Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh giai đoạn 2016 - 2025
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ VĂN DŨNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Quang Sơn
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Đệ
Phản biện 2: TS. Bùi Việt Phú
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại
Đại học Trà Vinh, vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 10 năm
2016.
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo
dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đến năm
2020 đã xác định: “Nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và
toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một
cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng
tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu
cầu năng lực, nhất là năng lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời
cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học”.
Giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện
Cầu Ngang nói riêng có những năm gần đây có những bước phát
triển cả về quy mô và chất lượng, đội ngủ cán bộ quản lý các trường
THCS huyện Cầu Ngang đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về
công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo ở địa phương. Góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, trước xu thế hội
nhập của nước ta, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế, thời kì phát triển về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì
giáo dục Trà Vinh nói chung và giáo dục THCS huyện Cầu Ngang
nói nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu
trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác
2
QLGD của CBQL chưa đồng đều và chưa đươc đầu tư đúng mức
nhất là ở cấp THCS. CBQL còn hạn chế trong việc tiếp cận với khoa
học công nghệ hiện đại như ứng dụng CNTT vào QL trường học.
Công tác quy hoạch phát triển CBQLGD, CBQL trường THCS
đã được xây dựng, trên cơ sở đó có bước chủ động hơn trong công
tác đào tạo; bồi dưỡng và bổ nhiệm CBQLGD nhưng vẫn còn bộc lộ
những thiếu sót như: Quy hoạch còn thụ động, chưa có tính kế thừa
và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực, chất lượng thấp, chưa xác
định rõ mục tiêu, yêu cầu về xây dựng quy hoạch CBQL.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, vấn đề cấp bách đặt
ra là nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học về đội ngũ
CBQLGD nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng nhằm
góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển giáo dục ở huyện Cầu
Ngang trong giai đoạn 2005 - 2020. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải
pháp đội ngũ CBQL trường THCS huyện Cầu Ngang tỉnh Trà
Vinh giai đoạn 2016-2025”. Với hi vọng góp phần giải quyết những
bất cập, hạn chế trong QLGD, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục THCS huyện Cầu Ngang trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ CBQLGD
và thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Cầu
Ngang, trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp phát triển CBQL cho
các trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu GD trong tình hình mới.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện
Cầu Ngang.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Cầu
Ngang.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL
các trường THCS huyện Cầu Ngang trong 5 năm gần đây và đề xuất
những giải pháp phát triển đến năm 2020.
Đội ngũ CBQL là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường
THCS công lập trên địa bàn huyện Cầu Ngang.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác QL các trường THCS huyện Cầu Ngang hiện nay còn
tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác
quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL chưa tốt. Do đó nếu vận dụng
được các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS được
đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn
huyện Cầu Ngang nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và tổng
hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
* Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra giáo dục: Phỏng vấn trực tiếp các
CBQL. Dùng phiếu câu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL Phòng
GD&ĐT, CBQL và GV các trường THCS nhằm thu thập thông tin.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong QLGD THCS
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức đàm thoại để huy động trí
tuệ của đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong
QLGD, để xem xét rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.
4
* Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ: Dùng phương pháp toán
thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được, trên cơ sở đó rút ra kết
luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu. (4 trang, từ trang 1 đến trang 4)
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục trường trung học cơ sở. (20 trang, từ trang 5 đến trang 28)
Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các
trường THCS huyện Cầu Ngang. (29 trang, từ trang 29 đến trang 57)
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các
trường THCS huyện Cầu Ngang. (31 trang, từ trang 58 đến trang 88)
Kết luận kiến nghị.
Tài liệu tham khảo. (24 tài liệu, 2 trang, từ trang 93 đến trang
94).
Phụ lục. (4 trang, từ trang 89 đến trang 92)
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu gồm: các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo
dục, các văn bản của Chính phủ và của ngành. Thu thập số liệu từ các
báo cáo tổng kết, thống kê về đội ngũ nhà giáo, CBQLGD và học
sinh của Phòng GD&ĐT Cầu Ngang. Các bài giảng, bài viết, giáo
trình về chuyên ngành quản lý. Các công trình nghiên cứu về phát
triển đội ngũ CBQL và luận văn thạc sĩ của một số tác giả: Nguyễn
Trọng Thân, Đỗ Văn Phu, Lê Thị Kim Loan,….
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề của các nhà giáo
dục trong và ngoài nước.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Trình bày khái niệm cũng như giải thích các thuật ngữ giáo
dục được sử dụng trong luận văn nghiên cứu.
