên trong, thường
thì có lớp phủ acrylic nhằm phù hợp với mọi nhiệt độ); áo vải cao su (là
loại áo mưa được cao su hoá hoặc loại áo mưa nhựa không thấm nước với
một áo choàng không tay); áo choàng đi mưa (trench coat) hoặc áo khoác
không tay đi mưa; loại áo choàng như áo Burberrry và London Fog (là
phân loại dựa trên nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký).
Công Ty TNHH Thương mại và sản xuất Vinh Tiến, là công ty
chuyên sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phảm Dệt-May, trong đó
1
áo mưa là một mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. Cũng như những
doanh nghiệp trong ngành, Công ty đã có những đóng góp tích cực cho sự
phát triển của ngành hàng này. Và hy vọng trong tương lai các sản phẩm
Dệt-May nói chung và sản phẩm áo đi mưa nói riêng của Vĩnh Tiến sẽ có
được chỗ đứng trên thị trường quốc tế và được nhiều người ưa dùng. Muốn
vây, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển
thị trường đúng đắn, khoa học và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nó.
Trước tình hình đó, với tư cách là một thực tập sinh của công ty em đã
đi sâu vào tìm hiểu tình hình xuất khẩu của công ty và lựa chọn đề tài “Giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty TNHH Thương
mại và Sản xuất Vĩnh Tiến” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và phần kết luận. Bố cục của
chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường và phát triển thị
trường xuất khẩu của các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty
TNHH Thương mại và Sản xuất Vĩnh Tiến
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại
công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Vĩnh Tiến
Trong bài viết này, em mong muốn được thể hiện khả năng kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn. Qua đó cũng hy vọng góp được phần nhỏ vào giải
quyết vấn đề khó khăn trong hoạt động phát triển thị trường của công ty.
Nhưng do trình độ và khả năng thực tế còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu xót trong nội dung lý luận cũng như thực tiễn của bài viết
này. Vậy kính mong sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các cô chú trong công ty
Vĩnh Tiến để hoàn thiện đề tài này và giúp em bổ xung kiến thức cho mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
**********
I. KHÁI QUÁT VỀ THI TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ PHÂN LOẠI THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
1. Khái niện và phân loại thị trường xuất khẩu
1.1. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường là một phạm trù kinh tế ra đời từ nền kinh tế hàng hoá.
Nói đến thị trường, người ta hình dung đó là nơi xảy ra các hoạt động kinh
doanh mua bán. Thị trường gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ở
đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đó có thị trường.
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc
tịch khác nhau, tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá
mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp
đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và làm các thủ tục hải quan
qua biên giới.
Khi xuất khẩu hàng hoá thì phải làm thủ tục hải quan qua biên giới
không có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu nhất thiết phải đi qua đường biên
giới giữa các quốc gia, mà đôi khi thị trường trong nước cũng là thị trường
xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu tại chỗ. Điều này đặc biệt phổ biến với
các ngành đặc thù như du lịch, bảo hiểm,... và hoạt động ở các khu chế xuất.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp Dệt-May Việt Nam đã và đang tiếp tục
tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng các sản phẩm
thông qua công tác đầu tư chiều sâu, đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường
xuất khẩu, cải tiến mẫu mã, cải tiến quản lý,... nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Chính vì vậy các sản phẩm Dệt-May của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại
các thị trường khu vực và thế giới như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, EU,
3
Bắc Mỹ, Úc, Canada,.... Trong đó, sản phẩm áo mưa của các doanh nghiệp
Việt Nam đã có mặt tại các thị trường: Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,
Đài Loan, Châu Âu, Úc, ...
1.2. Phân loại thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Sau đây là một vài tiêu thức được sử dụng phổ biến.
* Căn cứ vào vị trí địa lý
Thị trường xuất khẩu bao gồm: Thị trường châu lục; Thị trường khu
vực; Thị trường nước và vùng lãnh thổ
Việc phân chia thị trường theo vị trí địa lý là quan trọng, thường dựa
vào điều kiện tương đồng với nhau về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật,
nhu cầu, thị hiếu của người dân và chính sách thương mại mà những quốc
gia đó áp dụng. Theo tiêu thức địa lý, thị trường xuất khẩu áo mưa của các
doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
- Thị trường Đông Á : Thị trường này có năm quốc gia đó là Trung Quốc,
Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, Với trên 1,5 tỷ người,
chiếm khoảng 40% dân số Châu Á hay 1/4 dân số thế giới sống ở Châu Á.
Khu vực này là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Mật độ
dân số của Đông Á là khoảng 230 người/km², gấp 5 lần mật độ bình quân
của thế giới. Khu vực Đông Á có nhu cầu lớn vế áo đi mưa vì lượng mưa
bình quân của khu vực này rất lớn, của Đài Loan, Nhật Bản là trên 1500
milimeter/năm, khu vực nam trung quốc có lượng mưa trung bình là 1000-
1500 milimeter/năm.
