Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1319

Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG THÁI LÂM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG THÁI LÂM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa

học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn

trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp

đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận

văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thái Lâm

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn

của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm

ơn chân thành tới:

- Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo

trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn

thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp

đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên.

- Lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo UBND

phường Tam Thanh và các đơn vị trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.

Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.

Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã

tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu hoàn thiện đề tài luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Hoàng Thái Lâm

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ...................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Sự cần thiết của đề tài luận văn...............................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn.................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn .................................................2

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................3

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................................3

1.1.1. Khái niệm, thuật ngữ.........................................................................................3

1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đô thị với chiến lược phát triển bền vững của các

đô thị trong tiến trình đô thị hóa hiện nay.................................................................10

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài...................................................................................14

1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới .............14

1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam ..............18

1.2.3. Một số vấn đề và thách thức đối với nông nghiệp đô thị ở Việt Nam............22

1.2.4. Bài học về nông nghiệp đô thị đối với thành phố Lạng Sơn...........................26

1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu...................................................................................28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......30

2. 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................30

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................30

2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................30

2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................31

iv

2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................31

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................32

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................37

3.1. Vai trò của nông nghiệp đô thị và nhận dạng nông nghiệp đô thị trên địa

bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn...................................................................37

3.1.1. Hộ nông nghiệp đô thị.....................................................................................39

3.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp đô thị...................................................................41

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ở thành phố Lạng Sơn........46

3.2.1. Hợp tác xã sản xuất .........................................................................................46

3.2.2. Hộ sản xuất......................................................................................................50

3.3. Khó khăn, thách thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa

bàn thành phố Lạng Sơn............................................................................................57

3.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ở thành

phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn ...................................................................................65

3.4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị bền vững ......................................65

3.4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố

Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn ..........................................................................................67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................74

1. Kết luận .................................................................................................................74

2. Khuyến nghị..........................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

CNH Công Nghiệp hóa

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DVNN Dịch vụ nông nghiệp

ĐTH Đô thị hóa

KHCN Khoa học công nghệ

KT-XH Kinh tế - xã hội

NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao

NNĐT Nông nghiệp đô thị

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số hộ điều tra phân theo xã, phường và kinh tế hộ ..................................33

Bảng 3.1: Đất đai hộ sản xuất nông nghiệp phân theo kinh tế hộ.............................40

Bảng 3.2: Tỷ trọng thu nhập nông nghiệp đô thị của hộ phân theo kinh tế hộ.........41

Bảng 3.3: Doanh nghiệp nông nghiệp đô thị phân theo đơn vị hành chính..............42

Bảng 3.4: Doanh nghiệp nông nghiệp đô thị phân theo loại hình và khu vực..........43

Bảng 3.5: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp phân

theo khu vực.............................................................................................45

Bảng 3.6: Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đô thị trên địa

bàn thành phố Lạng Sơn ..........................................................................46

Bảng 3.7: Một số thông tin về hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại thành phố

Lạng Sơn..................................................................................................47

Bảng 3.8: Thu nhập từ nông nghiệp đô thị của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ....49

Bảng 3.9: Hộ điều tra phân theo nghề nghiệp và kinh tế hộ.....................................51

Bảng 3.10: Số nhân khẩu, số lao động và học vấn phân theo kinh tế hộ..................52

Bảng 3.11: Hộ điều tra phân theo dân tộc và kinh tế hộ...........................................52

Bảng 3.12a: Số hộ trồng và giá trị sản xuất một số cây trồng ..................................53

Bảng 3.12b: Số hộ trồng và giá trị sản xuất một số cây trồng ..................................54

Bảng 3.12c: Số hộ và giá trị sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp đô thị ............55

Bảng 3.13: Thay đổi tỷ trọng thu nhập nông nghiệp đô thị so với năm trước..........56

Bảng 3.14: Giá trị sản xuất nông nghiệp đô thị so với năm trước (% hộ)................57

Bảng 3.15: Số hộ gặp khó khăn và mức độ khó khăn ..............................................58

Bảng 3.16: Tham gia tập huấn về nông nghiệp đô thị ..............................................59

Bảng 3.17: Vốn cần thiết cho sản xuất và nhu cầu vay vốn .....................................61

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Phương Minh ......44

Hình 3.2. Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Nà Chuông....................................50

Hình 3.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đô thị ............................63

Hình 3.2. Ý định mở rộng thêm loại sản phẩm nông nghiệp đô thị (% hộ).....64

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài luận văn

Do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ, quỹ đất ngày càng thu

hẹp, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy trong sản xuất, thực hiện

chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong rất nhiều giải pháp thì phát

triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi có tính khả thi cao để giải

quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng đô thị

sinh thái bền vững cho tương lai.

Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình tất yếu khách quan trong quá trình phát

triển kinh tế-xã hội (KT – XH) ở nước ta hiện nay. Đô thị hóa trong điều kiện tiền

công nghiệp hóa (CNH) ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị

đã làm tăng thêm khó khăn của các đô thị như: một bộ phận lao động trong nông

nghiệp mất đất sản xuất trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông

thôn chuyển về đô thị để làm việc làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm,

vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không

khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là các yếu tố đe dọa sự

phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp

thì phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem như một hướng đi tối ưu có tính

khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình ĐTH, hướng tới xây

dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

Là một trong những đô thị lớn của nước, tiếp giáp với Trung Quốc, quá trình

công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH – HĐH) và ĐTH ở thành phố Lạng Sơn (tỉnh

Lạng Sơn) đã và đang diễn ra. Điều đó đồng nghĩa với sự giảm đi diện tích đất nông

nghiệp trên quy mô lớn. Tuy nhiên, do vai trò quan trọng của nền NNĐT nên ngành

này vẫn được chú trọng đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Năng suất và chất

lượng nông sản ngày càng nâng cao, nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

hiện đại ra đời,… đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng tích cực, tạo cơ sở cho sự phát triển KT - XH của toàn thành phố Lạng

Sơn. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển NNĐT tại thành phố này

vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn

chậm, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh

2

tế thị trường, ô nhiễm môi trường sinh thái,… cần phải khắc phục. Vì vậy, việc đánh

giá hiện trạng phát triển NNĐT ở thành phố Lạng Sơn có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ

sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tận dụng cơ hội, phát

huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để phát

triển nền NNĐT nhanh, mạnh và bền vững. Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Giải pháp

phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” có ý nghĩa

khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn

- Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NNĐT, phát triển

NNĐT trong tiến trình công nghiệp hóa và ĐTH.

- Đánh giá vai trò của nông nghiệp đô thị và nhận dạng nông nghiệp đô thị ở

thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ở thành phố

Lạng Sơn; những hạn chế, khó khăn, yếu kém trong phát triển nông nghiệp đô thị

tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố Lạng

Sơn trong quá trình đô thị hóa.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài kế thừa, bổ sung, cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về NNĐT và phát triển NNĐT ở thế giới và Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến NNĐT ở thành phố Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn. Phân tích thực trạng phát triển NNĐT ở thành phố Lạng Sơn trong

quá trình ĐTH theo giới hạn của đề tài. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển

NNĐT ở thành phố Lạng Sơn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, giải quyết

các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của

luận văn này được chính quyền địa phương thành phố Lạng Sơn và các địa phương có

đặc điểm tương đồng với Lạng Sơn tham khảo, vận dụng vào phát triển bền vững

NNĐT trong điều kiện CNH hiện nay.

3

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Khái niệm, thuật ngữ

- Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài

người. Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong

việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự tồn tại của loài người nói riêng.

Nhiều học giả đã khẳng định nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với

toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa quan trọng, bởi

trong bất kỳ thời đại nào, để tồn tại và phát triển con người cần phải ăn, phải uống,

phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp như lương thực, thực phẩm, đồ uống,...

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất

đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên

liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên

liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều

chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm

cả lâm nghiệp, thủy sản.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều

nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của ngành trồng trọt và chăn

nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại,

toàn bộ nền kinh tế có thể chia làm ba khu vực, trong đó khu vực một bao gồm cả

nông – lâm –ngư nghiệp, còn lại là công nghiệp và dịch vụ.

Về tổng thể, nông nghiệp được chia thanh hai dạng: nông nghiệp thuần nông

và nông nghiệp chuyên sâu. Việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào

cũng rất quan trọng.

- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản

xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!