Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ THANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng được dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Chương Mỹ, ngày tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, chuyên viên Hội LHPN Hà
Nội; Hội LHPN quận Hoàn Kiếm, Hội LHPN huyện Ba Vì và Hội LHPN
huyện Chương Mỹ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn.
Chương Mỹ, ngày tháng năm 2020
Học viên
Trần Thị Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ...........................................................................................vi
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ..........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của Hội LHPN ......................... 4
1.1.1. Khái quát về tổ chức Hội LHPN Việt Nam ..................................... 4
1.1.2. Chất lượng hoạt động Hội LHPN ................................................... 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội LHPN ... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng hoạt động của Hội LHPN .................... 10
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Hội của một số thành
phố trực thuộc Trung ương .................................................................... 15
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Hội LHPN Hà Nội ................................ 19
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..23
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.............. 23
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 23
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 24
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội sau sát nhập năm 2008......................... 26
2.1.4. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Hà Nội ............... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 32
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 32
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 32
iv
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ........................................... 34
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài ........................... 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................36
3.1. Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN TP Hà Nội.............. 36
3.1.1. Kết quả thực hiện các hoạt động của Hội ..................................... 36
3.1.2. Đánh giá chất lượng hoạt động của Hội....................................... 44
3.2. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội ....... 57
3.2.1. Những mặt đạt được ..................................................................... 57
3.2.2. Những mặt hạn chế ...................................................................... 59
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội LHPN ........ 60
3.3.1. Tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế....60
3.3.2. Cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động Hội ........ 62
3.3.3. Tình hình phụ nữ và hội viên phụ nữ ............................................ 63
3.3.4. Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ Hội ..................................... 66
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội ...... 70
3.4.1. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng hoạt động của
Hội trong thời kỳ mới ............................................................................. 70
3.4.2. Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động Hội .. 71
3.4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Hội ........ 78
3.4.5. Khuyến nghị thực hiện giải pháp .................................................. 91
KẾT LUẬN .........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................97
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm khảo sát ......................................................................... 32
Bảng 2.2. Dung lượng mẫu điều tra và nội dung phỏng vấn ......................... 33
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ Hội LHPN
Hà Nội giai đoạn 2008-2018 ........................................................................ 38
Bảng 3.2. Đánh giá chất lượng các phong trào thi đua (N=150) ................... 45
Bảng 3.3. Đánh gía chất lượng các hoạt động hỗ trợ thoát nghèo phát
triểnkinh tế (N=150) ..................................................................................... 50
Bảng 3.4. Đánh giá chất lượng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền (N=150) ............................................................................................. 52
Bảng 3.5. Đánh giá chất lượng hoạt động thu hút, tập hợp hội viên (N=150) 54
Bảng 3.6. Nhu cầu về hoạt động Hội (N = 150) ............................................ 76
Bảng 3.7. Nhu cầu về hình thức sinh hoạt Hội (N = 150) ............................. 77
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đánh giá chất lượng thực hiện phong trào thi đua yêu nước ......... 44
Hình 3.2. Đánh giá chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống,
vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc ...48
Hình 3.3. Nguyên nhân phụ nữ “ngại” tham gia công tác Hội ...................... 56
Hình 3.4. Mức độ tham gia sinh hoạt chi hội................................................ 64
Hình 3.5. Độ tuổi tham gia công tác Hội ...................................................... 65
Hình 3.6. Tỉ lệ Hội viên tham gia sinh hoạt phân theo độ tuổi ...................... 66
Hình 3.7. Đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ công tác Hội............................ 69
Hình 3.8. Nguyện vọng của hội viên khi tham gia tổ chức Hội phụ nữ......... 73
Hình 3.9. Rào cản đối với sự thăng tiến của phụ nữ...................................... 74
Hình 3.10. Những vấn đề phụ nữ quan tâm hiện nay .................................... 76
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình hoạt động và cơ cấu Hội LHPN TP Hà Nội ................... 29
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính
trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Thủ đô. Là cấp thứ hai trong
hệ thống Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội chịu sự lãnh đạo và tổ
chức thực hiện các chủ trương công tác Hội của Hội LHPN Việt Nam và sự
lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hà Nội, đồng thời là tổ chức thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội. Hội có chức năng đại diện chăm lo, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ; tham gia xây
dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận
động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Trong công cuộc đổi mới Thủ đô, nhất là giai đoạn từ năm 2008 -2018,
thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội (khóa XII) về điều chỉnh mở rộng địa giới
hành chính Thành phố Hà Nội, hoạt động Hội có nhiều thuận lợi song không ít
khó khăn, thách thức. Hội LHPN Hà Nội đã chú trọng đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy, bám sát nhiệm vụ chính trị
của Thành phố và chỉ đạo của Trung ương Hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của
hội viên, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô, hội nhập Quốc tế, sự phát triển
của cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn tình hình phụ nữ…hoạt động Hội
bộc lộ nhiều hạn chế.
Thực hiện chủ trương của Đảng về việc kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ
máy, cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đặt
ra nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với đổi mới nội dung,
phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong đó có Hội LHPN Thành phố. Chỉ
2
thị số 22-CT/TU, ngày 22/5/2018 của Thành ủy Hà Nội xác định nhiệm vụ
“Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố phát huy vai trò nòng cốt trong
công tác phụ nữ; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác
phụ nữ của Thành phố đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả cao… Tiếp
tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động”. Việc thực hiện đề tài “Giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố
Hà Nội” nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng hoạt
động Hội, tập trung đổi mới cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động,
theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp, có hiệu quả cao, xứng đáng với vị thế
của Hội LHPN Thành phố là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà
Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà
Nội trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của tổ
chức Hội LHPN.
- Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội.
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội LHPN
Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của Hội LHPN Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội;
phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Hội LHPN Hà Nội.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về hoạt động của Hội LHPN Hà
Nội tập trung trong giai đoạn 2008 -2018, các giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng
cao chất lượng hoạt động Hội LHPN Hà Nội thời gian tới.
- Phạm vi về không gian: Tại thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn thu thập số liệu và thông tin về chất
lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2018.
Quá trình thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện trong thời gian từ tháng 9
đến tháng 12 năm 2019.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của Hội LHPN;
- Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội giai đoạn
2008 - 2018;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội;
- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội thời
gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của Hội LHPN;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
1.1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng hoạt động của Hội LHPN
1.1.1. Khái quát về tổ chức Hội LHPN Việt Nam
1.1.1.1. Vị trí, vai trò, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội
- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của hội viên; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
tập hợp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; được nhà nước tạo điều kiện
hoạt động.
- Phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới; đoàn kết, vận
động phụ nữ phát huy truyền thống, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức Hội có tư cách pháp nhân.
- Trung ương Hội LHPN Việt Nam có quyền trình dự án luật trước
Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Khoản 1
Điều 84 Hiến pháp năm 2013).
1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội
- Về chức năng:
+ Đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các
tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước;