Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội
MIỄN PHÍ
Số trang
54
Kích thước
337.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
890

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế - xã hội thế giới. Điều này làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, gắn

kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận

không thể tách rời. Do đó, nó đặt ra một yêu cầu đối với mỗi quốc gia là phải mở cửa

nền kinh tế quố gia, cùng tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhận

thức được vấn đề đó, từ khi mở cửa đến nay, Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động ngoại

thương, trong đó hoạt động xuất khẩu với tốc độ phát triển nhanh đã góp phần không

nhỏ vào sự phát triển và đổi mới của đất nước. Vì vậy, phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu vì đây là một động lực quan trọng để nước ta hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là: khả năng tài chính của các doanh nghiệp có

hạn, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn để thanh toán những lô hàng nhập

khẩu lớn, các dây chuyền thiết bị sản xuất hay không đủ vốn để thu mua, chế biến

hàng xuất khẩu. Từ đó phát sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ giữa các

doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trong xã hội. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại

Thương Hà Nội ngay từ khi thành lập đã có những hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

đối ngoại, bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán

xuất nhập khẩu, quản lý vốn ngoại tệ… Với bề dày kinh nghiệp như vậy, Ngân hàng

Ngoại Thương Hà Nội luôn được đánh giá cao trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu. Hiện

nay, ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội vẫn đang không ngừng hoàn thiện hoạt động

kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và thế

giới. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội vẫn

còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Do đó, tìm giải

pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương

Hà Nội là một vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.

gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng tµi trî xuÊt khÈu t¹i chi nh¸nh

ng©n hµng ngo¹i th¬ng Hµ Néi

1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI

TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

1.1.1. Khái niệm tài trợ xuất khẩu

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm tài trợ

xuất khẩu, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm tài trợ xuất khẩu khác nhau tùy

thuộc vào nội dụng nghiên cứu. Do đó, rất khó để đưa ra một khái niệm tài trợ xuất

khẩu chuẩn mực. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu tài trợ xuất khẩu như sau: tài trợ xuất

khẩu là hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu

nhằm giúp các doanh nghiệp này thu mua, chế biến, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa xuất

khẩu trên cơ sở hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là một cách tiếp cận chung

nhất về tài trợ xuất khẩu. Ở mỗi quốc gia cụ thể có những cách thực hiện khác nhau

nhưng trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay thì hoạt động tài trợ xuất khẩu của

các nước đang đi theo những chuẩn mực chung của thế giới.

Tài trợ xuất khẩu khởi nguồn từ hình thức đơn giản là ngân hàng cho doanh

nghiệp xuất khẩu trực tiếp vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua, chế biến và sản xuất

hàng xuất khẩu; để thanh toán tiền nguyên vật liệu, gia công, vận chuyển… rồi mở

rộng các hình thức khác như: cho vay trung và dài hạn để phục vụ hoạt động xuất

khẩu. Ngân hàng còn đứng ra bảo lãnh các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu giúp

cho họ có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có

nguồn vốn lớn và có uy tín trên thị trường xuất khẩu thế giới.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương quốc tế, hoạt động tài trợ

xuất khẩu của ngân hàng cũng phát triển nhanh chóng với các hình thức tài trợ đa

dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

1.1.2. Vai trò của tài trợ xuất khẩu

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia

Hoạt động xuất khẩu luôn là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế quốc

gia. Doanh nghiệp xuất khẩu muốn hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động

tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh có

hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Thứ nhất, dựa vào

2

cơ sở khác biệt giữa chi phí cơ hội một mặt hàng của các quốc gia tham gia sản xuất,

tài trợ xuất khẩu khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, góp phần làm tăng

kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai, tài trợ xuất khẩu

tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy; làm tăng tính năng

động và ổn định của nền kinh tế quốc gia. Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu có điều

kiện đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nên chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ được

nâng cao, giá thành sản phẩm hạ, tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa của nước

ngoài; từ đó sẽ dần tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế.

1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp

Trong kinh doanh quốc tế, giá trị một hoạt đồng ngoại thương thường khá và

thời gian thực hiện hợp đồng tương đối dài. Nên đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh

xuất khẩu phải có nguồn vốn khá lớn và ổn định để thực hiện hợp đồng (như là thu

mua nguyên vật liệu, chế biến, sản xuất, vận chuyển hàng hóa…). Hơn nữa, doanh

nghiệp không thể chỉ tập trung toàn bộ nguồn lực của mình cho một hoạt động kinh

doanh mà còn cần phân bổ nguồn vốn của mình vào các hoạt động sản xuất kinh

doanh khác. Do đó, nhu cầu tài trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất

khẩu là rất lớn.

Khi có được sự tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại, tức là doanh

nghiệp xuất khẩu có những lợi thế sau: tạo được uy tín trong quá trình đàm phán, ký

kết hợp đồng (điều này muốn có được không phải dễ); có kinh nghiệm và uy tín trên

thị trường thế giới từ ngân hàng tài trợ xuất khẩu. Có đủ vốn sản xuất kinh doanh,

doanh nghiệp có thể sản xuất kịp tiến độ, giao hàng đúng hạn, thực hiện hoạt đồng

ngoại thương trôi chảy, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

1.1.2.3. Đối với ngân hàng thương mại

Tài trợ xuất khẩu là một hình thức của tài trợ thương mại. Trong đó, giá trị tài

trợ thường ở mức vừa và lớn. Hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại là

một hinh thức cho vay đem lại hiệu quả kinh tế lớn, an toàn, đảm bảo nguồn vốn sử

dụng đúng mục đích, thơi gian thu hồi vốn nhanh. Bởi vì có một số lý do sau: vốn tài

trợ của ngân hàng gắn trực tiếp với thương vụ kinh doanh của doanh nghiệp; trong một

số trường hợp. vốn tài trợ xuất khẩu được dùng để thanh toán trực triếp cho bên thứ ba

mà không thông qua doanh nghiệp xin tài trợ, ví dụ như: thanh toán tiền nguyên vật

3

liệu, thu gom, thanh toán tiền hàng nhập khẩu… Do đó, có thể hạn chế được tình trạng

bên xin tài trợ sử dụng vốn vay sai mục đích.

