Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội
MIỄN PHÍ
Số trang
81
Kích thước
445.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khoá luận Tốt Nghiệp - 1 - Khoa NH-TC

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức SX-KD, nhiều loại hình doanh nghiệp với

những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu. Trong đó các DNV&N có phần

đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Trong hơn 21 năm qua kể từ khi đổi mới năm 1986 đến nay các DNV&N đã

đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước và giải quyết

được nhiều vấn đề lớn cho xã hội như: tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập

cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu ngay tại

địa phương, góp phần nâng cao dân trí và kỹ năng SX-KD, góp phần phòng

tránh các tệ nạn xã hội và đưa các chính sách xã hội vào cuộc sống.

Tuy nhiên, các DNV&N thường gặp phải một số khó khăn về trình độ

công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh

tranh với các doanh nghiệp lớn , trình độ quản lý còn hạn chế, SX-KD mang

tính tự phát, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ chạy theo phong

trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ bị đổ bế đặc biệt về vốn. Các

DNV&N hoạt động chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu rất nhỏ bé nhưng nhu

cầu sử dụng vốn lại lớn. Để các DNV&N có thể phát huy hết được năng lực

của mình thì Nhà nước và các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế… cần phải

có những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ DNV&N vượt qua những những

khó khăn ấy. Các NHTM và các tổ chức tín dụng là kênh huy động vốn quan

trọng đối với DNV&N. Với quy mô lớn chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp

ở Việt Nam thì các ngân hàng ngày càng chú trọng và đặt mối quan tâm đến

việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N. Qua một thời

gian thực tập tại NHNo & PTNT Hà Nội thì em đã nhận thấy rằng việc nghiên

cứu về thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N là cần thiết.

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 2 - Khoa NH-TC

Vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

DNV&N tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội ”.

Cơ cấu của bài viết bao gồm 3 Chương:

 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với

DNV&N của NHTM .

 Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại chi

nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại

chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 3 - Khoa NH-TC

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong tổng số các doanh nghiệp, ở những nước phát triển cũng như các

nước đang phát triển số lượng các DNV&N chiếm một tỷ lệ khá cao và là lực

lượng sản xuất kinh doanh quan trọng cung cấp một lượng lớn hàng hoá và

dịch vụ cho xã hội. Hiện nay trên thế giới chưa có một chuẩn mực thống nhất

giữa các nước về việc xác định đâu là DNV&N, đâu là doanh nghiệp lớn

nhưng ở nhiều nước DNV&N được dùng với một khái niệm tương đối để chỉ

những doanh nghiệp có quy mô về vốn, về số lượng lao động không lớn.

Điểm chung ở các nước là không có nước nào quy định các yếu tố về công

nghệ, về quản lý và chất lượng sản phẩm. Mặc dù có những khác biệt nhất

định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DNV&N song khái

niệm chung nhất về các DNV&N được định nghĩa như sau: “ Doanh nghiệp

vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh

doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn

nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng

thu được trong từng thời kỳ theo quy định của mỗi quốc gia”.

Một DNV&N là doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động

hay doanh thu. DNV&N được chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó

là: Doanh nghiệp siêu nhỏ( micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

HIM MAKARA Lớp NH 45B

CHƯƠNG

Khoá luận Tốt Nghiệp - 4 - Khoa NH-TC

Từ khái niệm DNV&N “ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng

ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ

đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người ” thì cho thấy tuyệt

đại đa số doanh nghiệp Việt Nam nằm trong bảng .

• Các tiêu thức phân loại DNV&N

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế Giới: doanh nghiệp siêu nhỏ

là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ là

doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người còn doanh

nghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước người ta

có tiêu chí riêng để xác định DNV&N của riêng nước mình.

Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp

có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng

năm dưới 300 người được coi là DNV&N ( không có tiêu chí xác định cụ thể

đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, đâu là vừa).Văn bản luật đầu tiên

quy định thống nhất tiêu chí xác định DNV&N là công văn số 681/CP-KTN

ban hành ngày 20/6/1998. Theo đó, DNV&N là những doanh nghiệp có vốn

điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.

Thường khi nói đến DNV&N phải nói đến đặc điểm đầu tiên để phân

biệt với doanh nghiệp lớn đó là qui mô ( vốn, công nhân) và phạm vi hoạt

động của nó .

Ở Đài Loan, loại DNV & N tối thiểu có từ 5-10 công nhân, vốn trung

bình là 1,6 triệu USD ( tương đương 4 triệu NT Đài Loan) là rất phổ biến.

Tuy mang cái tên khiêm tốn “ vừa và nhỏ”, song những đóng góp của các xí

nghiệp này đối với nền kinh tế quốc dân là rất quan trọng.

Ở Nhật Bản, qui mô của DNV&N được qui định trong luật cơ bản về

DNV&N.

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 5 - Khoa NH-TC

Bảng 1.1: Cách phân loại DNV& N của Nhật Bản

Ngành nghề DNV&N( SME) DN loại nhỏ

Vốn (triệu yên) Lao động (người) (người)

Công nghiệp khai

thác, chế tạo,… ≤ 100 < 300 ≤ 20

Thương nghiệp bán

buôn

≤ 30 < 100

≤ 5

Thương nghiệp bán

lẻ và dịch vụ

≤ 10 < 50

(Nguồn: Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số

nước trên thế giới - PTS. Đỗ Đức Định - 1999)

Ở Philippin, một nước ASEAN, láng giềng của Việt Nam thì tiêu

chuẩn phân loại các doanh nghiệp chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn của doanh

nghiệp như sau:

Bảng 1.2: Cách phân loại ở Philippin

Loại doanh nghiệp Vốn (triệu Pêxô)

