Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1393

Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐÀO THỊ MẠNH LINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Đông Nai, 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, luận văn “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022

Người cam đoan

(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Đào Thị Mạnh Linh

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Lâm

Nghiệp đã trang bị cho tôi kiến thức và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm

quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Minh Nguyệt đã tận tình

hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này.

Cuối cùng Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã

luôn tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập.

Tác giả

Đào Thị Mạnh Linh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................viii

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ix

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................. x

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 4

3.2.1. Phạm vi về không gian............................................................................ 4

3.2.2. Phạm vi về thời gian................................................................................ 4

4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 4

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM NÔNG NGHIỆP THEO CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN

PHẨM (OCOP)................................................................................................. 6

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chương trình

OCOP ................................................................................................................ 6

1.1.1. Sản phẩm nông nghiệp và đặc điểm sản phẩm nông nghiệp .................. 6

1.1.1.1. Khái niệm............................................................................................. 6

iv

1.1.1.2. Đặc điểm sản phẩm nông nghiệp ......................................................... 7

1.1.2. Phát triển sản phẩm nông nghiệp ............................................................ 8

1.1.2.1. Khái niệm............................................................................................. 8

1.1.2.2. Đặc của phát triển sản phẩm nông nghiệp ........................................... 9

1.1.2.3. Vai trò của phát triển sản phẩm nông nghiệp ..................................... 9

1.1.3. Giới thiệu Chương trình OCOP, sản phẩm OCOP ............................... 10

1.1.3.1. Mục tiêu chương trình........................................................................ 10

1.1.3.2. Đặc điểm của việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” 11

1.1.3.3. Vai trò của việc thực hiện Chương trình OCOP................................ 11

1.1.3.4. Phân loại sản phẩm OCOP................................................................. 12

1.1.3.5. Tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP .................................. 13

1.1.4. Phát triển sản phẩm OCOP ................................................................... 14

Chu trình phát triển sản phẩm OCOP ............................................................. 14

1.1.4.1. Tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP............................ 14

1.1.4.2. Đăng ký ý tưởng sản phẩm ................................................................ 15

1.1.4.4. Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh............................. 16

1.1.4.5. Đánh giá và xếp hạng sản phẩm......................................................... 17

1.1.4.6. Quảng bá, xúc tiến thương mại.......................................................... 17

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm OCOP................. 18

1.1.5.1. Yếu tố khách quan.............................................................................. 18

1.1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 20

1.2. Cơ sở thực tiễn trong phát triển sản phẩm OCOP ................................... 21

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP của một số tỉnh thành trong cả

nước................................................................................................................. 21

1.2.1.1. Tỉnh Quảng Ninh................................................................................ 22

1.2.1.2. Thành phố Hà Nội.............................................................................. 24

1.2.1.3. Tỉnh Lâm Đồng.................................................................................. 29

v

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.................................. 30

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 34

2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.................................................. 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 34

2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 34

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết................................................................. 35

2.1.1.3. Địa hình.............................................................................................. 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 36

2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế .................................................................................... 36

2.1.2.2. Dân số và lao động............................................................................. 37

2.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng.................................................................... 37

2.1.2.4. Văn hóa, xã hội .................................................................................. 39

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh

hưởng đến phát triển sản phẩm OCOP ........................................................... 39

2.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 39

2.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................... 42

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 43

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................ 44

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn....................................... 46

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 47

3.1. Thực trạng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu................................................................................................................... 47

3.1.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa-Vũng Tàu trong 03 năm qua ............................................................... 47

3.1.1.1. Mục tiêu chương trình........................................................................ 47

vi

3.1.1.2. Kết quả tổ chức thực hiện .................................................................. 48

3.1.2. Tình hình phát triển sản phẩm OCOP theo chu trình OCOP............... 52

3.1.2.1. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn ..................................................... 52

3.1.2.2. Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm........................................................ 55

3.1.2.3. Nhận phương án sản xuất kinh doanh................................................ 55

3.1.2.4. Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh............................. 55

3.1.2.5. Đánh giá, xếp hạng sản phẩm ............................................................ 56

3.1.2.6. Xúc tiến thương mại........................................................................... 59

3.1.3. Chất lượng sản phẩm nông sản (tiềm năng trở thành OCOP) theo Bộ

tiêu chí phân hạng, đánh giá của Trung ương................................................. 61

3.1.3.1. Sản phẩm tiềm năng........................................................................... 61

3.1.3.2. Chất lượng sản phẩm tiềm năng so với Bộ tiêu chí phân hạng, đánh

giá sản phẩm.................................................................................................... 63

3.1.4. Nguồn lực hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP....................................... 73

3.1.4.1. Đầu tư của Nhà nước phát triển sản phẩm OCOP ............................. 73

3.1.4.2. Hỗ trợ của nhà nước cho phát triển sản phẩm OCOP....................... 75

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa – Vũng

tàu .................................................................................................................... 76

