Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
5.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1513

Giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯ TRỌNG ĐƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA

CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯ TRỌNG ĐƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA

CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vân Thị Hồng Loan

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

VIỆC CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CẤP XÃ TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Dư Trọng Đường

ii

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt thời gian học tập chương trình Cao học ngành Quản trị Kinh doanh

khóa 20 tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiếp thu được rất

nhiều kiến thức bổ ích; những kiến thức này vô cùng quý báu đối với bản thân, giúp

nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công việc hàng

ngày.

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu

nhà trường, Khoa Đào tạo sau đại học và các Khoa chuyên ngành đã quan tâm hỗ trợ,

tạo điều kiện thuận lợi đối với khóa 20 của chúng em để hoàn thành chương trình học

tập theo đúng kế hoạch đề ra, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn

biến phức tạp phải gián đoạn việc học tập trực tiếp chuyển sang học trực tuyến. Đồng

thời, chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy cho khóa học 20 đã tận

tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, trao đổi những tình huống thực tế, hỗ trợ

nguồn tài liệu học tập, ....

Đặc biệt, trong quá trình hoàn thành luận văn, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc

đến cô Giảng viên hướng dẫn TS. Vân Thị Hồng Loan, người đã nhiệt tình hướng

dẫn, trao đổi để em có thể hoàn thiện bài luận văn; đồng thời, xin gởi lời cám ơn đến

Lãnh đạo, đồng nghiệp tại cơ quan và các anh, chị công tác tại Ban Giảm nghèo bền

vững quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn đã hỗ trợ cung cấp

một số tài liệu, dành thời gian góp ý, thảo luận để hoàn thiện bảng khảo sát và trả lời

các câu hỏi; góp phần phản ánh được thực tế các yếu tố tác động đến hiệu quả công

việc của cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã.

Cuối cùng, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, do bản thân còn hạn chế

về kiến thức, kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót; em rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp, phản hồi của Quý Thầy, Cô cùng các Anh, Chị đồng

nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần tăng tính khả thi trong thực tiễn

của nghiên cứu.

Xin chân thành cám ơn!

iii

TÓM TẮT

Mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố và mức độ tác động của từng

yếu tố đến hiệu quả công việc của cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã

tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đến Ban Lãnh

đạo Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh, quận, huyện, Thành

phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ

làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã; góp phần hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu

nhiệm vụ của Chương trình Giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 298 cán bộ làm công tác

giảm nghèo bền vững tại phường, xã, thị trấn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm

định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và

phân tích hồi quy đa biến để đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả công việc của

cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động, được sắp xếp theo thứ tự giảm

dần: (1) Sự hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân liên quan (hệ số β1=0.284); (2) Đào tạo

và đánh giá (hệ số β2=0.228); (3) Chế độ, chính sách (hệ số β4=0.147); (4) Bản chất

công việc và bố trí nhân lực (hệ số β3=0.146) và (5) Động lực phụng sự công (hệ số

β5=0.140).

iv

ABSTRACT

Objective: This thesis aims to identify factors and their influences to job performance

of employees who are responsible for supporting to decrease the commune – level

sustainable poverty in Ho Chi Minh city. Therefore, this study proposes some

solutions to Executive Board of the program which motivates to decrease the

sustainbable poverty in Ho Chi Minh city, Thu Duc city and other district and wards

is aim to enhance job performance of employees. Doing like that can help them to

accomplish their goals, targets of sustainablely poor decrease program in Ho Chi

Minh City.

Research method: The study’s data was collected from 298 employees who have

been responsible for decreasing sustainable poverty in Wards, Communes and towns.

The study used Cronbach’s Alpha, exploring factor analysis (EFA) and multivariable

regression analysis in order to find factors to have influences towards job

performance of employees who take responsiblity to commune–level sustainable

decrease

Results: The finding of the study show that having five factors which influence

according to descending order: (1) The cooperation between organizations, relevant

individuals (β1=0.284); (2) Training and evaluation (β2=0.228); (3) Policies

(β4=0.147); (4) Job characteristics and assign human resources (β3=0.146), and

finally dedication motivation.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT .............................................................................................................. iv

MỤC LỤC .................................................................................................................. v

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... xiv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1

