Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐINH THỊ KHÁNH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,
TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGHÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRỌNG HÙNG
Hà Nội, 2020
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này chưa
từng được công bố trên bất kể phương tiện truyền thông nào. Các số liệu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan,
trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu đã
được liệt kê ở phần sau. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ
những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tôi xin hòan toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Đà Bắc, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Người cam đoan
Đinh Thị Khánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới PGS. TS. Lê Trọng Hùng đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học
Lâm nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các phòng, ban chức năng của UBND
huyện Đà Bắc, Công ty cổ phần Du lịch cộng đồng Đà Bắc, đại diện lãnh đạo
các xã điều tra đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và chia sẻ trong quá trình
thực hiện đề tài.
Mặc dù luận văn đã hòan thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đó
chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hòan thiện
hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Bắc, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Học viên
Đinh Thị Khánh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.................................................................. 4
1.1. Khái niệm................................................................................................ 4
1.1.1. Cộng đồng, Du lịch........................................................................... 4
1.1.2. Du lịch cộng đồng............................................................................. 5
1.2. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng.................................................... 8
1.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng.............................................. 8
1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ............................................ 9
1.2.3. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng........................................... 10
1.2.4. Các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng................... 22
1.2.5. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 23
1.3. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển .... 24
1.3.1. Một số mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại một số khu sinh thái
ở Việt Nam ................................................................................................ 24
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình .......................... 28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ............................ 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................ 32
iv
2.2. Những nét khái quát về tiềm năng du lịch của huyện Đà Bắc.............. 36
2.2.1. Đặc trưng cơ bản về thiên nhiên và du lịch cộng đồng của huyện
Đà Bắc ...................................................................................................... 36
2.2.2. Giới thiệu về một số đặc điểm du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc . 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.................................................................... 39
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 39
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu.......................... 40
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 41
3.1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình41
3.2. Thực trạng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc. 46
3.2.1. Công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ hoạt động
DLCĐ........................................................................................................ 46
3.2.2. Thực trạng về phát triển tài nguyên và phát triển các sản phẩm du
lịch cộng đồng........................................................................................... 53
3.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển du lịch cộng
đồng .......................................................................................................... 62
3.2.4. Công tác xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia,
địa phương................................................................................................ 66
3.2.5. Hiệu quả từ các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đối với địa
phương ...................................................................................................... 70
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc74
3.3.1. Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách đầu tư du lịch, cơ sở hạ tầng và
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .............................................................. 74
3.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội cho phát triển du lịch
cộng đồng.................................................................................................. 76
3.3.3. Nhóm yếu tố về nguồn nhân lực, nhận thức của người dân nhằm
phát triển du lịch....................................................................................... 77
v
3.3.4. Nhóm yếu tố về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn
hóa ............................................................................................................ 78
3.3.5. Nhóm yếu tố về công tác truyền thông quảng bá hình ảnh ............ 79
3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc ..... 81
3.4.1. Những thành tựu đạt được.............................................................. 81
3.4.2. Những thuận lợi, cơ hội.................................................................. 82
3.4.3. Những khó khăn, thách thức........................................................... 84
3.5. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc 85
3.5.1. Định hướng..................................................................................... 85
3.5.2. Giải pháp ........................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
DLCĐ Du lịch cộng đồng
AN - QP An ninh quốc phòng
BCĐ Ban chỉ đạo
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
Đà Bắc CBT Công ty Cổ phần du lịch cộng đồng Đà Bắc
CSVC Cơ sở vật chất
CĐĐP Cộng đồng địa phương
CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
GTSX Giá trị sản xuất
CP Cổ phần
HTX Hợp tác xã
KT - XH, Kinh tế - Xã hội
