Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp Marketing nhầm nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại Việt Nam- chi nhánh Lưu Xá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ BÍCH HUỆ
GIẢI PHÁP MARKETING
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH LƯU XÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ BÍCH HUỆ
GIẢI PHÁP MARKETING
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH LƯU XÁ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUANG HUY
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Giải pháp marketing nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh
Lưu Xá” đã được tiến hành nghiên cứu chủ yếu tại Ngân Hàng TMCP Công thương
- Chi nhánh Lưu Xá là công trình nghiên cứu độc lập; số liệu sử dụng và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ cho bất cứ một học vị nào.
Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ
cho việc nghiên cứu, các nguồn thông tin đã được xử lý và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Bích Huệ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh
Lưu Xá” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập
thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo - bộ
phận Sau Đại học, các Khoa và các phòng ban của Trường Đai ḥ oc Kinh t ̣ ế và Quản
trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.
Trần Quang Huy.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy các cô giáo trong Trường Đai ḥ oc Kinh t ̣ ế và Quản trị Kinh doanh -
Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo
và đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Bích Huệ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài ...............................................................3
5. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MARKETING VỚI
VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
NGÂN HÀNG............................................................................................................5
1.1. Marketing và Marketing ngân hàng .....................................................................5
1.1.1 Cơ sở lý luận về Marketing................................................................................5
1.1.2. Marketing ngân hàng.........................................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .....................13
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh .................................................................................13
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh .......................................................................13
1.2.3. Đặc điểm năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng...................................15
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...................................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.........................20
1.4. Vai trò và chức năng của giải pháp Marketing với nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng ..................................................................................................27
1.5. Cơ sở thực tiễn về marketing nâng cao năng lực cạnh tranh .............................30
1.5.1. Kinh nghiệm về giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của một số ngân hàng trên thế giới ..................................................................30
1.5.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong và ngoài
địa bàn .......................................................................................................................33
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank - CN Lưu Xá .......................................36
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................39
iv
2.1 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................39
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................41
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................43
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng ............................43
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng ..........................43
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................................44
2.3.4. So sánh với các đối thủ cạnh tranh..................................................................44
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG LƯU XÁ ................................................................................................46
3.1. Vài nét về Vietinbank - CN Lưu Xá ..................................................................46
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................46
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá.............50
3.1.3. Nguồn lực công nghệ của VietinBank Lưu xá................................................57
3.1.4. Sản phẩm dịch vụ của vietinbank – CN Lưu xá .............................................58
3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vietinbank – CN Lưu Xá ....................60
3.2.1. Xét về hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN Lưu Xá ..........................60
3.2.2. Xét về chất lượng sản phẩm dịch vụ NH và sự hài lòng của khách hàng.......66
3.2.3. Tính đổi mới về sản phẩm dịch vụ..................................................................67
3.2.4. Thị phần hoạt động..........................................................................................67
3.2.5. Chất lượng nguồn nhân lực .............................................................................73
3.2.6. Năng lực quản trị, điều hành ...........................................................................73
3.2.7. Trình độ công nghệ .........................................................................................74
3.2.8. Môi trường kinh doanh, cơ cấu của ngân hàng và đối thủ cạnh tranh............75
3.3. Thực trạng hoạt động marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietinbank Lưu Xá....................................................................................................76
3.3.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục
tiêu của Vietinbank Lưu Xá ......................................................................................76
3.3.2. Thực trạng về các hoạt động Marketing cụ thể của VietinBank Lưu Xá .......77
3.4. Kết quả khảo sát sự đánh giá của khách hàng về dịch vụ tại ngân hàng
TMCP CT Lưu Xá.....................................................................................................87
v
3.5. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động phát
triển dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Vietinbank – CN Lưu Xá......93
3.6. Kết luận về năng lực cạnh tranh của VietinBank - CN Lưu Xá ......................101
Chương 4: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH
LƯU XÁ .................................................................................................................102
4.1. Định hướng hoạt động của vietinbank Lưu Xá trong thời gian tới..................102
4.1.1 Mục tiêu, chiến lược của Vietinbank - CN Lưu Xá .......................................102
4.2. Một số giải pháp marketing chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vietinbank - CN Lưu Xá ..................................................................................105
4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ cung ứng ra thị trường........................................................................................105
4.2.2. Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh.........................................................107
4.2.3. Phát triển hệ thống phân phối hiện đại..........................................................109
4.2.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp.......................................................110
4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực .........................................................112
4.2.6. Không ngừng cải tiến quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ .......................114
