Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN H& (2).doc
MIỄN PHÍ
Số trang
63
Kích thước
385.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1579

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN H& (2).doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................. II

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG .......................................... I

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ SỬ DỤNG ............................. I

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................ II

KẾT LUẬN ................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 60

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

NH: Ngân hàng

TCTD: Tổ chức tín dụng

NHPN: Ngân hàng Phương Nam

NHNN: Ngân hàng Nhà Nước

HĐQT: Hội đồng quản trị

TGD: Tổng giám đốc

GD: Giám đốc

P.TGD: Phó tổng giám đốc

TCKT: Tổ chức kinh tế

NVHĐ: Nguồn vốn huy động

CSSX: Cơ sở sản xuất

DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.4: Doanh số cho vay của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ ngắn hạn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Bảng 2.7: Bảng tổng kết nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 –

2010

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ SỬ DỤNG

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn

Đồ thị 2.1: Tình hình hoạt động của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Đồ thị 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Đồ thị 2.3: Doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

Đồ thị 2.4: Doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh Chợ Lớn năm 2008 – 2010

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan

trọng, sự lớn mạnh của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của

một quốc gia và của cả thế giới. Chủ thể quan trọng của thị trường tài chính là

Ngân hàng, nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị

trường. Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận

động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có

nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo

công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường

vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán...

Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan

trọng. Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là:

nhận tiền gửi, hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán. Quan hệ tín dụng là quan

hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó

còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.

Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản

vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro là 50%. Tín

dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà

trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính

sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng

TMCP Phương Nam trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng

và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng

đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song Ngân hàng TMCP Phương Nam

không vì muốn hoàn thiện mà không chấp nhận những phần thiếu sót còn tồn tại

trong hoạt động tín dụng của mình.

Bài viết này tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín

dụng ngắn hạn, tập trung vào những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn

hạn tại NHTMCP Phương Nam chi nhánh Chợ Lớn.

2. Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này em muốn làm rõ những nội dung:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về tín dụng đặc biệt là tín dụng

ngắn hạn của ngân hàng.

- Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong những

năm 2008, 2009 và 2010.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

ngắn hạn của ngân hàng.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, phân

tích, tổng hợp thống kê.

Bài viết này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phương Nam

chi nhánh Chợ Lớn.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn

hạn tại NHTMCP Phương Nam chi nhánh Chợ Lớn.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN

DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện

vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời

gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị

này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời

gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn

trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản đổi

ra gọi là lợi tức tín dụng .

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!