Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1363

Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN HẢI

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUỖI CUNG ỨNG LỢN THỊT

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN HẢI

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUỖI CUNG ỨNG LỢN THỊT

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn

thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ” là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập của tôi.

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn được tập hợp từ nhiều

nguồn tài liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Hải

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài: “Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô

giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã

truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận

văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng với các cán bộ Sở NN&PTNT, Cục

Thống kê Tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ nông dân đã tạo

điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình diều tra thu thập số liệu tại địa phương.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị

Phương Hảo, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia

đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Học viên

Nguyễn Văn Hải

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT......................................................vi

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Đóng góp của luận văn............................................................................................3

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................3

Chương 1: CHUỖI CUNG ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG

CHĂN NUÔI..............................................................................................................4

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng chăn nuôi...........4

1.1.1 Chuỗi cung ứng ..................................................................................................4

1.1.2. Nội dung nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi.............6

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt......12

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi ...................17

1.2.1. Một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị lợn thịt..........................17

1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt cho Thái Nguyên ....21

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23

2.1 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................23

2.2. Phương pháp tiếp cận.........................................................................................23

2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................24

2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................24

2.3.3 Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................................28

iv

2.3.4 Phương pháp phân tích.....................................................................................28

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................30

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ

lợn thịt của địa bàn nghiên cứu ......................................................................30

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt ............31

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG LỢN

THỊT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..................................................33

3.1. Đánh giá về điều kiện chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên ....................................33

3.1.1. Tiềm năng và lợi thế........................................................................................33

3.1.2. Khó khăn .........................................................................................................33

3.2. Tình hình về chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........35

3.2.1 Tình hình chung về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............35

3.2.2 Hoạt động của người cung cấp giống và thức ăn.............................................36

3.2.3. Tình hình chế biến, tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...............37

3.3. Thực trạng phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......42

3.3.1. Chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................42

3.3.2. Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi chung ứng lợn thịt...........................45

3.3.3. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên...................................................................................................64

3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lợn thịt tại Thái Nguyên .............69

3.3.5. Đánh giá sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt .............76

3.3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của

người nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...............................................80

3.3.7 Đánh giá chung về phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................82

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG LỢN THỊT

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................86

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................86

4.1.1. Căn cứ quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi lợn

thịt của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 .......................................................86

v

4.1.2 Căn cứ các chính sách, chương trình, dự án phát triển chuỗi cung ứng lợn

thịt của Tỉnh ...................................................................................................88

4.1.3. Dự báo phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 .........89

4.2. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2017 - 2020.....................................................................................90

4.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về chính sách ..............................................................90

4.2.2 Nhóm giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt .........................................92

4.2.3 Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.............................................99

4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................100

4.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước...........................................................................100

4.3.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................101

KẾT LUẬN............................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

PHỤ LỤC...............................................................................................................106

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

CC : Cơ cấu

CCU : Chuỗi cung ứng

CCULT : Chuỗi cung ưng lợn thịt

CN : Chăn nuôi

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN : Doanh nghiệp

DNCB, CSCB: Doanh nghiệp chế biến; Cơ sở chế biến

DT : Diện tích

ĐVT : Đơn vị tính

GT : Giá trị

HQKT : Hiệu quả kinh tế

HTX : Hợp tác xã

KTXH : Kinh tế xã hội

NK; XK : Nhập khẩu; xuất khẩu

PTNT : Phát triển nông thôn

SL : Sản lượng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TACN : Thức ăn chăn nuôi

TNG : Công ty may xuất khẩu Thái Nguyên

TTP : Hiệp định thương mại thế giới

UBND : Ủy ban nhân dân

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2012 - 2016..................35

Bảng 3.2. Khối lượng và giá trị thịt lợn hơi tiêu thụ năm 2016 ..........................40

Bảng 3.3: Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt ................................49

Bảng 3.4. Hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn thịt ...............................................51

Bảng 3.5. Kết quả và HQKT của hộ thu gom lợn thịt.........................................54

Bảng 3.5. Kết quả và hiệu quả của các hộ giết mổ..............................................57

Bảng 3.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động bán lẻ thịt lợn của các hộ điều tra......59

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ chế biến thịt lợn...............62

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân..........................68

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc CCƯ sản phẩm chăn nuôi.............................................................8

Hình 3.1: Biến động giá thịt lợn hơi năm 2015 - 2017 .............................................41

Hình 3.2: Sơ đồ các kênh tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên..............42

Hình 3.3: Sơ đồ tổng quan chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......43

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thị trường nông sản trong nước

đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài. Mỗi loại

nông sản, để có thể đứng vững tại thị trường trong nước và chủ động tham gia hội

nhập thị trường quốc tế, cần phải được nâng cấp lên một tầm cao mới đáp ứng yêu

cầu về chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cung cấp hàng

hóa với khối lượng lớn. Đây chính là rào cản để phát triển các sản phẩm nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản phẩm lợn thịt - một trong những sản phẩm nông

nghiệp chủ đạo của Việt Nam là một điển hình. Những năm gần đây, đặc biệt trong

giai đoạn hiện tại, việc chăn nuôi của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, nhất là

trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân là do các chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt ở nước

ta phần lớn có quá nhiều tác nhân trung gian, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi

còn lỏng lẻo, trong khi đó người chăn nuôi thiếu thông tin thị trường, chưa được

trang bị kiến thức để tham gia vào các chuỗi cung ứng mang lại giá trị cao. Hộ chăn

nuôi với quy mô nhỏ lẻ cũng khó tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ. Do

các chuỗi cung ứng thiếu liên kết chặt chẽ nên một khi một mắt xích vận hành không

trơn tru hoặc đứt đoạn thì khiến cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ và phần

thiệt hại lại thuộc về người sản xuất phải gánh chịu.

Với đặc thù về điều kiện tự nhiên và KTXH, Thái Nguyên là một trong những

địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo

hướng sản xuất hàng hoá. Truyền thống chăn nuôi lợn lâu đời tập trung nhiều ở các

huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ và Thành phố Thái Nguyên. Tính đến năm

2016, Thái Nguyên có khoảng 606 trang trại chăn nuôi, trong đó chủ yếu là chăn

nuôi lợn. Sản lượng lợn thịt của Tỉnh đứng thứ 3 trong số các tỉnh vùng Trung du và

miền núi phía Bắc với sản lượng năm 2016 đạt sản lượng 72.702 tấn. Sản phẩm lợn

thịt của tỉnh không những cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội tỉnh mà còn cung cấp

sang các địa phương phụ cận và tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy

nhiên, trong chăn nuôi lợn thịt tại Thái Nguyên còn nhiều bất cập về vấn đề về đầu

vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản

xuất và tiêu thụ thịt lợn. Để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt tại địa phương ngày càng

2

phát triển cần phải có sự liên kết thống nhất, chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu

vào sản xuất đến nhà phân phối sản phẩm, cho tới người tiêu dùng cuối cùng - đó

chính là hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm. Như vậy, việc nghiên cứu chuỗi

cung ứng lợn thịt sẽ góp phần hạn chế mặt lỏng lẻo và chuyển dần sang mối liên kết

chặt chẽ tạo nên chuỗi cung ứng có hiệu quả cho các thành phần trong chuỗi. Xuất

phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển chuỗi

cung ứng lợn thịt trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển chuỗi

cung ứng lợn thịt trên địa bàn Tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng, phát triển chuỗi cung

ứng sản phẩm chăn nuôi;

- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt (cấu trúc, hoạt động và mối liên kết

giữa các tác nhân trong chuỗi) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt tại

tỉnh Thái Nguyên;

- Đề xuất một số giải pháp cho nhà quản lý địa phương và các tác nhân nhằm

hoàn thiện phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng và nội dung phát triển chuỗi cung ứng

cho sản phẩm lợn thịt.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm số

liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2016 và số liệu sơ cấp (số liệu mới) thông qua điều

tra phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra thực hiện năm 2017, số liệu thu thập

năm 2016.

3

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tâp trung phân tích ̣ quy mô, hoạt động, mối

liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, giới hạn chỉ sản

phẩm từ khâu cung ứng đầu vào, sản xuất, thu mua, giết mổ, buôn bán, chế biến và

tiêu thụ; phân tích một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến mối liên kết của các tác

nhân của chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi. Đề tài giới hạn sản phẩm chăn nuôi là

sản phẩm lợn thịt. Từ đó, đề xuất các giải pháp phải triển chuỗi cung ứng lợn thịt

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4. Đóng góp của luận văn

4.1. Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng, phát triển

chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi nói chung và chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt nói

riêng, nội dung qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực tiễn

trong phát triển chuỗi chăn nuôi lợn thịt.

4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả của luận văn nghiên cứu nội dung phát triển chuỗi cung ứng chăn

nuôi nói chung và cụ thể thông qua việc phân tích quy mô, cấu trúc, hoạt động, tình

trạng liên kết trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã

đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt

vô cùng khó khăn hiện nay.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng chăn nuôi

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên

Chương 4: Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.

4

Chương 1

CHUỖI CUNG ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CHĂN NUÔI

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng chăn nuôi

1.1.1 Chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng xuất hiện vào những

năm 80 và trở nên phổ biến từ những năm 90. Theo TS.Hau Lee và C.Billington

(1995), chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật

liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối

cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông qua hệ thống phân phối.