4.2.7. Tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất của Ngân hàng....................115
4.2.8. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và chiến lược Marketing
của VietinBank – CN Lưu Xá .................................................................................116
4.2.9. Các giải pháp Marketing khác ......................................................................116
4.3. Kiến nghị..........................................................................................................118
4.3.1. Kiến nghị với ngân hàng ...............................................................................118
4.3.2. Kiến nghị với Chính Phủ...............................................................................120
KẾT LUẬN............................................................................................................121
PHỤ LỤC...............................................................................................................124
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN : Chi nhánh
DVNH : Dịch vụ ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
VIETINBANK : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá giai
đoạn 2012-2014 .......................................................................................51
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá giai đoạn
2012-2014 ................................................................................................53
Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng vốn ..................................................................................54
Bảng 3.4. Chỉ tiêu thu phí dịch vụ ròng giai đoạn 2012-2014 của NHTMCP
Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá .....................................................55
Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014 của NHTMCP Công
thương Việt Nam - CN Lưu Xá ...............................................................56
Bảng 3.6: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái
nguyên đến 31/12/2014............................................................................60
Bảng 3.7. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Lưu Xá theo khách hàng
giai đoạn 2010 - 2014 ..............................................................................60
Bảng 3.8. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm từ 2012 - 2014 của
NHTMCPCTVN - CN Lưu Xá..............................................................130
Bảng 3.9: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng của CN Lưu Xá năm 2012 -
2014 .......................................................................................................130
Bảng 3.10. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ từ năm 2012 - 2014 của
NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá.................................................................64
Bảng 3.11. Các hệ số tài chính của các NHTM năm 2014 .......................................65
Bảng 3.12: Tỷ trọng thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập của một số NHTM
năm 2014 .................................................................................................65
Bảng 3.13:Xếp hạng tín nhiệm các NHTM Việt Nam..............................................66
Bảng 3.14: Thị phần huy động vốn của NHTM trên địa bàn Thái Nguyên
năm 2013 - 2014 ......................................................................................68
Bảng 3.15: Tổng hợp huy động vốn từ DVNHBL theo kỳ hạn của
VietinBank Lưu Xá giai đoạn 201- 20140 ..............................................70
Bảng 3.16: Tổng hợp tình hình dư nợ khối bán lẻ của Chi nhánh Lưu Xá giai
đoạn 2010 - 2014 .....................................................................................71
Bảng 3.17: Tình hình thanh toán trong nước ............................................................78
Bảng 3.18: Tình hình thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại ...............................78
Bảng 3.19. Kết quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM giai đoạn 2012-2014 tại Chi
nhánh Lưu Xá ..........................................................................................79
viii
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát khách hàng theo giới tính............................................88
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát cán bộ, nhân viên theo giới tính..................................88
Bảng 3.22: Thông tin khách hàng .............................................................................89
Bảng 3.23: Kết quả khách hàng giao dịch với ngân hàng khác ................................89
Bảng 3.24: Kết quả khảo sát về tỷ trọng các dịch vụ mà khách hàng đang sử
dụng tại Chi nhánh...................................................................................90
Bảng 3.25: Kết quả khảo sát yếu tố lựa chọn khách hàng ........................................90
Bảng 3.26: Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch....................91
Bảng 3.27: Kết quả đánh giá về nhân viên ...............................................................91
Bảng 3.28: Kết quả đánh giá về quá trình giao dịch và sau giao dịch ......................92
Bảng 3.29: Kết quả đánh giá về sản phẩm, chương trình khuyến mãi, truyền thông ......92
Bảng 3.30: Kết quả đánh giá chung của khách hàng về Vietinbank Lưu Xá ...........93
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương .................................................................................20
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi
nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên ..................................................................48
Biểu đồ 3.1. Quy mô lao động các NHTMCP trên địa bàn ......................................49
Biểu đồ 3.2. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2012-2014 ........................................51
Biểu đồ 3.3. Kết quả hoạt động khác giai đoạn 2012-2014......................................55
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng của Chi nhánh giai đoạn
2010-2014 ................................................................................................61
Biểu đồ 3.5: Tình hình huy động vốn theo khách hàng của Chi nhánh giai
đoạn 2010-2014 .......................................................................................61
Hình 3.1: Cơ cấu phòng Marketing của ACB hội sở................................................76
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức theo quan điểm Marketing .............................................119
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế phát triển, mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nền kinh
tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã và đang có những thay đổi
to lớn. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại
hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, với
sự hội nhập ngày càng sâu sắc hơn của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Khi “
vòng” bảo hộ cho NHTM trong nước không còn, thì cạnh tranh về dịch vụ ngân
hàng chắc chắn sẽ càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Trước thực tế này, yêu cầu cấp
bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải phát triển, đa dạng hóa và cải thiện
chất lượng các dịch vụ của mình đi đôi với việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường sức cạnh
tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và thế
giới. Để làm được điều này, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng là một trong những hoạt động cần thiết phải trú trọng
đối với các NHTM Việt Nam trong đó có Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Nếu
không có Marketing thì ngân hàng sẽ bị trì trệ rất nhiều và dần dần mất tính cạnh
tranh trên thị trường. Vì thế các chiến lược chính sách Marketing ngân hàng đã
được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm chú trọng đến nhưng hiện nay hiệu quả
của hoạt động này đem lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, vẫn còn một số
hạn chế và bất cập cần được xem xét, tìm cách giải quyết.
