Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Làng Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
pơ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ THỊ THANH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá
nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Ninh và các
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu, Khoa Đào t ạo Sau đại học trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam
UBND huyện Chương Mỹ, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê,
phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ làm nghề
và Doanh nghiệp sản xuất mây tre đan ở 3 làng nghề: Đông Cựu, Yên Kiện,
Phú Vinh
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả
Đỗ Thị Thanh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt ..............................................................................................iv
Danh mục các bảng ............................................................................................v
Danh mục các hình............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................
Tính cấp thiết......................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
Nội dung nghiên cứu..........................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƢỜNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ....................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm............................1
1.1.1. Lý luận chung về phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa..1
1.1.2. Lý luận chung về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề......6
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.......30
1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất trên thế giới…………………...……….30
1.2.2.Thực tiễn ở Việt Nam........................................................... ...................32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm........................................................................... ...36
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU37
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội .......................37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................37
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Huyện .......................................................44
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................49
2.2.1. Khung logic nghiên cứu .........................................................................49
iv
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .....................................................51
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu...................................................51
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................52
2.2.5. Phương pháp chuyên gia........................................................................53
2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài ..................................53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................56
3.1. Thực trạng về phát triển các làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ......56
3.2. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre
đan huyện Chương Mỹ .................................................................................58
3.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra.......................................................55
3.2.2. Đặc trưng của sản xuất sản phẩm mây tre đan tại huyện Chương Mỹ .59
3.2.3. Chủng loại sản phẩm mây tre đan chủ yếu tại 3 xã điều tra.................57
3.2.4. Số lượng cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề tại 3 xã điều tra ..............60
3.2.5. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm............................65
3.2.6. Những thách thức của tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan ở
huyện Chương Mỹ ............................................................................................72
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre
đan tại các làng nghề điều tra...........................................................................75
3.3.1.Các nhân tố bên trong ...........................................................................75
3.3.2. Các nhân tố bên ngoài .........................................................................79
3.4. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan tại
huyện Chương Mỹ............................................................................................82
3.4.1.Những thành tựu đạt được ......................................................................82
3.4.2. Những khó khăn và tồn tại trong phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm mây tre đan ............................................................................................86
3.5. Phân tích ma trận SWOT ..........................................................................88
v
3.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ trong thời gian tới.........................89
3.6.1. Tăng cường chất lượng sản phẩm.........................................................89
3.6.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.........................................90
3.6.3. Tổ chức tốt công tác quảng cáo và hoạt động sau bán hàng ...............92
3.6.4. Tăng cường tuyên truyền và quan hệ công chúng ...........................95
KẾT LUẬN......................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ
1 CCNLN Cụm công nghiệp làm nghề
2 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3 CSSX Cơ sở sản xuất
4 DN Doanh nghiệp
5 HTX Hợp tác xã
6 KHCN Khoa học công nghệ
7 KHKT Khoa học kỹ thuật
8 KTLN Kinh tế làng nghề
9 MTĐ Mây tre đan
10 NNNT Ngành nghề nông thôn
11 NK Nhập khẩu
12 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
13 XK Xuất khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Diện tích các loại đất phân bổ huyện Chương Mỹ năm 2017 40
2.2
Tình hình nhân khẩu và lao động Huyện Chương Mỹ qua 3
năm 2014 – 2016
45
2.3
Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Chương Mỹ giai
đoạn (2014-2016)
48
3.1 Tình hình phát triển các Cơ sở sản xuất MTĐ huyện Chương
Mỹ
57
3.2 Thông tin của cơ sở sản xuất MTĐ trên địa bàn điều tra 58
3.3 Bảng các loại hình sản phẩm mây tre đan trên địa bàn điều tra 60
3.4
Sản lượng một số sản phẩm hoàn chỉnh của các cơ sở sản xuất
trên địa bàn điều tra
62
3.5
Số lượng các cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề MTĐ tại 3 xã
điều tra
64
3.6 Kết quả tiêu thụ sản phẩm mây tre đan theo thị trường 65
3.7 Giá bán một số sản phẩm chính trên thị trường tiêu thụ 66
3.8
Kết quả tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan
trong nước của các cơ sở sản xuất
66
3.9
Kết quả tiêu thụ theo các kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan
xuất khẩu của sở sản xuất
71
3.10
Bảng khung giá thành và giá bán một số sản phẩm mây tre
đan chính trên địa bàn điều tra
77
3.11
Đánh giá của khách hàng về sản phẩm mây tre đan của các cơ
sở sản xuất năm 2017
78
3.12 Vốn sản xuất của các xã điều tra trên địa bàn Chương Mỹ 85
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1 Sản xuất sản phẩm mây tre đan 56
3.2 Chao đèn 58
3.3 Ủ ấm 58
3.4 Giỏ xách 58
3.5 Hộp chữ nhật 58
3.6 Lẵng hoa quả 58
3.7
Sơ đồ kênh tiêu thụ trong nước sản phẩm mây tre đan huyện
Chương Mỹ
65
3.8 Các kênh xuất khẩu sản phẩm mây tre đan 67
3.9 Máy trẻ tre 81
3.10 Một số mẫu mã, chủng loại sản phẩm làng nghề mây tre đan 82
3.11 Sơ đồ cây vấn đề 85
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Song, chỉ sản xuất nông nghiệp đơn thuần
sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của người nông dân, vì
ngành sản xuất này mang tính mùa vụ, thời gian nông nhàn rất dài nên hiệu
quả sản xuất thấp. Hiện nay nông dân chiếm tới gần 80% dân số và 70% lực
lượng lao động trong cả nước, thì việc phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp trong nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút lao động
nông nhàn trong phát triển sản xuất. Vì vậy, các ngành nghề truyền thống
đang được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển.
Tuy vậy, thời gian gần đây các làng nghề nước ta đang gặp rất nhiều
khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, cả ở thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài. Đã có không ít cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã rơi vào tình trạng làm
ăn thua lỗ phải dừng hoạt động. Nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề
phải bỏ nghề, một số chuyển sang sản xuất đồ thủ công đơn thuần để cầm cự.
Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội là một huyện có nhiều làng
nghề, trong tổng số 31 làng nghề được công nhận thì có tới 26 làng nghề mây
tre đan, chiếm 83,87% . Bên cạnh việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động thì vấn đề phát triển sản
phẩm mây tre đan của huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong
khâu tiêu thụ sản phẩm. Đây là bài toán khó cho cá nhân, doanh nghiệp sản
xuất và là vấn đề đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ngành và
các nhà khoa học quan tâm. Vậy, thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm mây
tre đan của huyện hiện nay ra sao, chịu tác động của những yếu tố nào, cần có
giải pháp gì để mở rộng tiêu thụ sản phẩm này cho các làng nghề mây tre đan
2
ở huyện Chương Mỹ? Để góp phần giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn
đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây
tre đan trên địa bàn Huyện Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về thị trường và tình hình phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và thị trường tiêu
thụ sản phẩm của làng nghề mây tre đan.
- Đánh giá thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm của làng nghề mây tre đan ở huyện Chương Mỹ.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan huyện Chương Mỹ.
- Nghiên cứu, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan ở Huyện
Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ
và các chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre