Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Phát Triển Kinh Doanh Rừng Trồng Gỗ Lớn Trên Địa Bàn Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1734

Giải Pháp Phát Triển Kinh Doanh Rừng Trồng Gỗ Lớn Trên Địa Bàn Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN NGỌC DŨNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH RỪNG TRỒNG GỖ

LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐẶNG THỊ HOA

Hà Nội, 2019

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Ngọc Dũng

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tiêu đề: “Giải pháp

phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”

là thành quả đúc kết từ những kiến thức đã thu nhận được sau hơn hai năm học tập

tại khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp và những kinh nghiệm tích lũy

được sau hơn 18 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý bảo vệ, PCCCR và phát triển

rừng trên địa bàn nghiên cứu của tác giả.

Tôi muốn tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới các các thầy, cô

giáo trong khoa Sau đại học, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh và đặc biệt

là Tiến sĩ Đặng Thị Hoa - Giảng viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh,

trường Đại học Lâm nghiệp, người đã hết lòng hướng dẫn tôi từ bước xây

dựng đề cương đến khi triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, khoa

Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học lâm nghiệp đã tạo điều kiện

cho tôi hoàn thành khóa học.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND các xã Trung Sơn, Minh Hòa,

Đồng Lạc của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và Hạt kiểm lâm Huyện Yên Lập

nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và

tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, luận chứng khoa học cho

luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, người

thân và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tác giả.

iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan………………………………………………………………….i

Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii

Mục lục………………………………………………………………………iii

Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………..….vi

Danh mục các bảng……………………………………………………….....vii

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH

LÂM NGHIỆP VÀ RỪNG TRỒNG GỖ LỚN................................................................6

1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................6

1.1.2. Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp.............................................................9

1.1.3. Vai trò của phát triển lâm nghiệp đối với nền kinh tế..............................16

1.1.4. Vai trò của kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trong phát triển kinh tế lâm

nghiệp .................................................................................................................17

1.1.5. Nội dung phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn...................................20

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh rừng trồng gỗ lớn......................23

1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................26

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế lâm nghiệp và rừng trồng gỗ lớn trên thế

giới......................................................................................................................26

1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp và rừng trồng gỗ lớn ở Việt

Nam ....................................................................................................................29

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ .........................34

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............36

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu.........................................................36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................36

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................39

2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................42

2.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ..................................42

v

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ......................................................42

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................42

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn ...43

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................46

3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập .........46

3.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Yên Lập.............................46

3.1.2. Kết quả trồng rừng sản xuất của huyện Yên Lập.....................................48

3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn tại huyện Yên Lập .........57

3.2.1. Đặc điểm phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn ..................................57

3.2.2. Hiệu quả kinh doanh rừng trồng gỗ lớn và gỗ nhỏ trên địa bàn huyện Yên

Lập......................................................................................................................64

3.2.3. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng gỗ nhỏ...................................................67

3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa rừng trồng gỗ nhỏ và gỗ lớn.....................70

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh doanh và điều kiện để chuyển hóa rừng

trồng gỗ lớn .............................................................................................................72

3.3.1. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................72

3.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội....................................................................74

năm 2018.........................................................................................................77

3.4. Giải pháp đề xuất để phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn

huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ................................................................................81

3.4.1. Định hướng phát triển các vùng trồng rừng gỗ lớn huyện Yên Lập giai

đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030....................................................81

3.4.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn ...........83

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................94

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt

AE Hiệu quả phân bổ

Bt Doanh thu

BPV Doanh thu hiện tại thuần

Ct Chi phí sản xuất

CPV Chi phí hiện tại thuần

DN Doanh nghiệp

ĐDSH Đa dạng sinh học

GDP Tổng sản phẩm

HTX Hợp tác xã

HQKT Hiệu quả kinh tế

HQXH Hiệu quả xã hội

IRR Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TRSX Trồng rừng sản xuất

K Vốn

KT-XH Kinh tế - xã hội

KHKT Khoa học kỹ thuật

L Lao động

LN Lợi nhuận

NPV Giá trị hiện tại thuần

NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn

PCCCR Phòng cháy chữ cháy rừng

SXKD Sản xuất kinh doanh

TC Tổng chi phí

TE Hiệu quả kỹ thuật

UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Đất đai phân theo công dụng kinh tế ........................................................38

Bảng 2.2: Giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2018..40

Bảng 2.3: Dân số của huyện Yên Lập giai đoạn 2016-2018 ....................................41

Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Lập....................................46

Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng tính đến năm 2018....47

Bảng 3.3. Thống kê kết quả trồng rừng huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2018 ......50

Bảng 3.4. Chỉ phí sản xuất bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chuyển hóa...........65

Bảng 3.5. Thu nhập bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chuyển hóa......................66

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chuyển hóa ..........67

Bảng 3.7. Chi phí bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chưa chuyển hóa ................68

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chưa ...............................69

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế bình quân của các hộ cho 1 ha rừng chưa chuyển hóa..69

Bảng 3.10: Đặc điểm của các hộ trồng rừng huyện Yên Lập ...................................74

Bảng 3.11. Thu nhập của các hộ điều tra ..................................................................76

Bảng 3.12: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ trồng rừng năm 2018.............77

Bảng 3.13: Định hướng phát triển vùng kinh doanh gỗ lớn .....................................82

Bảng 3.14: Dự kiến diện tích trồng mới giai đoạn 2019-2025 .................................82

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bên cạnh những lợi ích về môi trường, ngành lâm nghiệp và những

đóng góp đối với chế biến gỗ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt

Nam. Ngành đồ gỗ phụ thuộc nhiều nguồn gỗ nhập khẩu được sản xuất bền

vững; gỗ xẻ nhập khẩu có chứng chỉ do trên thực tế ngành lâm nghiệp trong

nước mới chỉ tập trung vào trồng rừng chu kỳ ngắn, chủ yếu để bán gỗ dăm,

và nói chung các sản phẩm chưa được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn trồng rừng

bền vững. Chính vì thế, gia tăng sản xuất gỗ hợp pháp, có chất lượng cao,

trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc đóng góp vào

các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược trong việc

thúc đẩy việc chuyển đổi, thay thế dần mô hình kinh doanh rừng trồng Keo

sản xuất gỗ dăm - mô hình có lợi nhuận ngày càng giảm, bằng mô hình quản

lý rừng trồng bền vững sản xuất kinh doanh gỗ lớn có giá trị cao. Các mô

hình kinh doanh cây gỗ lớn đã chứng minh phần nào hiệu quả việc sản xuất,

kinh doanh; xong cách tiếp cận và phát triển mở rộng kinh doanh trồng rừng

gỗ lớn chưa cao, nhằm có thể đạt được các mục tiêu chính sách, kế hoạch

chung của ngành lâm nghiệp chung và tăng doanh thu nói riêng cho các chủ

rừng, giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu đối với ngành chế biến gỗ cũng như

cải thiện đa dạng sinh học (ĐDSH) của rừng trồng sản xuất.

Theo kế hoạch phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2014-2020

của Bộ NN&PTNT thì diện tích rừng trồng của huyện Yên lập là:

18.082,98ha chủ yếu các chủ rừng vẫn phát triển kinh doanh, canh tác theo

phương thức chuyền thống (chu kỳ 6-7 năm) là khai thác nguyên liệu gỗ dăm

là chủ yếu; phát triển kinh doanh chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn

chậm; việc cập nhật nắm bắt thông tin, giải pháp kinh doanh, áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật…của các chủ rừng trong công tác phát triển kinh doanh

chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn còn chậm.

2

Từ số liệu về hiện trạng rừng được công bố tính đến ngày 31/12/2016

(tại Văn bản số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn), tổng diện tích rừng trong cả nước là 14.377.682 ha

rừng, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 10.242.141 ha; rừng trồng:

4.135.541 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ cả nước là

13.631.934 ha - độ che phủ tương ứng là 41,19%. So với năm 2015, diện tích

rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ cả nước đã tăng hơn 110.000 ha (tính

đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là hơn

13,520 triệu ha, độ che phủ là 40,84%). Mặc dù diện tích rừng được ghi nhận

có tăng lên nhưng chất lượng rừng và hiệu quả kinh tế đồi rừng lại là vấn đề

cần được bàn luận.

Mặt khác, tính về giá trị kinh tế, theo đánh giá của các nhà chuyên gia,

so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tuỳ theo

tuổi khai thác và đường kính cây. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ

biến là cây keo, đến năm thứ 6 vẫn còn là rừng trồng gỗ nhỏ nên chỉ có thể

bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ, giá trị đạt khoảng 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình

quân từ 12 - 15 triệu đồng/ha/năm. Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ

lớn, tức là cây sau 10 - 12 năm trồng mới tiến hành khai thác, sản lượng đạt từ

170 - 180m3

/ha và hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, chiếm 50%

trữ lượng khoảng 100 - 120m3

/ha. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ,

gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 - 2,5 triệu đồng/m3

, tức là khoảng 250 - 300 triệu

đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 - 25 triệu/ ha/năm, cao gấp hơn 1,5 lần giá

trị rừng gỗ nhỏ và cao hơn giá trị kinh tế đối với rừng trồng gỗ lớn khác như

bồ đề, quế, bạch đàn... Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với

rừng gỗ nhỏ đã được nhiều mô hình thí điểm khẳng định, song loại rừng này

vẫn chưa phát triển kinh doanh tương xứng với lợi thế với huyện Miền núi

huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

3

Thực tế cho thấy, qua thí điểm phát triển kinh doanh chuyển hóa rừng

trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn tại một số địa phương như: Thanh Hóa, Phú

Thọ, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bắc Giang,… đã cho thấy, trữ

lượng rừng, lượng tăng trưởng bình quân của rừng sau chuyển hóa cao hơn

cấp từ 2-2,5 lần so với rừng gỗ nhỏ. Việc tỉa thưa mở rộng không gian dinh

dưỡng tại thời kỳ rừng gỗ nhỏ sắp thu hoạch và tiếp tục trồng thêm đến chu

kỳ khai thác (12 - 15 năm) đã giúp nâng trữ lượng rừng lên 300m3

- 350m3

với mức giá bán các loại cây khai thác gỗ hiện nay, bình quân đạt 400 - 450

triệu đồng/ha/chu kỳ khai thác, hiệu quả kinh tế cao gấp 2,8 lần so với rừng

gỗ nhỏ. Ngoài ra, kinh doanh rừng gỗ lớn cũng giúp giảm bớt số lần khai

thác, trồng lại rừng, do đó, giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác,

trồng lại rừng gây ra. Rừng gỗ lớn cũng có khả năng hấp thụ cacbon, góp

phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phát triển

kinh doanh rừng gỗ lớn cho các chủ rừng, việc nghiên cứu: “Giải pháp phát

triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú

Thọ” là hết sức cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh rừng trồng trên địa

bàn nhằm đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa

bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh lâm nghiệp và

rừng trồng gỗ lớn.

- Tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh doanh rừng trồng trên địa bàn

huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!