1.1. Giới thiệu Chương trình Giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh ....................... 1

1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 6

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................. 6

1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 6

1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 6

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7

1.5.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................... 7

1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................... 7

vi

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 7

1.6.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................. 8

1.6.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................... 8

1.7. Bố cục đề tài .................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 10

2.1. Những khái niệm liên quan ............................................................................ 10

2.1.1. Khái niệm về nghèo và nghèo đa chiều .................................................. 10

2.1.2. Khái niệm về Giảm nghèo bền vững ...................................................... 11

2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 12

2.2. Hiệu quả công việc ........................................................................................ 14

2.2.1. Khái niệm Hiệu quả công việc ............................................................... 14

2.2.2. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả công việc .............................................. 15

2.2.3. Khái niệm Cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã .............................. 15

2.2.4. Đặc điểm của Cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã ......................... 18

2.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ........................................................ 19

2.3.1. Nghiên cứu của Gamlath Mohottige Niluka Lakmini (2021) ................ 19

2.3.2. Nghiên cứu của Lia Levin PhD và cộng sự (2020) ................................ 20

2.3.3. Nghiên cứu của Nur Hidayati và Hadi Sunaryo (2019) ......................... 20

2.3.4. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đảm (2018) ............................................. 21

2.3.5. Nghiên cứu của Hassan Hijry và Asif Haleem (2017) ........................... 22

2.3.6. Nghiên cứu của James Preston Kiama Watetu (2017) ........................... 23

2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khánh (2017) ................................. 24

2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Như Hương (2017) ................................ 25

vii

2.3.9. Nghiên cứu của Muhammad Zahid Bin Zainal (2016) .......................... 26

2.3.10. Nghiên cứu của Rashid Saeed và cộng sự (2013) ................................ 27

2.3.11. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc ................... 28

2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................. 31

2.4.1. Giả thuyết về các yếu tố tác động đến hiệu quả công việc..................... 31

2.4.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................. 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 37

3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 37

3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

3.3. Các bước thực hiện trong nghiên cứu ............................................................ 38

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................... 52

4.1. Tổng quan về chương trình giảm nghèo bền vững thành phố ....................... 52

4.1.1. Mô hình hoạt động Chương trình giảm nghèo bền vững ....................... 52

4.1.2. Kết quả hoạt động Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố ....... 53

4.1.3. Thực trạng về hiệu quả công việc của Cán bộ làm công tác GNBV cấp xã

.......................................................................................................................... 59

4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ .............................................................................. 62

4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................... 64

4.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức .......................................................... 64

4.3.2. Đánh giá mô hình đường dẫn ................................................................. 68

4.3.2.1. Đánh giá mức độ tin cậy của mô hình đo lường ............................. 69

4.3.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy nhất quán nội bộ (Cronbach’s Alpha) và

mức độ chính xác về sự hội tụ ..................................................................... 70

4.3.2.3. Đánh giá mức độ chính xác về sự phân biệt ................................... 70

viii

4.3.2.4. Đánh giá mô hình cấu trúc (Inner model) ....................................... 74

4.4 Tổng kết kết quả nghiên cứu........................................................................... 77

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 78

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ......................................................... 85

5.1. Kết luận .......................................................................................................... 85

5.2. Giải pháp ........................................................................................................ 86

5.2.1. Giải pháp về yếu tố “Sự hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân liên quan” . 86

5.2.2. Giải pháp về yếu tố “ Đào tạo và đánh giá” ........................................... 88

5.2.3. Giải pháp về yếu tố “Chế độ, chính sách” .............................................. 91

5.2.4. Giải pháp về yếu tố “ Bản chất công việc và bố trí nhân lực” ............... 93

5.2.5. Giải pháp về yếu tố “ Động lực phụng sự công” .................................... 95

5.3 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 96

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 106

PHỤ LỤC A ........................................................................................................... 106

PHỤ LỤC B ........................................................................................................... 111

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................... 116

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ............... 5

Bảng 2.1 Quy định Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã .......................... 17

Bảng 2.2 Các yếu tố tác động đến hiệu quả công việc.............................................. 29

Bảng 3.1 Thang đo yếu tố “Chế độ, chính sách” ...................................................... 39

Bảng 3.2 Thang đo yếu tố “Đào tạo và đánh giá” ..................................................... 39

Bảng 3.3 Thang đo yếu tố “Động lực phụng sự công” ............................................. 40