3.2.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 76

3.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, vị trí địa lý của địa bàn.............. 76

3.2.1.2. Hệ thống chính sách........................................................................... 77

3.2.1.3. Khoa học và Công nghệ ..................................................................... 78

3.2.1.4. Vốn ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình................................... 79

3.2.1.5. Các Chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên

địa bàn tỉnh...................................................................................................... 79

3.2.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 80

3.2.2.1. Sự tham gia của hệ thống chính trị của tỉnh....................................... 80

vii

3.2.2.2. Năng lực, kiến thức, nhiệt huyết của bộ phận tham mưu .................. 81

3.2.2.3. Chất lượng sản phẩm.......................................................................... 81

3.2.2.4. Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của chủ thể sản phẩm OCOP ...... 82

3.3. Đánh giá chung về phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .. 83

3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 83

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại .......................................................................... 84

3.3. Giải pháp nhằm phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh................. 87

3.3.1. Định hướng phát triển của tỉnh ............................................................. 87

3.3.2. Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh........... 88

3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người đứng đầu

và cán bộ các cấp............................................................................................. 88

3.3.2.2. Đăng ký và xét chọn ý tưởng phát triển sản phẩm............................. 90

3.3.2.3. Hỗ trợ các phương án sản xuất, kinh doanh phát triển sản phẩm...... 92

3.3.2.4. Tăng cường xúc tiến thương mại ....................................................... 94

3.3.2.5. Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành................................. 95

3.3.2.6. Huy động nguồn lực........................................................................... 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 98

1. Kết luận ....................................................................................................... 98

2. Kiến nghị..................................................................................................... 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu

CP : Chính phủ

ĐVT : Đơn vị tính

HTX : Hợp tác xã

KHCN : Khoa học công nghệ

NTM : Nông thôn mới

OCOP : Mỗi xã một sản phẩm;

PTNT : Phát triển nông thôn

QĐ : Quyết định;

THT : Tổ hợp tác

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.

UBND : Ủy ban nhân dân

VPĐP : Văn phòng Điều phối.

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số đợt tập huấn về Chương trình OCOP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

năm 2018 - 2021.............................................................................................. 53

Bảng 3.2. Sản phẩm được UBND tỉnh phân hạng, đánh giá năm 2021 ......... 56

Bảng 3.3. Các sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh ....................................... 61

Bảng 3.4. Các tiêu chí chất lượng sản phẩm OCOP tại tỉnh........................... 64

Bảng 3.5. Kinh phí đầu tư cho phát triển sản phẩm OCOP từ năm 2018-2021

từ ngân sách..................................................................................................... 74

Bảng 3.6. Nội dung quy định hỗ trợ của Chương trình OCOP tính đến

31/12/2021....................................................................................................... 75

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu...................................... 35

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020................... 36

Hình 3.1. Sản phẩm đạt 4 sao, 5 sao phân theo địa phương ........................... 58

Hình 3.2. Số lượng sản phẩm tiềm năng và chủ thể các sản phẩm ở các địa

phương............................................................................................................. 62

Hình 3.3. Cơ cấu sản phẩm tiềm năng theo loại sản phẩm............................. 63

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược trong xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn

mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của

cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của toàn thể nhân dân. Để quán triệt Nghị

quyết số 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Chính

phủ đã xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đề

ra 19 tiêu chí trên tất cả các mặt kinh tế xã hội và đời sống nông thôn với mục

đích là cải thiện và chăm lo đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội bền

vững trên địa bàn nông thôn.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới,

cùng với cả nước, Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Kinh tế nông thôn phát triển; đời sống nông dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng,

nhà ở nông thôn được xây dựng, nâng cấp, cải tạo; bộ mặt nông thôn từng

bước được khởi sắc; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng

được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác chăm

sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng

được củng cố, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được

nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản

xuất nông nghiệp được phát huy, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng

hóa tập trung, chuyên canh; nhiều hàng hóa nông sản được chứng nhận nhãn

hiệu và chất lượng. Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện Chương trình với

mục tiêu nâng cao số xã, số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới

nâng cao; duy trì thành quả và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã đã đạt

chuẩn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nông thôn

2

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ

chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn

phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định,

giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và

an ninh, trật tự được giữ vững.

Để đạt các mục tiêu đó cần có nhiều Chương trình, dự án đi vào chiều

sâu của từng lĩnh vực; một trong những Chương trình, dự án đó là Chương

trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Đây là Chương trình phát

triển kinh tế khu vực nông thôn theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày

07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã

một sản phẩm giai đoạn 2018– 2020; Chương trình có mục tiêu: Phát triển các

hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh

nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế

đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,

góp phần phát triển kinh tế nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu

chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn

mới; thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo

vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn

Việt Nam.

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển

kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn

hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các

vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu

nhập cho người dân vùng nông thôn. Trong Chương trình này Nhà nước đóng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!