Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Cấp Xã Làm Công Tác Nông Nghiệp Tại Huyện Thiệu Hóa Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Tiến Hải
Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1977
Học viên lớp Cao học Kinh tế KT21A1.1, chuyên ngành Kinh tế Nông
nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Đơn vị công tác: Sở Nội vụ, tỉnh Thanh Hóa.
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”
do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hữu Dào hướng dẫn là công trình của riêng tôi.
Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận văn đúng như trong đề
cương và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. Nếu có vấn đề gì trong nội dung
của luận văn tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ
Lê Tiến Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng
hộ, động viên của gia đình, người thân; sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
của cơ quan nơi tôi công tác, của nhà trường và sự dạy dỗ tận tình của quý
thầy cô giáo cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chương trình
đào tạo cao học Kinh tế nông nghiệp và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học,
thầy giáo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hữu Dào, cũng như sự giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi của các cơ quan, ban ngành đặc biệt là cơ quan nơi tôi công tác
Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa, Ban Tổ
chức, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng
NN&PTNT, Chi cục Thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y và một số
phòng, ban khác của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cùng bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình đã tận tâm giúp đỡ động viên tôi hoàn thành đề tài. Nhân
đây, bằng tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của mình, tôi xin được trân
trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường, quý cơ quan, quý anh chị, các
đồng nghiệp và gia đình đã dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện và động
viên để tôi hoàn thành chương trình của khóa học này.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy giáo, cô giáo và
các bạn học viên tiếp tục giúp đỡ và chỉ bảo tôi hoàn thiện và phát triển đề
tài./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ
Lê Tiến Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................vii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4
2.1. Mục tiêu tổng quát:.......................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ
CẤP XÃ, CÁN BỘ CẤP XÃ LÀM CÔNG TÁC NÔNG NGHIỆP ............... 6
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 6
1.1.2. Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp: .[6] .......... 6
1.1.3. Vai trò của cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp: .[6]............. 7
1.1.4. Những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ cấp xã làm công tác nông
nghiệp: .[6, 7] ......................................................................................... 7
iv
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ cấp xã làm công tác nông
nghiệp. [1, 2, 25] .................................................................................. 10
1.1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp.......................................................................................... 18
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và kết quả công việc của
cán bộ làm công tác nông nghiệp: .[9].................................................. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 23
1.2.1. Kinh nghiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông................ 23
1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Việt nam..................... 29
1.2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nông nghiệp ở Việt Nam [34] ........ 31
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan ........................................ 33
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN THIỆU HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 35
2.1. Đặc điểm của huyện Thiệu Hóa [32] ................................................. 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ................................. 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.[32] ................................................... 42
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KT - XH của huyện
............................................................................................................. 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 52
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................... 52
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................... 52
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................. 54
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................... 54
v
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...... 56
3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động
không chuyên trách cấp xã của huyện Thiệu Hóa..................................... 56
3.2. Thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông
nghiệp huyện Thiệu Hóa .......................................................................... 57
3.2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 57
3.2.2. Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ............................... 59
3.2.3. Kỹ năng hoạt động nông nghiệp................................................ 67
3.2.4. Kết quả hoạt động...................................................................... 76
3.2.5. Phẩm chất đạo đức .................................................................... 88
3.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
huyện Thiệu Hóa qua kết quả khảo sát..................................................... 92
3.3.1. Đánh giá của hộ nông dân về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã
làm công tác nông nghiệp (bảng 3.16).................................................. 92
3.3.2. Đánh giá của cán bộ, công chức lãnh đạo cấp huyện, xã về
chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp ............... 93
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp huyện Thiệu Hóa.................................................... 97
3.4.1. Giới ........................................................................................... 97
3.4.2. Độ tuổi, kinh nghiệm, sức khoẻ ................................................. 97