- Thị trường các nước Đông Nam Á: Đông Nam Á là một khu vực của
Châu Á, rộng khoảng 4 triệu km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei,
Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippine,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực
lên đến 593 triệu người, trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
4
Sau khi trở thành thành thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á
năm 1995, ngoài việc ký kết các hiệp định như hợp tác ASEAN nói chung,
nước ta đã tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) với nội dung
chính là thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
từ ngày 1/1/19996. Thông qua thực hiện Hiệp định này, nước ta sẽ có cơ
hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại với các nước ASEAN. Đây là cơ
hội lớn cho hàng hoá của công ty Việt Nam xâm nhập vào khu vực thị
trường này. Hiện nay cũng đã có một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
mặt hàng áo đi mưa sang thị trường này.
- Thị trường Châu Âu.
Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia,
Luych-xam-bua, Pháp và Hà Lan. Các nước Đan Mạch, Ailen, và Anh gia
nhập vào năm 1973. Hy Lạp gia nhập 1981. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
gia nhập 1986. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập 1995. Kể từ ngày
1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc, Hungary,
Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và Kypros (Cộng
hòa Síp). Ngày 1/1/2007, Romania & Bulgaria, hai quốc gia Đông Nam Âu
đã gia nhập EU, nâng tổng số thành viên của Liên Minh Châu Âu lên 27
Quốc Gia Thành Viên. Hiện nay, EU có diện tích là 4.325.675 km² với dân
số là 496 triệu người; GDP/đầu người là 28.100 USD/năm.
Việt Nam trong mối quan hệ với EU, Việt Nam được hưởng những
ưu đãi như về chế độ tối huệ quốc, đầu tư; vịên trợ khoa học công nghệ;
đào tạo, phát triển thành phần kinh tế tư nhân; nâng cao khả năng cạnh
tranh của các thành phần kinh tế trong nước và xây dựng một thị trường
đầy đủ về vốn, sức lao động, công nghệ. Với những ưu đãi này, các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi để đưa hàng hoá của
mình vào thị trường này. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn
của hàng Dệt-May Việt Nam cũng như mặt hàng áo đi mưa. Năm 2006 là
năm rất thành công đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng Dệt5
May sang thị trường EU. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt-May của Việt
Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005, đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuất
khẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới nay.
- Thị trường Mỹ
Mỹ được thành lập khi 13 thuộc địa cũ của Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ
tuyên ngôn vào năm 1776 rằng họ là những bang tự do và độc lập. Mỹ bao
gồm 50 bang hay tiểu bang, mỗi bang có một mức tự trị địa phương, và
một số địa hạt, lãnh thổ. Từ giữa thế kỷ 20, nước này đã vượt xa tất cả các
quốc gia khác về lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và ảnh hưởng văn hóa.
Trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch
xuất khẩu hàng Dệt-May của Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng
16,97% so với năm 2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Dệt-May sang Mỹ được thuận lợi.
* Căn cứ vào lịch sử mối quan hệ.
Thị trường xuất khấu bao gồm: Thị trường truyền thống; Thị trường
mới; Thị trường tiềm năng.
- Thị trường truyền thống, là thị trường mà doanh nghiệp đã có quan
hệ lâu dài. Thông thường đối với thị trường truyền thống doanh nghiệp
thường có những ưu đãi và có sự tin cậy lẫn nhau trong việc thực hiện các
hợp đồng xuất khẩu.
- Thị trường mới, là thị trường doanh nghiệp mới có quan hệ làm ăn
trong một thời gian ngắn, lượng sản phẩm trao đổi thường nhỏ và mang
tính chất thăm dò.
- Thị trường tiềm năng, là những thị trường mà doanh nghiệp chưa
có quan hệ ngoại thương nhưng được đánh giá là có thể tìm được khách
hàng ở thị trường này.
Đối với sản phẩm áo đi mưa, Thị trường Châu Á là thị trường xuất
khẩu các sản phẩm áo mưa truyến thống của các doanh nghiệp Việt Nam,
như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia,... Trong đó, thị trường
6
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa lớn nhất nước
ta. Trong tháng 8/2005, xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 9,3 triệu
USD, tăng 1,63% so với tháng 7/2005. Trong đó, sản phẩm áo đi mưa (có
xuất xứ từ nhựa) là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
* Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu bao gồm: Thị trường xuất khẩu theo hạn
ngạch; Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch.
Hạn ngạch là quy định của chính phủ về số lượng và chất lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu. Việc quy định này thường được chính phủ phê duyệt
hàng năm với mục đích là đảm bảo những cân đối của nền kinh tế quốc
dân, bảo hộ sản xuất trong nước.