1.2.1. Quản lí
Từ nhiều cách hiểu, những dấu hiệu bản chất chung nhất của
các định nghĩa trên ta có thể hiểu: QL là một quá trình tác động của
chủ thể QL gây ảnh hưởng đến khách thể QL nhằm đạt được những
mục tiêu xác định. QL bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc hệ thống đơn vị và
việc sử dụng nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm QL, khái niệm QLGD tuy vẫn còn nhiều
quan điểm chưa hoàn toàn thống nhất, song đã có nhiều quan điểm
cơ bản đồng nhất với nhau.
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng
QL nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể QL
vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự
hỗ trợ của các lực lượng XH) nhằm hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.2.4. Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là một bộ phận của hệ thống
phát triển nguồn nhân lực giáo dục. Phát triển đội ngũ CBQL giáo
6
dục là một khái niệm tổng hợp, nó bao gồm cả phát triển nghề
nghiệp, cả đào tạo, bồi dưỡng, cả tăng tiến về số lượng và chất lượng,
sử dụng có hiệu quả đội ngũ này.
1.3. GIÁO DỤC THCS TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
1.3.1. Vị trí của giáo dục trung học cơ sở
Trình bày điều 4, Luật Giáo dục năm 2005 về vị trí của giáo
dục trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở
Trình bày điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 về mục tiêu của
giáo dục trung học.
1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng trung học cơ sở
Trình bày điều 3, Luật Giáo dục năm 2005 về Điều lệ trường
trung học.
1.4. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG
THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng, Phó Hiệu
trƣởng trƣờng THCS
Trình bày điều 18 và 19, Luật giáo dục năm 2005 về Điều lệ
trường trung học qui định: “ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng tại các trường Trung học”.
1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ
CBQL giáo dục
Nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN. Cùng với sự hội nhập khu vực và quốc tế. Cơ chế
quản lý của giáo dục đào tạo không thể không tương thích với đặc
điểm kinh tế mới. Mục tiêu nhằm đáp ứng được yêu cầu vừa tăng quy
mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong tình hình
7
mới. Do đó cần đưa ra những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với
đội ngũ CBQL trường trung học.
Những tiêu chuẩn nhân cách nghề nghiệp được đưa ra sẽ là cơ
sở để chúng tôi tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện
pháp ở những chương sau.
1.4.3. Những yêu cầu về số lƣợng và cơ cấu đội ngũ CBQL
trƣờng THCS trong bối cảnh hiện nay
Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phải quan tâm để
đội ngũ đủ về số lượng, vững vàng về trình độ, đảm bảo đội ngũ đa
dạng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tận tâm với
nghề, xây dựng một tập thể đoàn kết, hợp tác và hữu nghị; một tập
thể toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp chung, biết đấu tranh cho lẽ phải,
bảo vệ cái đúng, yêu chuộng công bằng.
1.5. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG THCS
1.5.1. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực
Theo quan điểm hệ thống việc phát triển đội ngũ CBQL cần
chú trọng đến tính đồng bộ giữa mỗi thành viên (cá thể) quản lý và
toàn bộ CBQL. Chất lượng từng CBQL nói riêng thể hiện bởi trình
độ, phẩm chất, năng lực của họ. Đồng thời các CBQL trong một cấp
học thông qua hiệu quả hoạt động quản lý sẽ thể hiện chất lượng của
hệ thống CBQL.
1.5.2. Các nội dung phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
a. Quy hoạch đội ngũ CBQL giáo dục
b. Bổ nhiệm và sử dụng CBQL giáo dục
c. Đánh giá sử dụng CBQL giáo dục
d. Đào tạo và bồi dưỡng CBQL giáo dục
e. Tạo lập môi trường phát triển cho CBQL
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CẦU NGANG
TỈNH TRÀ VINH
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
Luận văn tập trung đánh giá chung thực trạng đội ngũ CBQL
các cơ sở giáo dục trực thuộc phòng GD & ĐT Cầu Ngang từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và giúp
các cơ sở giáo dục trực thuộc phòng phát triển bền vững. Khách thể
khảo sát là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS và Tiểu
học trong huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC – ĐÀO
TẠO
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Cầu Ngang nằm về phía Đông Nam tỉnh Trà Vinh và
nằm bên bờ sông Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Toàn huyện hiện có 15
đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện: 31.885,97 ha, chiếm 14,39% diện tích toàn tỉnh (221.515 ha);
phần lớn đất đai của huyện là đất nông nghiệp, với
27.569,55ha chiếm 86,463% diện tích tự nhiên của huyện.
Số người hoạt động trong nền kinh tế quốc dân là 79.405
người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 75.774, chiếm
55,62% số dân, trong đó có việc làm 72.885 người, tỷ lệ thất nghiệp
tương đối thấp, còn khoảng 3,83%; tỷ lệ lao động tại khu vực thành
thị là 62,8%, nông thôn là 85,5%.
9
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
a. Về Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp 27.569 ha, diện
tích gieo trồng lúa 18.000ha, có 8.000 ha đất trồng màu, trong đó có
trên 3.000 ha chuyên trồng đậu phộng. Về chăn nuôi, tổng đàn bò
hiện có 35.000 con.
b. Về Công nghiệp – tiểu th công nghiệp: Hiện nay trên địa
bàn huyện có 1113 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, quy mô
vừa và nhỏ, giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng thêm 14,56%.
c. Về Thư ng mại – d ch vụ: Toàn huyện hiện có 19 chợ,
trong đó có 1 chợ huyện, 18 chợ xã, 5 chợ được công nhận là chợ văn
và 01 trung tâm thương mại huyện. Kết hợp với các ngành chức năng
xây dựng dự án gọi vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái ven biển,
cồn Bần, cồn Nạn, hàng dương g n với lễ hội biển của ngư dân Mỹ
Long và các lễ hội của đồng bào dân tộc.
2.2.3 Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Cầu
Ngang
Toàn huyện hiện có 67 đơn vị trường học công lập, chia ra: 16
trường Mầm non – Mẫu giáo, 30 trường Tiểu học, 15 trường THCS,
01 trường PTDT Nội trú Trung học cơ sở
a. Quy mô phát triển giáo dục
Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường, lớp cấp Tiểu học và THCS
Năm học Cấp THCS Cấp tiểu học Ghi chú TS lớp TSHS TS lớp TSHS
2010-2011 187 5.898 487 10.781
2011-2012 182 6.064 489 10.799
2012-2013 207 6.088 485 10.737
2013-2014 205 6.299 489 10.873
2014-2015 197 6.592 489 10.809
2015-2016 211 6.395 489 10.793
10
b. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2. Xếp loại học lực học sinh
TSHS
Xếp loại học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL Tỉ lệ SL TL SL TL
Năm học: 2014 – 2015
6592 1130 171 2046 31 2829 42,9 556 8,4 31 0,5
Năm học: 2015 – 2016
6395 931 146 2047 32 2456 38,4 919 13,4 42 0,7
Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm học sinh
Năm học TSHS
Xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL Tỉ lệ SL TL
2014-2015 6.592 4351 66 2105 31,9 136 2,1 - -
2015-2016 6.395 4190 64 2044 33,5 161 2,5 - -
c. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Bảng 2.4. Thống kê số lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL cấp Tiểu
học và THCS
Cấp Tổng số Nữ Dân tộc Đảng viên
THCS
CBQL 29 2 1 28
Giáo viên 443 242 60 277
Nhân viên 51 20 4 19
11
d. Những hạn chế và bất cập
+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới toàn diện và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
trong thời kỳ CNH, HĐH của thuyện Cầu Ngang nói riêng.
+ Chất lượng và hiệu quả công tác của một bộ phận nhà giáo,
CBQL chưa cao. Việc đổi mới PPDH chưa đạt yêu cầu đề ra.
2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG THCS HUYỆN
CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH
2.3.1. Về số lƣợng, cơ cấu, độ tuổi
a. Số lƣợng: Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2016
Bảng 2.5. Số lượng CBQL các trường THCS huyện Cầu Ngang
Cấp TS Nữ Dân tộc Đảng viên
THCS
CBQL 29 3 0 28
Hiệu trƣởng 15 1 0 15
Phó hiệu trƣởng 14 2 1 13
b. Cơ cấu
Bảng 2.6. Bảng cơ cấu CBQL các trường THCS huyện Cầu Ngang
CBQL
Tổng số Nam Nữ Dân tộc Đảng viên
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Hiệu
trưởng
15 100 14 93,3 1 6,7 - - 15 100
P.Hiệu
trưởng
14 100 12 85,7 2 14,3 1 7,1 13 92,9
Tổng cộng 29 100 26 89,7 3 10,3 1 3,4 28 96,6
12
c. Độ tuổi
Bảng 2.7. Độ tuổi CBQL các trường phòng GD&ĐT Cầu Ngang
Độ
tuổi
Hiệu Trƣởng Phó Hiệu Trƣởng Cộng
Nam Nữ
Cộng
Nam Nữ
SL TL SL TL SL TL SL TL
36-40
41-45 2 2 100 2 2 100
46-50 7 7 100 3 1 33,3 2 66,7
51-55 5 4 80 1 20 7 7 100
Trên
55
1 1 100 2 2 100
2.3.2. Về trình độ
a. Trình độ chuyên môn – chính tr
Bảng 2.8. Trình độ chuyên môn, chính trị của CBQL trường THCS
CBQL TS
Trình độ CM Trình độ LLCT
CĐ ĐH
Thạc
sĩ
Sơ
cấp
Trung
cấp
Cao
cấp
Hiệu
Trưởng
SL 15 2 13 5 10
TL 100 13,3 86,7 33,3 66,7
P. Hiệu
trưởng
SL 14 1 13 5 9
TL 100 7,1 92,9 35,7 64,3