3.4.3. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ ................................. 98
3.4.4. Tinh thần, thái độ làm việc ........................................................ 98
3.4.5. Điều kiện làm việc ..................................................................... 99
3.4.6. Một số yếu tố khác .................................................................. 100
vi
3.5. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp huyện Thiệu Hóa .................................................. 101
3.5.1. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng
cho cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp ...................................... 101
3.5.2. Tăng cường, bổ sung trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc
cho cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp ...................................... 103
3.5.3. Cơ chế chính sách cho cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
........................................................................................................... 105
3.5.4. Tăng cường công tác quản lý, cơ chế kiểm tra, giám sát ........... 107
3.6. Một số kiến nghị.............................................................................. 109
3.6.1. Đối với nhà nước ..................................................................... 109
3.6.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 109
3.6.3. Đối với huyện Thiệu Hóa......................................................... 110
3.6.4. Đối với cấp xã........................................................................... 110
3.6.5. Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp....... 111
KẾT LUẬN................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CBNLNTS Cán bộ nông lâm nghiệp,thủy sản
CBCNTY Cán bộ chăn nuôi, thú ý
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNCS Chủ nghĩa Cộng sản
KHKT Khoa học kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
HĐH Hiện đại hóa
THCN Trung học chuyên nghiệp
QL Quốc lộ
KT-XH Kinh tế, xã hội
PTNT Phát triển nông thôn
CBNN Cán bộ nông nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
CTNN Công tác nông nghiệp
CC Công chức
PCT Phó Chủ tịch
viii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu tại Trạm Khí
tượng huyện Yên Định (đo cả vùng Thiệu Hóa)
38
Bảng 2.2. Kết quả phân loại, diện tích và tỷ lệ các nhóm đất
huyện Thiệu Hóa
39
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất đai huyện Thiệu Hóa qua
các năm
41
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 44
Bảng 2.5. Dân số và lao động của huyện Thiệu Hóa 46
Bảng 3.1:
Số lượng cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác
nông nghiệp huyện Thiệu Hóa từ năm 2012-2014
58
Bảng 3.2:
Giới và độ tuổi của cán bộ cấp xã trực tiếp làm
công tác nông nghiệp huyện Thiệu Hóa năm 2015
58
Bảng 3.3:
Thực trạng trình độ cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp của huyện Thiệu Hóa
59
Bảng 3.4:
Kinh nghiệm hoạt động trong nông nghiệp của cán
bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
62
Bảng 3.5:
Đánh giá chất lượng theo kiến thức, chuyên môn
của cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
66
Bảng 3.6:
Tình hình đào tạo các kỹ năng lập kế hoạch, thuyết
trình, phân tích đánh giá của cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp
69
Bảng 3.7:
Số lượng cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
phối hợp với các bên liên đới trong hoạt động nông
nghiệp
73
Bảng 3.8:
Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp qua các kỹ năng hoạt động
nông nghiệp
75
ix
Bảng 3.9:
Các mức chất lượng về xây dựng mô hình trình diễn
của cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
78
Bảng 3.10:
Tỷ lệ Cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
thực hiện các kỹ năng tập huấn
79
Bảng 3.11:
Các mức chất lượng tập huấn nông dân của cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp
82
Bảng 3.12:
Các mức chất lượng truyền thông của cán bộ cấp
xã làm công tác nông nghiệp
85
Bảng 3.13:
Tình hình cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ cho nông dân
86
Bảng 3.14:
Các mức chất lượng tư vấn, dịch vụ của cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp
88
Bảng 3.15:
Mức độ hài lòng với công việc của cán bộ cấp xã
làm công tác nông nghiệp
90
Bảng 3.16:
Đánh giá của người dân về cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp
93
Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ công chức cấp huyện, xã về
cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
94
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1:
Tình hình tiếp cận thông tin của cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp
54
Biểu đồ 3.2:
Tỷ lệ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp nắm
bắt và sử dụng phương pháp giáo dục người lớn
tuổi
55
Biểu đồ 3.3:
Mức độ thuyết trình của cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp trước đám đông
70
Biểu đồ 3.4:
Mức độ tự tin của cán bộ cấp xã làm công tác nông
nghiệp khi thuyết trình. 70
Biểu đồ 3.5:
Cán bộ làm cấp xã làm công tác nông nghiệp tự
đánh giá khả năng thuyết trình
71
Biểu đồ 3.6:
Tỷ lệ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp đã
được đào tạo kỹ năng viết tin bài và tham gia viết
tin, bài
72
Biểu đồ 3.7:
So sánh giữa yêu cầu và kỹ năng thực tế của cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp
76
Biểu đồ 3.8:
Tỷ lệ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp tham
gia cung cấp thông tin thị trường, giá cả cho nông
dân
84
Biểu đồ 3.9:
Nguyên nhân làm cho cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp chưa bằng lòng với công việc
91
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ngành nông nghiệp tạo ra gần 20% GDP cho cả nước, với hơn
50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp cung
cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng
thời sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác như: hóa
chất, máy móc cơ khí, năng lượng, nhiên liệu, phân bón, tín dụng, bảo hiểm…
Ngoài ra nông nghiệp còn liên quan mật thiết với sức mua của dân cư và sự
phát triển của thị trường trong nước. Vì vậy ngành nông nghiệp được ưu tiên
hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia. Để ngành nông nghiệp
phát triển bền vững và tạo ra những bước tiến trong quá trình sản xuất đòi hỏi
chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nông nghiệp từ trung ương đến địa
phương ngày càng phải được nâng cao, đảm bảo đủ yêu cầu để điều hành một
ngành nông nghiệp ngày càng phát triển và hiện đại hóa trong thị trường mở
cửa hiện nay.