Theo Beamon (1998), chuỗi cung ứng (CCƯ) là quá trình liên kết giữa các

thành viên kinh doanh khác nhau (như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và

bán lẻ) làm việc với nhau nhằm mục đích có được nguyên liệu, chế biến nguyên liệu

thành sản phẩm cuối cùng và phân phối sản phẩm cuối cùng đến người bán lẻ.

Các tác giả khác lại cho rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên

quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng

không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn có những người vận

chuyển, hệ thống kho bảo quản, những nhà bán lẻ và cả khách hàng (Chopra &Meindl,

2001). Chuỗi cung ứng là sự liên kết của các công ty để cung cấp sản phẩm và dịch vụ

cho thị trường (Micheal Hugos, 2003). Theo Sunil Chopra và Peter Meindl (2010), CCƯ

bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thoả mãn nhu

cầu khách hàng. CCƯ không chỉ gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn người

vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về CCƯ nhưng đều cho thấy một CCƯ

sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, CCƯ bao gồm các các thành viên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

đến dịch chuyển dòng hàng hóa nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Thứ hai, các thành viên tham gia vào các giai đoạn của CCƯ phải liên kết với

nhau nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.

Như vậy, CCƯ hàng hóa là dòng vận động của sản phẩm qua các khâu nhằm

đáp ứng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, địa điểm, chủng loại, chất lượng với

chi phí thấp nhất. Do đó, CCƯ hàng hóa có thể được chia thành nhiều cấp độ khác

nhau như CCƯ hàng hóa của DN, CCƯ hàng hóa của địa phương, CCƯ hàng hóa

5

của quốc gia và CCƯ hàng hóa toàn cầu nhưng thực chất các CCƯ này là CCƯ của

hàng hóa cụ thể ở những cấp độ không gian kinh tế khác nhau như DN, địa phương,

quốc gia và trên toàn cầu. Để CCƯ hàng hóa hoạt động có hiệu quả, thoả mãn nhu

cầu của khách hàng thì chuỗi phải được quản lý một cách khoa học.

1.1.1.2 Chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi

* Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi

Từ cơ sở lý luận về CCƯ hàng hoá ở trên, dựa trên đặc điểm SXKD của sản

phẩm chăn nuôi, nghiên cứu rút ra kết luận về CCƯ chăn nuôi như sau:

CCƯ sản phẩm chăn nuôi là tập hợp các thành viên liên kết với nhau trong

quá trình cung cấp yếu tố đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và phân phối sản

phẩm chăn nuôi nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu khách hàng.

Ngoài những đặc điểm chung của một CCƯ, trên cơ sở những đặc điểm sản

xuất chăn nuôi của Việt Nam, CCƯ sản phẩm chăn nuôi có những đặc điểm riêng

như sau:

Thứ nhất, nguồn cung nguyên liệu không ổn định. Chăn nuôi thường chịu sự

tác động lớn của đặc điểm thời tiết, bệnh dịch nên nguồn cung sản phẩm chăn nuôi

của CCƯ có thể không liên tục và có sự biến động lớn về số lượng và chất lượng

giữa các thời kỳ khác nhau của điều kiện thời tiết và bệnh dịch.

Thứ hai, các thành viên chính của CCƯ bao gồm: Nhà cung cấp vật tư con

giống, thức ăn, thuốc văcxin, nhà chăn nuôi, thương lái, giết mổ, nhà chế biến và nhà

phân phối. Nhà cung cấp dịch vụ đầu vào của CCƯ sản phẩm chăn nuôi được xem là

tác nhân bên ngoài - có năng lực cung cấp không giới hạn vì nhà sản xuất thường

xuyên thay đổi hoặc không duy trì lâu dài với một nhà cung cấp đầu vào nhất định.

Thứ ba, các thành viên tham gia vào khâu sản xuất chăn nuôi của chuỗi chủ

yếu là các hộ nông dân, các trang trại, hợp tác xã và một số ít các DN. Với đa phần

các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính ổn định và chuyên môn hóa,

năng suất thấp, chất lượng không đồng đều.

Thứ tư, tham gia vào khâu chế biến, phân phối của CCƯ sản phẩm chăn nuôi

có nhiều thành viên với trình độ trang thiết bị, kỹ thuật, trình độ lao động, vốn,…tính

chuyên môn hóa và năng suất, chất lượng khác nhau. Thiếu liên kết giữa tất cả các

khâu trong chuỗi sản xuất nên vẫn còn tình trạng chất lượng sản phẩm không ổn định,

không truy xuất được nguồn gốc, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, không thoả

mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo ổn định, giám sát tốt chất lượng nguyên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên | Siêu Thị PDF