Hiện nay hàng Dệt-May của Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn
ngạch vào thị trường Mỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu
cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp
được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu hàng DệtMay Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho
hàng Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài.
* Căn cứ vào loại hình cạnh tranh.
Thị trường xuất khẩu bao gồm: Thị trường độc quyền; Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo; Thị trường độc quyền nhóm.
- Thị trường độc quyền, trong đó có độc quyền bán và độc quyền
mua. Thị trường độc quyền bán, là thị trương ở đó chỉ có duy nhất một
người bán nhưng có nhiều người mua. Thị trường độc quyền mua, là một
thị trường trong đó có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua. Trên
thị trường này, giá cả và các quan hệ kinh tế khác do nhà độc quyền áp đặt,
thường là những nhà độc quyền hoặc những liên minh độc quyền. Việc
tham gia thị trường độc quyền đặc biệt khó khăn.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, là thị trường ở đó có nhiều người
tham gia mua bán nhưng không ai có ưu thế kiểm soát thị trường. Trong thị
7
trường cạnh tranh hoàn hảo, cả người bán và người mua đều không có sức
mạnh thị trường, tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau.
Không có gì cản trở việc gia nhập vào thị trường và rút lui khỏi thị trường.
- Thị trường độc quyền nhóm, tồn tại cả hai trạng thái cạnh tranh và
độc quyền. Số lượng người bán (mua) không nhiều và sản phẩm có thể
giống nhau hoặc khác nhau một ít, người bán (mua) co ảnh hưởng đến thị
trường ở một mức độ nào đó. Việc gia nhập thị trường độc quyền nhóm có
những trở ngại đáng kể.
Với sản phẩm áo đi mưa, thì thị trường xuất khẩu áo đi mưa là thị
trường cạnh tranh hoàn hảo vì có rất nhiều những nhà sản xuất và công ty
nhập khẩu tham gia vào thị trường này. Ở đó giá cả của hàng hoá được
thiết lập thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu.
* Căn cứ vào phương thức xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu bao gồm: Thị trường xuất khẩu trực tiếp; Thị
trường xuất khẩu gián tiếp.
- Thị trường xuất khẩu trực tiếp (Direct export market). Việc xuất
khẩu trực tiếp diễn ra khi doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hoá cho nhà
nhập khẩu hoặc người mua xác định ở khu vực thị trường nước ngoài.
- Thị trường xuất khẩu gián tiếp (Indirect export market). Trong đó,
khách hàng của doanh nghiệp là những trung gian chu chuyển hàng hoá.
Đây là những trung gian có thể giúp cho những doanh nghiệp không có
điều kiện xuất khẩu trực tiếp.
Đối với sản phẩm áo đi mưa của Việt Nam hiện nay, nếu xét theo
phương thức xuất khẩu thì phương thức xuất khẩu được sử dụng phổ biến
nhất đó là phương thức xuất khẩu gián tiếp, trung gian mà các doanh
nghiệp sử dụng đó là nhà nhập khẩu địa phương hoặc là những đại lý của
người Việt Nam ở nước ngoài.
* Căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng xuất khẩu.
8
Thị trường xuất khẩu bao gôm: Thị trường hàng hoá gia công; Thị
trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất.
- Thị trường hàng hoá gia công. Hàng hoá gia công có sự tham gia
của bên đặt gia công và bên gia công. Doanh nghiệp xuất là bên nhận gia
công, bên đặt gia công là bên nhập khẩu. Doanh nghiệp nhận gia công có
thể nhận toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu cùng các tài liệu kỹ thuật
từ đối tác rồi tiến hành sản xuất theo yêu cầu đã ký kết. Sau đó doanh
nghiệp giao thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận tiền thù lao gia công.
Hình thức này nhằm khai thác tốt nhất lợi thế so sánh của từng doanh
nghiệp. Bên nhận gia công phải lo lắng về khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc
kinh doanh của bên nhận gia công ít gặp rủi ro, chính vì thế ma thu nhập
của bên nhận gia công không cao. Hình thức kinh doanh này phù hợp cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế.
- Thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất. Đối với thị trường xuất
khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập, sản phẩm
có thể do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc thu mua và là những sản phẩm của
doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, thì thị trường xuất khẩu áo đi mưa
được thực hiện chủ yếu qua phương thức xuất khẩu gia công. Các doanh
nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu bằng nguyên
liệu của nhà nhập khẩu hoặc bằng nguyên liệu do công ty tự khái thác.
2. Các bộ phận cấu thành thị trường xuất khẩu của một doanh
nghiệp.
Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố
chung của thị trường, bao gồm: Cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. Tuy nhiên
do các bên tham gia trên thị trường xuất khẩu là những pháp nhân ở các
quốc gia khác nhau, nên thị trường xuất khẩu còn có những đặc trưng riêng.
9