Vấn đề nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác nông
nghiệp nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở các
quốc gia có điều kiện phát triển và điểm xuất phát giống Việt Nam như:
Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… các nước đặc biệt chú trọng
cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây
dựng nền công vụ có hiệu quả. Hiện nay các nước phát triển luôn coi chất
lượng cán bộ là hàng đầu trong việc tuyển chọn và đào thải, đồng thời không
ngừng nâng cao và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Tại các địa phương của Việt
Nam, ngành nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất và có số lượng lao
động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đông nhất. Vì vậy chất lượng cán
bộ nông nghiệp là vấn đề cần phải bàn hiện nay.
Trong những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ nông nghiệp đã ngày càng
2
khẳng định vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, xã hội. Với nhiệm vụ
truyền bá kiến thức về phát triển nông nghiệp, nông thôn cho nông dân, tuyên
truyền phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới về nông – lâm - ngư nghiệp cho
nông dân, hướng dẫn nông dân về quy trình kỹ thuật thâm canh các loại cây
trồng vật nuôi mới; xây dựng các mô hình cho cộng đồng tham quan học
tập...,cán bộ nông nghiệp đã đem "nguyên liệu" thông tin khoa học đến, trình
bày cách làm cho người dân, là chất "xúc tác" thổi bùng ngọn lửa canh tân
trong từng hộ, trong cả cộng đồng, để người người, nhà nhà và toàn thể cộng
đồng tự chủ, giải quyết tốt những công việc của chính mình.
Đặc biệt năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 về phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo. Qua đó cả nước đã
tuyển dụng được 600 PCT UBND xã là đội viên Dự án 600 theo đúng quy
định của pháp luật. Ngoài ra năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
số 1758/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình
nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013-
2020, với mục tiêu tuyển chọn 500 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng
cường về các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để
bố trí vào các chức danh công chức xã nhằm giúp cấp ủy, chính quyền và
nhân dân địa phương phát triển kinh tế-xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo,
xây dựng nông thôn mới, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn để đào tạo,
bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ cho địa phương. Với sức trẻ và quyết tâm giúp
xã thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, các đội viên đã thường xuyên chủ
động xuống thôn, bản tìm hiểu nắm bắt tình hình phong tục tập quán, cách
thức sản xuất nông nghiệp của bà con; tham mưu cho Đảng ủy, HĐND,
UBND xã các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, luôn nêu cao
tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, có ý thức tự giác học hỏi đồng
3
nghiệp và những thế hệ đi trước để tích lũy kinh nghiệm, thường xuyên
nghiên cứu tài liệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã
làm công tác nông nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, cơ cấu đội ngũ còn chưa
thật sự cân đối, cơ chế hoạt động còn thiếu đồng bộ. Công tác tổ chức cán bộ
chưa theo kịp tình hình phát triển đất nước. Chính sách đối với cán bộ làm
công tác nông nghiệp mặc dù đã có nhiều đổi mới song vẫn còn nhiều bất cập,
chưa thật sự tạo động lực tốt cho lực lượng này làm việc và cống hiến…
Cũng như vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp
trên cả nước; trong những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ nông nghiệp cấp xã
trên địa bàn huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa đã góp phần không nhỏ vào
quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và của ngành nông
nghiệp huyện nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò không thể phủ
nhận thì chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thiệu Hóa hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế do hình
thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực của
một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Việc đánh giá,
tổng kết một cách có hệ thống chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có
giải pháp đồng bộ. Nên việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nhằm phát
huy mọi tiềm năng về trí tuệ, trình độ chuyên môn và nhiệt huyết nghề nghiệp
của lực lượng này để đưa sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh
Thanh Hóa nói chung và của huyện Thiệu Hóa nói riêng ngày càng phát triển
đi lên là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn chủ
đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác
nông nghiệp tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. để làm đề tài nghiên
4
cứu luận văn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công
tác cho đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp tại huyện Thiệu Hóa
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về đội ngũ cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp, chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng chất lượng và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp tại huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh
Hóa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực
trạng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông nghiệp về số lượng, chất lượng
cán bộ.
3.2.2. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện
5
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3.2.3. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ cấp
xã làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa từ năm 2012 đến
2014.
+ Các khảo sát thực tiễn được tiến hành trong năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ cấp xã, cán bộ bộ cấp xã làm
công tác nông nghiệp.
- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác nông
nghiệp huyện Thiệu Hóa: kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã làm công
tác nông nghiệp huyện Thiệu Hóa.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy các nhân tố tích cực,
hạn chế, nhân tố tiêu cực để hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp xã làm công tác nông nghiệp huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.