Lớn > 60

Vừa > 15 – 60

Nhỏ > 1,5 – 15

Vi nhỏ ( DN gia đình) < 1,5

(Nguồn: Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số

nước trên thế giới - PTS. Đỗ Đức Định- 1999)

1.1.2 Các đặc điểm của DNV&N so với doanh nghiệp lớn

Khả năng cạnh tranh chưa cao: Hầu hết các DNV&N vẫn chưa có

khả năng chịu được áp lực cạnh tranh từ quá trình tự do hoá và mở cửa ra thị

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 6 - Khoa NH-TC

trường thế giới vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến sự bất cập về khung

khổ luật pháp cho DNV&N cũng như việc triển khai thực thi các luật và chính

sách đặc biệt là ở cấp tỉnh. Bên cạnh đó, DNV&N lại gặp một số hạn chế nhất

định trong việc thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm: thiếu thông tin

về thị trường, khả năng marketing còn kém ngoài ra cũng do hạn chế về vốn,

các DNV&N thường sử dụng các công nghệ lạc hậu, sản xuất chủ yếu theo

hình thức thủ công thô sơ, tốn nguyên liệu đầu vào mà khối lượng sản phẩm

làm ra không nhiều, chất lượng thì chưa tốt. Một vấn đề khác nữa DNV&N

thường phải chịu thiệt thòi phải gánh chịu những thông lệ và điều kiện cạnh

tranh không bình đẳng ở thị trường trong nước khả năng tiếp xúc thương mại,

tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn, điều kiện tiếp cận

với thông tin về văn bản, pháp luật thị trường còn tản mạn và hạn chế. Điều

đó dẫn đến sản phẩm tung ra thị trường không thể cạnh tranh nổi với các

doanh nghiệp khác.

Công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu: Công nghệ các DNV&N đang sử

dụng đã lạc hậu hàng chục năm có khi vài chục năm, điều này dẫn đến tình

trạng sản phẩm làm ra không thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng, ảnh

hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, đến việc nâng cao năng suất, hạ giá

thành sản phẩm. Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn là đặc điểm khác

biệt của các DNV&N Việt Nam so với các DNV&N ở các nước công nghiệp

phát triển. Mặt khác tốc độ đổi mới công nghệ lại rất chậm. Không nói đến

Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ xét đến một số địa phương khác thì Hà Nội

được xem là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng quy

mô doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, công nghệ lạc hậu. Trong khi các doanh

nghiệp trên thế giới đặt mối quan tâm hàng đầu vào thông tin về công nghệ,

tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì các

doanh nghiệp Việt Nam lại chỉ chủ yếu quan tâm đến cơ chế chính sách… rất

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 7 - Khoa NH-TC

ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về kỹ thuật và công nghệ. Đối với các

DNV&N ở các nước phát triển, công nghệ trang bị và sử dụng thường rất hiện

đại, do đó khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm của họ khá cao và là một

bộ phận không thể tách rời của các doanh nghiệp lớn. Nhưng đối với Việt

Nam, một nước còn non trẻ đang bước những bước đi đầu tiên trong nền kinh

tế thị trường và nền kinh tế toàn cầu nên quá trình tiếp thu và đổi mới công

nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê trong những năm vừa qua

chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp có được công nghệ sản xuất tiên tiến mà

phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 50%

công nghệ đang sử dụng là trung bình còn 42% còn lại là yếu kém sử dụng

công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cho

thấy tuy số doanh nghiệp sử dụng máy vi tính chỉ lên đến hơn 60% nhưng có

11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ-LAN, số doanh nghiệp có

Website là rất thấp chỉ 2,16%.

Nguồn tài chính hạn chế: Vấn đề tiếp cận nguồn vốn là vấn đề đầu

tiên có ý nghĩa quyết định, các DNV&N còn gặp khó khăn không nhỏ nhất là

các khoản vay trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng

khác. Đặc biệt các khoản bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNV&N ; việc

đầu tư vào khu vực DNV&N do nhận thức chưa thông thoáng, cho nên bị hạn

chế rất nhiều. Mặt khác do nguồn vốn chủ sở hữu thấp, DNV&N hầu như

không đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khoán. Vì vậy

họ phải huy động vốn từ nhiều nguồn như: Ngân hàng, của bản thân doanh

nghiệp, gia đình bạn bè và chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Số

doanh nghiệp được vay từ nguồn vốn chính thức( Ngân hàng) là rất hạn chế

bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một phần do các định chế từ phía

ngân hàng. Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển DNV&N (Bộ Kế

hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Khoá luận Tốt Nghiệp - 8 - Khoa NH-TC

tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp còn

nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% số doanh

nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có số vốn dưới 5

tỷ đồng.

Qua cuộc điều tra, 66,95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn

về tài chính, 50,62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị

trường; 41,74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất;

25,22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất.

Về khả năng tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số

doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu

là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá; 35,24% số doanh

nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong

khi đó việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số

doanh nghiệp khả năng tiếp cận; 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận;

30,43% số doanh nghiệp không tiếp cận được.

Trình độ quản lý còn thấp: Kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cũng như tay

nghề của lực lượng lao động trong các DNV&N của Việt Nam được đánh giá

là thấp so với nhu cầu. Phần lớn số cán bộ, công nhân kỹ thuật trong các

DNV&N chưa qua đào tạo cơ bản chiếm khoảng 50%, quản lý tài chính trong

các doanh nghiệp này còn thiếu minh bạch, số liệu báo cáo chưa phản ánh

đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp.Theo số liệu thống kê của Cục

Phát triển DNV&N (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có tới 55,63% chủ doanh nghiệp

có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp

có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ

chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao

đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và

43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp

HIM MAKARA Lớp NH 45B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!