Tài trợ xuất khẩu giúp nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản

lý các nguồn thu thanh toán. Khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng cho nhà nhập khẩu,

ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng người nhập khẩu để đòi

tiền người nhập khẩu nước ngoài và việc thanh toán phải thông qua tài khoản của

người xuất khẩu mở tại ngân hàng tài trợ. Nên nguồn trả nợ của doanh nghiệp xuất

khẩu được ngân hàng tài trợ quản lý rất chặt chẽ gúp hạn chế được tình trạng vốn nhàn

rỗi trong doanh nghiệp.

Thông qua việc tài trợ xuất khẩu, ngân hàng tài trợ sẽ thu phí tài trợ và lãi suất

cho vay. Với giá trị tài trợ càng lớn thì tiền lãi càng cao. Hơn nữa, ngân hàng tài trợ

xuất khẩu còn mở rộng được mối quan hệ với các ngân hàng và doanh nghiệp nước

ngoài, tạo uy tín cho ngân hàng trên thị trường quốc tế.

1.1.3. Các loại tài trợ xuất khẩu ngắn hạn

1.1.3.1. Tài trợ vốn lưu động và tài trợ ngoại thương

a/ Tài trợ vốn lưu động (Working Capital Financing)

Khi thẩm định yêu cầu tài trợ vốn lưu động cho khách hàng, dựa vào các báo

cáo tài chính và các nguồn thông tin khác, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các tiêu

chí đánh giá năng lực tài chính toàn diện của khách hàng, đồng thời phân tích triển

vọng thu nhập gia tăng của khách hàng trong thời gian cho vay làm cơ sở để hoàn trả

nợ vay.

b/ Tài trợ ngoại thương (Trade Financing)

Ngược lại, tài trợ ngoại thương thường chỉ liên quan đến từng thương vụ riêng

lẻ hoặc một chuỗi các thương vụ (trong trường hợp giao hàng làm nhiều lần) của nhà

xuất khẩu. Khi thẩm định yêu cầu tài trợ xuất khẩu cho khách hàng, ngân hàng đặc

biệt coi trọng tính hiệu hiệu quả của thương vụ mà mình tham gia tài trợ. Điều này xảy

ra là vì, nguồn trả nợ cho các khoản tài trợ xuất khẩu thông thường là số tiền bán hàng

mà ngân hàng thu được từ người mua nước ngoài; sau khi khấu trừ nợ, phần còn lại sẽ

được chuyển lại cho nhà xuất khẩu. Với những đặc điểm này, trong nhiều trường hợp

ngân hàng xét cấp cho nhà xuất khẩu một hạn mức tài trợ xuất khẩu riêng mà không

4

gộp vào hạn mức tín dụng chung của doanh nghiệp, do đó, tạo thuận lợi rất lớn để xúc

tiến các thương vụ xuất khẩu.

1.1.3.2. Phân loại tài trợ xuất khẩu

Xét từ góc độ nghiệp vụ kỹ thuật, tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thường được

chia làm hai loại theo tiến trình giao hàng của nhà xuất khẩu, bao gồm: Tài trợ trước

khi giao hàng và tài trợ sau khi giao hàng.

A/ Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng

Mục đích của loại tài trợ này là nhằm tài trợ nhu cầu vốn lưu động cho nhà xuất

khẩu để thực hiện đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài (hay hợp đồng ngoại

thương).

Nội dung tài trợ bao gồm: Tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu để trang trải phần

tài sản lưu động tăng thêm, như giá trị vật tư nguyên liệu, sản phẩm dở dang và dự trữ

thành phẩm xuất khẩu. Trong một số trường hợp có thể là tài trợ trực tiếp cho những

nhà sản xuất cung ứng hàng hóa (hay bán thành phẩm) phục vụ xuất khẩu.

Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thường bao gồm các loại hình:

a1/ Tài trợ cho từng thương vụ độc lập:

Đây là loại tài trợ trên cơ sở một đơn đặt hàng, một hợp đồng ngoại thương hay

một L/C cụ thể đã được mở. Quyết định cho vay phụ thuộc chủ yếu vào tính hiệu quả

của thương vụ và nguồn thu hồi nợ vay cũng chính từ nguồn thu của thương vụ này.

Đây cũng là loại tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng chủ yếu.

(1) Tiêu chuẩn khách hàng được tài trợ

- Nhà xuất khẩu hoặc nhà cung ứng cần phải có một đơn đặt hàng hoặc một

cam kết mua hàng chắc chắn từ nhà nhập khẩu nước ngoài, trong khi đó hàng hóa chưa

được sản xuất hoặc chưa được thu mua từ nhà sản xuất.

- Nhìn chung, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các nước thường coi những nhà

sản xuất cung ứng hàng hóa cho những nhà kinh doanh xuấ khẩu trung gian và cả các

nhà thầu phụ cung cấp hàng sơ chế hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh cho nhà xuất khẩu

cũng được xem là đối tượng khách hàng để ngân hàng xem xét tài trợ.

- Tương tự, trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, các chủ trại và nông dân cung

ứng sản phẩm cho nhà sản xuất chế biến hoặc nhà xuất khẩu cũng được xem là khách

hàng được tài trợ.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!