TNDL Tài nguyên du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 ................ 18
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX của huyện Đà Bắc...................... 33
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện hoạt động du lịch huyện Đà Bắc qua các năm.. 45
Bảng 3.2. Công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng trong 3
năm qua của huyện Đà Bắc............................................................................. 48
Bảng 3.3. Thống kê số lượng ủng hộ để đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở vật
chất của các xóm phục vụ du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc.......................... 50
Bảng 3.4. Tổng hợp các hộ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
trong 3 năm qua tại huyện Đà Bắc.................................................................. 53
Bảng 3.5. Thống kê các hộ tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại
huyện Đà Bắc .................................................................................................. 59
Bảng 3.6. Thống kê doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng của huyện Đà
Bắc................................................................................................................... 61
Bảng 3.7. Thống kê số lượng các lớp tập huấn về công tác du lịch của tỉnh và
tại huyện Đà Bắc trong 3 năm từ 2017 - 2019................................................ 63
Bảng 3.8. Tổng hợp công tác xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu du lịch
huyện Đà Bắc .................................................................................................. 69
Bảng 3.9. Khảo sát sự thay đổi về thu nhập của người dân sau khi có hoạt
động du lịch cộng đồng................................................................................... 72
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hiệu quả từ các hoạt động du lịch cộng đồng... 73
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thống kê mô tả về nhóm yếu tố cơ chế chính
sách đầu tư du lịch, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch......... 75
Bảng 3.12. Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng
đồng huyện Đà Bắc ......................................................................................... 76
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát về nhóm yếu tố nguồn nhân lực, nhận thức của
người dân nhằm phát triển du lịch huyện Đà Bắc........................................... 78
viii
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về Nhóm yếu tố về công tác bảo tồn, tôn tạo và
phát triển bản sắc văn hóa ............................................................................... 79
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát về nhóm yếu tố về công tác truyền thông quảng
bá hình ảnh có ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc . 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình ........................................... 31
Hình 3.1. Các phòng homstay phục vụ khách tại 4 xóm du lịch cộng đồng
huyện Đà Bắc .................................................................................................. 54
Hình 3.2. Các món ăn của người dân bản địa ................................................. 54
Hình 3.3. Du khách được tham gia những trải nghiệm vào HĐ địa phương. 55
Hình 3.4. Du khách tham gia các hoạt động ngoài trời .................................. 56
Hình 3.5. Du khách tham gia khám phá thiên nhiên....................................... 56
Hình 3.6. Du khách tham gia các hoạt động văn nghệ ................................... 57
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những làng quê thanh bình, bản làng thấp thóang giữa núi non trùng
điệp... đang dần trở thành điểm đến được nhiều du khách, đặc biệt là du khách
quốc tế lựa chọn khi đến Việt Nam. Đây là lợi thế để nhiều địa phương đẩy
mạnh phát triển du lịch cộng đồng - một trong những loại hình du lịch mang
lại nhiều lợi ích phát triển bền vững cho người bản địa, đang được khuyến
khích phát triển, không chỉ riêng tại Việt Nam.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại
nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch
cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái,
mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Việt
Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa
bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của
các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Trong du lịch cộng đồng sự lựa chọn bắt buộc là phải sử dụng có trách nhiệm
các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Quá trình phát triển du
lịch cộng đồng phải được định hướng và quản lý theo một phương châm: Kết
hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản
xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn,
tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản
sắc văn hóa dân tộc và hồn cốt linh thiêng của truyền thống.
Để phát triển du lịch cộng đồng cần phải phát huy được yếu tố tích cực,
hạn chế và giảm thiểu mặt tiêu cực. Muốn vậy cần phải có chiến lược phát
triển du lịch, chú trọng tăng cường tính văn hóa trong hoạt động du lịch. Định
hướng đúng đắn phát triển du lịch nói chung và từng địa phương nói riêng
2
dưới góc độ này là tập trung phát triển du lịch cộng đồng theo hướng du lịch
văn hóa, lịch sử, sinh thái; nhằm đạt đồng thời hiệu quả kinh tế và xã hội, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động du lịch cộng đồng phải làm
giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi
trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào hoạt
động kinh doanh.
Huyện Đà Bắc cách TP Hòa Bình khoảng 12 km với tài nguyên du lịch
tự nhiên phong phú như: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, thác Tà Khớp,
hang Thần, suối Láo, hang Mưa, hang Sưng, núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh
Hiền Lương... Đà Bắc có các xóm: Ké, Đá Bia, Sưng, Mó Hém, Nhạp... còn
lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc Mường, Dao, Tày… là điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
Du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc được hình thành và phát triển từ 4
năm trở lại đây, nhiều các doanh nghiệp tư nhân, người dân địa phương tham
gia vào phát triển du lịch cộng đồng. Để du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc tiếp
tục phát triển nhanh nhưng bền vững, trong thời gian tới huyện Đà Bắc cần
xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch, chính vì vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề tài
đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
Đà Bắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
cộng đồng.