Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
355.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1055

Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã

được Chính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt. Trong bản quy hoạch

phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020,

Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công

nghiệp ô tô trở thành ngành rất quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt

được những thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở

thành một ngành rất quan trọng của nền kinh tế. Mà nguyên nhân cơ bản dẫn

đến thực trạng trên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt

Nam chưa phát triển. Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi

theo đúng định hướng của nhà nước đề ra thì chũng ta cần phải phát triển

được một hệ thống công nghiệp phụ trợ cho ngành. Hệ thống công nghiệp phụ

trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏ trình độ phát triển của ngành càng

cao.

Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô, em đã lựa chọn nghiên cứu

đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam”

Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về

công nghiệp phụ trợ đang được sử dụng. Từ đó tiến hành nghiên cứu và phân

tích thực trạng của ngành công nghiệp ô tô nói chung và ngành công nghiệp

phụ trợ ô tô nói riêng, qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát

triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 phần chính:

Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ

trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt

Nam.

Chương III: Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ

trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ

phía cơ quan thực tập - Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cũng như sự hướng dẫn tận tình từ phía thầy giáo TS.Nguyễn Ngọc Sơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

NGÀNH Ô TÔ

I. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ

1. Định nghĩa về công nghiệp phụ trợ

1.1. Khái quát chung về công nghiệp phụ trợ

Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước,

mặc dù vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống

nhất. Tại mỗi một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính

sách thì thuật ngữ này lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử

dụng của từng người. Trên thực tế, công nghiệp phụ trợ (supporting

industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã được các doanh nghiệp Nhật sử

dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức.

Hộp 1: Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT)

chính thức định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong chương trình hành

động phát triển công nghiệp phụ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp phụ

trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên

liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành công nghiệp lắp ráp ( bao

gồm ô tô, điện và điện tử).

Bộ Năng lượng, Mỹ: Công nghiệp phụ trợ là những ngành công

nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản

phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.

Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ,

Thái Lan: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp

linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra

cho các ngành công nghiệp cơ bản (có nghĩa là các ngành cơ khí, máy

móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp

phụ trợ quan trọng).

Định nghĩa của Hội đồng đầu tư, Thái Lan: Hội đồng đầu tư

phânloại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp

ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn

mẫu, gia công áp lực, đúc và gia công nhiệt.

Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm

công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể

là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,

nhuộm,… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những

nguyên liệu sơ chế.

Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở

Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt

Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao

khả năng cạnh tranh của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và

sử dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ

nhưng hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm

công nghiệp phụ trợ. Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng

trong các chính sách, chiến lược công nghiệp là khác nhau. Nếu không có một

định nghĩa cụ thể về công nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là

ngành công nghiệp nào, hỗ trợ cho cái gì, cho ai.

Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng

được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các

ngành công nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công

nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện. Các khái niệm này đều có nghĩa

gần với nghĩa của “công nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng

nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho

thành phẩm. Mỗi một khái niệm về “công nghiệp phụ trợ” được xác định bởi

một phạm vi khác nhau. Ta có thể đưa ra ba khái niệm về công nghiệp phụ trợ

tương ứng với ba phạm vi như sau:

Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

kiện, phụ tùng này.

Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và

các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.

Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy

móc và nguyên vật liệu.

Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)

Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp

phụ trợ chưa phát triển nên trong bài viết sử dụng khái niệm công nghiệp phụ

trợ theo như khái niệm hạt nhân.

Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết:

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

Sản phẩm cuối cùng

Lắp ráp

Lắp ráp chưa hoàn chỉnh

Hàng hoá trung gian

Phụ tùng

Linh kiện

Hàng hoá tư bản

Công cụ

Máy móc

Nguyên liệu

Thép

Hoá chất

Dịch vụ sản xuất

Hậu cần

Kho bãi

Phân phối

Bảo hiểm

C

N

P

T (p

hạm

vi chín

h)

C

N

P

T (p

hạm

vi m

ở rộn

g 2)

C

N

P

T (p

hạm

vi m

ở rộn

g 1)

Công nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các

đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các

linh kiện phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến.

1.2. Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công

nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Cụ thể là

những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,

nhuộm … và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những

nguyên liệu sơ chế.

Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ

được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, trong ngành ô tô, các

bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe .. thường không được kể là công

nghiệp phụ trợ vì nó chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn.

Trong ngành này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở

cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe …

Mối quan hệ giữa công nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho

ngành ô tô được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 2: Mối quan hệ trong ngành ô tô

Ngành công nghiệp ô tô

Nhà lắp ráp

Sản phẩm cho thị trường nội địa

Dây chuyền lắp ráp

Ngành phụ trợ,

cung cấp linh

phụ kiện

Tự sản xuất và

mua sắm, trong

nước

Nhập khẩu từ

nước ngoài

Linh kiện máy

móc

XK

Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - VDF

2. Phân loại công nghiệp phụ trợ

Lê Thị Ngọc Lan - Lớp KH46B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!