Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
882

Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN ĐIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN ĐIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu riêng của tôi và được sự

hướng dẫn khoa học của TS Hà Quang Trung. Các nội dung nghiên cứu, kết

quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào

trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,

nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi

rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng

như số liệu của các tác giả khác, cơ quan, tổ chức khác đều có chú thích và

trích dẫn nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách

nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Học viên

Nguyễn Văn Điệp

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày

tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, phòng Đào

tạo của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức

cho tôi.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn

thầy giáo - Tiến sĩ Hà Quang Trung, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng

dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh các hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh,

UBND các xã và các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ tôi thu thập thông

tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn bè, gia đình và các cô chú

trong các hợp tác xã nông nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý

kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe,

hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người cũng như sự nghiệp

nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Học viên

Nguyễn Văn Điệp

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

TRÍCH YÊU LUẬN VĂN.............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã ......................................... 5

1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã ........................................... 5

1.1.2. Nguyên tắc và tổ chức của Hợp tác xã.................................................. 10

1.1.3. Cơ sở lý luận của sự phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong thời

kỳ ông nghiệp hóa - Hiện đại hóa ................................................................... 12

1.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ........... 16

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã ở các nước trên thế giới................ 16

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam.............. 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Hợp tác xã NN............................ 25

1.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 25

1.3.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 26

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU................................................................................................................ 28

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 28

2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 28

iv

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31

2.2. Nội dung nghiên nghiên cứu.................................................................... 35

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 35

2.3.2. Thu thập số liệu..................................................................................... 36

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37

2.3.4. Phương pháp phân tích.......................................................................... 37

2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 40

3.1. Đánh giá thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 40

3.1.1. Tình hình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ....................................... 40

3.2.2. Phân tích nguồn lực của các HTX nông nghiệp ................................... 43

3.1.3. Tình hình thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp.................. 46

3.2. Tình hình hoạt động và những khó khăn chủ yếu của các HTX nông

nghiệp trong địa bàn nghiên cứu..................................................................... 50

3.2.1. Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp................................... 50

3.3.2. Những khó khăn chủ yếu của các HTX nông nghiệp điều tra.............. 50

3.2.2. Một số đánh giá của lãnh đạo Hợp tác xã ............................................. 52

3.3. Phân tích SWOT về thực trạng phát triển hợp tác xã .............................. 54

3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 54

3.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 55

3.2.3. Cơ hội.................................................................................................... 55

3.3.4. Thách thức............................................................................................. 55

3.4. Nguyên nhân và những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến thực

trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu ........................... 56

3.4.1. Nguyên nhân khách quan...................................................................... 56

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan.......................................................................... 57

v

3.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 60

3.5. Định hướng và giải pháp phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.... 61

3.5.1. Quan điểm phát triển............................................................................. 61

3.5.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 65

3.5.3. Định hướng phát triển ........................................................................... 67

3.5.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh

Bắc Ninh.......................................................................................................... 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 79

1. Kết luận ....................................................................................................... 79

5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81

PHỤ LỤC....................................................................................................... 82

vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

CC : Cơ cấu

CCN : Cụm công nghiệp

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐVT : Đơn vị tính

GTSX : Giá trị sản xuất

HTX : Hợp tác xã

HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp

KCN : Khu công nghiệp

NN & PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn

THT : Tổ hợp tác

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 ........ 32

Bảng 2.2. Dân số và lao động qua các năm 2012 -2016................................. 33

Bảng 3.1: Phân loại HTX theo năm thành lập ................................................ 41

Bảng 3.2: Phân loại HTX theo loại hình HTX................................................ 41

Bảng 3.3: Một số thông tin chung của các HTX nông nghiệp điều tra .......... 42

Bảng 3.4: Đất sản xuất của HTX nông nghiệp ............................................... 46

Bảng 3.5: Giới tính của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp...... 47

Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của thành viên và lao động trong HTX

nông nghiệp..................................................................................... 48

Bảng 3.7: Độ tuổi của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp ........ 49

Bảng 3.8: Ngành sản xuất kinh doanh chính của các HTXNN ...................... 50

Bảng 3.9: Những khó khăn của các HTX nông nghiệp trên địa bàn

nghiên cứu....................................................................................... 51

Bảng 3.10. Đánh giá của lãnh đạo Hợp tác xã về các chính sách của Nhà

nước và địa phương......................................................................... 53

Bảng 3.11. Đánh giá của lãnh đạo Hợp tác xã về mức độ đáp ứng và sự

quan trọng của trình độ cán bộ quản lý HTX ................................. 54

viii

TRÍCH YÊU LUẬN VĂN

1. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, trình độ và

năng lực trách nhiệm của công nhân ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đưa ra những giải pháp để khắc

phục một cách triệt để nhất những tồn tại trong sự phát triển kinh tế tập thể và

đặc biệt là trong hệ thống HTXNN ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoà nhịp

với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Các sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có

liên quan, các báo cáo khoa học đã được công bố; thông tin trên Internet liên

quan đến đề tài nghiên cứu. Các báo cáo số lượng, chất lượng HTX NN các

cấp hàng năm; Liên minh hợp tác xã tỉnh, Chi cục phát triển nông thôn,

Phòng kinh tế tổng hợp huyện. Các thông tư, hướng dẫn của các bộ ngành,

văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp, là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó

phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn

đề khác có liên quan.

Số liệu sơ cấp được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Khảo sát nhanh tình hình phát triển HTX NN trên địa bàn.

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra và điều tra thử

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!