Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cây Cam Canh Trên Địa Bàn Huyện Cao Phong Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI THỊ HƯƠNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY CAM CANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN
Hà Nội, 2021
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hòa Bình, ngày ... tháng 4 năm 2021
Người cam đoan
Bùi Thị Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh; Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp; Đặc biệt là sự
quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô giáo - TS. Phạm Thị Tân đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Phòng, Ban của huyện
Cao Phong, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới hợp tác xã, hộ nông dân, cá nhân
đã cung cấp số liệu thông tin, trả lời phỏng vấn, đóng góp ý kiến quý giá để
luận văn được hoàn thiện.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Hòa Bình, ngày ... tháng 4 năm 2021
Học viên
Bùi Thị Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ..................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP.................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất........................................................ 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản...............................................................................4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất cây cam canh.............................7
1.1.3. Vai trò và sự cần thiết của phát triển sản xuất cam canh đối với kinh
tế hộ gia đình.................................................................................................... 11
1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cam canh............................ 15
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam canh .................................. 23
1.2.1. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam ..................................................... 23
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam canh của một số địa phương.. 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển cây cam canh huyện Cao Phong28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU30
2.1. Đặc điểm cơ bản huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình............................. 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................. 30
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển sản xuất cam canh trên địa
bàn huyện Cao Phong...................................................................................... 36
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia.................................................. 38
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................... 38
2.2.3. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp ...................................................... 39
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................... 39
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................... 40
2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT............................................................. 41
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 43
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất cam canh của hộ tại huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình............................................................................................... 43
3.1.1. Chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển sản xuất cam của
huyện................................................................................................................. 43
3.1.2. Thực trạng phát triển sản xuất cam canh tại huyện Cao Phong........ 45
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất cam canh tại các hộ khảo sát của huyện
Cao Phong........................................................................................................ 49
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ................................................................ 68
3.2.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................ 68
3.2.2. Tập quán canh tác ................................................................................. 70
3.2.3. Sâu bệnh trong sản xuất cam canh....................................................... 70
3.2.4. Vốn sản xuất........................................................................................... 71
3.2.5. Tác động của chính sách....................................................................... 72
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất cam canh tại huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ........................................................................... 73
3.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 73
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 74
3.3.3. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn
huyện................................................................................................................. 76
v
3.4. Định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cam
canh.............................................................................................................. 79
3.4.1. Định hướng ............................................................................................ 79
3.4.2. Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất ........................ 80
3.4.3. Giải pháp phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn huyện Cao
Phong................................................................................................. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách nhà nước
PTSX Phát triển sản xuất
QLDA Quản lý dự án
QML Quy mô lớn
QMN Quy mô nhỏ
QMV Quy mô vừa
Trđ Triệu đồng
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cam ở Việt Nam năm 2019.......... 24
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện 2020..................................... 33
Bảng 2.2. Thành phần các dân tộc của huyện năm 2007................................ 34
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất cam canh của huyện (2018 - 2020).................. 45
Bảng 3.2. Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................ 49
Bảng 3.3. Quy mô vườn cam canh của các hộ................................................ 51
Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích trồng cam canh của các hộ điều tra ..................... 52
Bảng 3.5. Năng suất và sản lượng cam canh bình quân của hộ...................... 53
Bảng 3.6. Tình hình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật........... 55
Bảng 3.7. Tình hình vốn đầu tư sản xuất cam canh của hộ ............................ 56
Bảng 3.8. Chi phí vốn đầu tư cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ bản ........ 57
Bảng 3.9. Chi phí vốn đầu tư tính cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ bản
phân theo quy mô ............................................................................................ 58
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp chi phí vốn đầu tư sản xuất cam canh giai đoạn
kinh doanh....................................................................................................... 59
Bảng 3.11. Khó khăn trong mua các sản phẩm đầu vào cho sản xuất của hộ .... 61
Bảng 3.12. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra............. 64
Bảng 3.13. Đánh giá của hộ về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
cam canh - %................................................................................................... 69
Bảng 3.14. Các loại sâu bệnh thường gặp - %................................................ 70
Bảng 3.15. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất cam Canh trên
địa bàn huyện Cao Phong................................................................................ 77
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị kinh tế của huyện Cao Phong giai đoạn 2018 - 2020 .32
Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu cam canh của các hộ trồng cam huyện Cao Phong....... 47
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tiêu thụ sản lượng cam của huyện qua ba năm ................. 48
Biểu đồ 3.2. Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cam canh của hộ... 54
Biểu đồ 3.3. Hình thức tiêu thụ cam canh niên vụ 2019 - 2020 ..................... 62
Biểu đồ 3.4. Thị trường tiêu thụ cam canh niên vụ 2019 - 2020 .................... 62
Biểu đồ 3.5. Một số hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam canh của
hộ..................................................................................................................... 67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tham gia hội nhập vào nhiều tổ chức
kinh tế của khu vực và thế giới thì các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam chịu
sự cạnh tranh gay gắt không chỉ sản phẩm trong nước mà cả sản phẩm nước
ngoài. Vì vậy, làm thế nào để sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đứng vững
trên thị trường, tạo được thương hiệu riêng là vấn đề hết sức quan trọng đối
với công việc kinh doanh.
Đối với người tiêu dùng thương hiệu giúp họ xác định nguồn gốc xuất
xứ của sản phẩm, tiết kiệm thời gian chi phí mua hàng, là công cụ gắn sản
phẩm với người sản xuất và quy trách nhiệm cho người sản xuất bảo đảm lợi
ích cho người tiêu dùng. Ngoài ra thương hiệu giúp khách hàng thể hiện
phong cách, địa vị của mình đồng thời giảm thiểu rủi ro khi mua hàng.
Hòa Bình là tỉnh miền núi, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km, điều
kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng thích hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao như: Cam, Quýt, Bưởi... cây Cam canh là một trong
những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân
ở các vùng trồng Cam, góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trong nông nghiệp và chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo thành một
chỉ dẫn địa lý mang giá trị cốt lõi của Tỉnh.
Ngày 05 tháng 11 năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết
định số 3947/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số
00046 Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm Cam quả. Tuy nhiên, để cam
Cao Phong thật sự trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao đồng thời duy
trì được chất lượng và tạo danh tiếng hơn nữa thì phải làm thế nào để phát
triển thương hiệu Cam Cao Phong, đưa Cam Cao Phong không chỉ tiêu thụ tốt
ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài
“Giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện Cao
Phong tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp nhằm đi sâu
tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất cây Cam canh trên địa bàn huyện Cao
Phong tỉnh Hòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để phát triển
thương hiệu Cam Cao Phong Hòa Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Canh trên địa
bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, đề tài đề xuất giải pháp nhằm phát triển
sản xuất cây cam Canh hợp lý và bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất cam Canh của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam
Canh trên địa bàn huyện Cao Phong trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển
cam Canh,của hộ nông dân trong đó chủ yếu về hiệu quả kinh tế, các yếu tố
ảnh hưởng và các giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến
thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam Canh
trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.