Bảng 3.4 Thang đo yếu tố “Bản chất công việc và bố trí nhân lực” ......................... 41

Bảng 3.5 Thang đo yếu tố “Sự hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức liên quan” ...... 41

Bảng 3.6 Thang đo yếu tố “Hiệu quả công việc” ...................................................... 42

Bảng 3.7 Phân bố số lượng chuyên gia cho việc phỏng vấn..................................... 43

Bảng 3.8 Kết quả nghiên cứu định tính và mã hóa thang đo, biến quan sát ............. 43

Bảng 3.9 Phân bố mẫu cho việc khảo sát bằng bảng hỏi .......................................... 50

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy (Outerloading) của từng chỉ báo trong nghiên

cứu sơ bộ ................................................................................................................... 63

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu sơ bộ ......... 64

Bảng 4.3 Thống kê theo giới tính .............................................................................. 65

Bảng 4.4 Thống kê theo độ tuổi ................................................................................ 65

Bảng 4.5 Thống kê theo Trình độ học vấn ................................................................ 66

Bảng 4.6 Thống kê theo Thâm niên công tác ........................................................... 66

Bảng 4.7 Thống kê theo kết quả trả lời của từng biến quan sát ................................ 67

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy (Outerloading) của từng chỉ báo ................ 69

Bảng 4.9 Kết quả Đánh giá mức độ tin cậy nhất quán nội bộ (Cronbach’s Alpha) và

mức độ chính xác về sự hội tụ................................................................................... 70

x

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hệ số tải chéo (Cross Loadings) ................................. 71

Bảng 4.11 Kết quả đánh giá hệ số HTMT ................................................................ 72

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định độ tin cậy (Outerloading) của từng chỉ báo khi chạy

kiểm định ước lượng Bootstrap ................................................................................. 73

Bảng 4.13 Kết quả đánh giá hệ số HTMT khi chạy kiểm định ước lượng Bootstrap

................................................................................................................................... 74

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá mức độ đa cộng tuyến (VIF) ....................................... 75

Bảng 4.15 Kết quả đánh giá hệ số xác định R2

......................................................... 75

Bảng 4.16 Kết quả đánh giá hệ số f2

......................................................................... 76

Bảng 4.17 Kết quả đánh giá hệ số Q2

........................................................................ 76

Bảng 4.18 Kết quả đánh giá ý nghĩa thống kê và độ lớn của hệ số hồi quy ............. 77

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết. ........................................................... 78

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 1 (1992-2003) ..................... 54

Biểu đồ 4.2 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 2 (2004-2008) ..................... 55

Biểu đồ 4.3 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 3 (2009-2013) ..................... 56

Biểu đồ 4.4 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 4 (2014 - 2015) ................... 57

Biểu đồ 4.5 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 5 (2016-2018) ..................... 58

Biểu đồ 4.6 Kết quả giảm nghèo Thành phố giai đoạn 5 (2019 - 2020) ................... 59

xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình Tác động về cân bằng giữa công việc và gia đình đối với hiệu quả

công việc của các chuyên gia khu vực công ở Sri Lanka ......................................... 19

Hình 2.2. Mô hình Tác động về Bản sắc nghề nghiệp, hiệu quả công việc được nhận

thức và ý thức hoàn thành cá nhân của các nhân viên xã hội ở Israel: Ý nghĩa quan

trọng của liên minh lao động ..................................................................................... 20

Hình 2.3. Mô hình Tác động về ảnh hưởng của động lực công chức đối với hiệu quả

công việc qua sự hài lòng và cam kết: Trường hợp công chức tại văn phòng di trú

Malang ....................................................................................................................... 21

Hình 2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của công chức, viên

chức tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau ................................................................................ 22

Hình 2.5. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên trong

nhà máy thép, Ả Rập Xê Út ...................................................................................... 23

Hình 2.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả công việc của nhân viên

tại công ty cổ phần bưu chính Kenya ........................................................................ 24

Hình 2.7. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cán bộ, công

chức tại các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ........................... 25

Hình 2.8. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các công chức

làm nhiệm vụ chuyên môn tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 26

Hình 2.9. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: nghiên cứu trường

hợp tại Wisma Negeri, Negeri Sembilan .................................................................. 27

Hình 2.10. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên trong

ngành ngân hàng tại Pakistan .................................................................................... 28

Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 36

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 37

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!