Nghiên cứu hoạt động Marketing cho ngân hàng là một trong những vấn đề
quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho các ngân hàng. Marketing là yếu tố rất
quan trọng đối với năng lực cạnh tranh trong ngân hàng. Marketing dẫn dắt toàn bộ
hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng phát hiện và thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, xây dựng giải pháp khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh. Vì thương
hiệu có vai trò lớn nhất tạo nên năng lực cạnh tranh trong ngân hàng. Nó chính là
nền tảng để thâm nhập thị trường, tăng doanh số, giảm chi phí quảng cáo, hợp lý
hóa cơ cấu vốn. Trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng
không chỉ còn ở lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu ngân hàng cũng là một
yếu tố sống còn không kém phần quan trọng. Hoạt động Marketing nhằm xây dựng
cho các thương hiệu mạnh cho các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Đối với các nước phát triển, Marketing ngân hàng là một lĩnh vực không mới nhưng
đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam khi hệ thống ngân hàng
2
đang đi vào giai đoạn phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới thì vẫn còn
nhiều tồn tại cần khắc phục (Như. Hơn thế nữa, cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu nào thật sự xem xét nghiêm túc vấn đề này. Thiết nghĩ, để khai
thác hết năng lực và hiệu quả của các ngân hàng thì nghiên cứu Marketing ngân
hàng là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ tình hình đó, là một cán bộ đang công tác tại VietinBank- CN
Lưu Xá với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Marketing
trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, Tôi đã chọn đề tài “Giải pháp Marketing
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam Chi Nhánh Lưu Xá” làm đề tài luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các quan điểm về Marketing, về
năng lực cạnh tranh của ngân hàng, các yếu tố cấu thành nên NLCT mà chiếm vị trí
quan trọng là Marketing, ứng dụng giải pháp Marketing vào hoạt động ngân hàng,
xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả đi sâu làm rõ cở
sở lý luận về Marketing ngân hàng, các giải pháp của nó nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngân hàng, chỉ rõ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân
hàng, để từ đó đưa ra các kiến nghị thích hợp giúp NHTM khai thác tối đa năng lực
cạnh tranh của mình trong công cuộc cạnh tranh và thâm nhập thị trường. Xuất phát
từ mục đích trên, ta có mục tiêu cụ thể đặt ra cho đề tài này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của
NHTM và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường bằng
việc ứng dụng các giải pháp Marketing ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VietinBank - CN
Lưu Xá.
- Đề xuất các giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
VietinBank - CN Lưu Xá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng Marketing trong nâng cao
năng lực cạnh tranh của VietinBank - Chi nhánh Lưu Xá. Lấy thực tế tại ngân hàng
Công thương Việt Nam- CN Lưu Xá làm minh chứng từ năm 2012-2014.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề:
3
- Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại NHTM
- Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Vietinbank - CN Lưu Xá
- Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietinbank - CN lưu Xá.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Giải pháp Marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank Lưu
Xá. Bao gồm các hoạt động của Marketing ngân hàng tại VietinBank Lưu Xá dựa
trên các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh mà phạm vi hoạt động là môi trường kinh
doanh ngân hàng.
3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014.
+ Số liệu báo cáo: Phản ánh hoạt động Marketing nhằm vào các chỉ tiêu phản
ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
+ Số liệu khảo sát thực tế: Khảo sát khách hàng năm 2014 - Phiếu điều tra
(338 mẫu) và khảo sát các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: số liệu năm 2014. Đối
tượng điều tra được đánh giá dưới góc độ cả ngân hàng và khách hàng.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận (như tính chính xác,
tính kinh tế, tính logic…), và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
NHTM. Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển và nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học (như nâng cao năng lực tài chính,
cải thiện hiệu quả hoạt động…) và áp dụng vào Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - CN Lưu Xá.
Thông qua công tác khai thác thông tin từ sổ sách, tài liệu, báo cáo thường
niên; khai thác thông tin qua điều tra, phỏng vấn khách hàng trực tiếp, tham khảo ý
kiến lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Chi nhánh…. Để tổng kết những thành quả
đạt được và phát hiện những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ra
những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn để phát huy những ưu điểm và hạn chế
nhược điểm đối với Ngân hàng Công Thương - CN Lưu Xá. Qua đó đóng góp cho
VietinBank Lưu Xá những thông tin xác thực, hoạt động cụ thể, đưa ra các chính sách
chăm sóc khách hàng cũ và mới nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng khác, mang lại
kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả cho VietinBank chi nhánh Lưu Xá…
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank
Chi nhánh Lưu Xá, luận văn đã đề xuất một số giải pháp giúp phần nào nâng cao