Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống văn hóa người mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (1986-2010)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI TUẤN AN
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG
Ở HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH
(1986 – 2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Thái Nguyên, 2013
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI TUẤN AN
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG
Ở HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH
(1986 – 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGND. Nguyễn Cảnh Minh
Thái Nguyên, 2013
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Bùi Tuấn An
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học
vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.NGND. Nguyễn Cảnh Minh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người
đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có được thành
quả ngày hôm nay.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện
Tác giả luận văn
Bùi Tuấn An
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn......................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH ..... 11
1.1. Khái quát huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình .............................................. 11
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.......................................................... 11
1.1.2. Lịch sử hình thành............................................................................ 14
1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ................................................... 15
1.2. Khái quát về người Mông ở huyện Mai Châu ......................................... 17
1.2.1. Nguồn gốc, quá trình nhập cư và định cư ......................................... 17
1.2.2. Khái quát về văn hóa của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa
Bình trước năm 1986 ................................................................................. 21
Chương 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN
MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH TỪ (1986 – 2010)...................................... 24
2.1. Hoạt động kinh tế ................................................................................... 24
2.2.1. Canh tác nông nghiệp....................................................................... 24
2.1.2. Chăn nuôi......................................................................................... 30
2.1.3 Săn bắn và hái lượm.......................................................................... 32
2.1.4. Nghề phụ gia đình ............................................................................ 34
2.2. Ẩm thực.................................................................................................. 37
2.3. Trang phục ............................................................................................ 39
2.4. Bản Mường, nhà cửa .............................................................................. 41
2.4.1. Bản Mường ...................................................................................... 41
2.4.2. Nhà cửa............................................................................................ 42
2.5 Giao thông............................................................................................... 45
2.6. Những chuyển biến trong văn hóa vật chất của người Mông ở huyện
Mai Châu tỉnh Hòa Bình................................................................................ 46
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iv
Chương 3. VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN MAI
CHÂU- TỈNH HÒA BÌNH ( 1986– 2010) .................................................... 52
3.1. Tín ngưỡng tôn giáo ............................................................................... 52
3.2. Phong tục tập quán ................................................................................. 60
3.2.1. Nghi lễ khi sinh................................................................................ 60
2.2.2. Nghi lễ trong hôn nhân..................................................................... 62
2.2.3. Nghi lễ trong tang ma....................................................................... 73
3.3. Lễ hội ..................................................................................................... 83
3.3.1. Lễ cúng Đa Zồng.............................................................................. 84
3.3.2. Lễ hội mùa xuân............................................................................... 84
3.4. Văn hóa dân gian.................................................................................... 87
3.4.1 Văn học dân gian............................................................................... 87
3.4.2. Nghệ thuật dân gian.......................................................................... 89
3.5. Ngôn ngữ................................................................................................ 90
3.6. Những chuyển biến trong văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện
Mai Châu tỉnh Hòa Bình................................................................................ 92
3.8. Mỗi quan hệ giao lưu văn hóa giữa người Mông với các tộc người
khác trong huyện .......................................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến dân tộc là nói đến văn hóa, đến truyền thống và khả năng sáng
tạo văn hóa của mỗi dân tộc. Văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, cá
nhân là vấn đề không thể thay thế được và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
được hình thành và phát triển qua sự sáng tạo của chính dân tộc đó. Nếu để
mất đi bản sắc văn hóa dân tộc thì không còn chính dân tộc mình nữa.Vì vậy
giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc là một việc làm hết sức quan
trọng và cấp bách nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về công
tác văn hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và khu vực đang
diễn ra quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa.
Việt Nam từ khi lập nước (Văn Lang – Âu Lạc) đã là quốc gia đa dân
tộc. Tính đa dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường trong quá trình
phát triển của lịch sử, tạo thành một trong những đặc điểm nổi bật của nước
ta. Hiện nay nước ta có 54 thành phần dân tộc trong đó đa số là người kinh,
còn lại 53 dân tộc thiểu số anh em, các dân tộc Việt Nam đã không ngừng đấu
tranh xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc và tạo dựng nền văn hóa Việt
Nam “đậm đà giàu bản sắc”.
Nói đến văn hóa (vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần) là nói đến
những sản phẩm do trí óc và bàn tay con người sáng tạo nên. Đất nước Việt
Nam có được ngày hôm nay là thành quả to lớn, là sức sáng tạo không mệt
mỏi của 54 dân tộc anh em. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn
hóa chung “thống nhất trong đa dạng”, song mỗi dân tộc lại có địa vực cư
trú, điều kiện hoàn cảnh lịch sử địa lý văn hóa riêng, trong quá trình hình
thành và phát triển của mỗi dân tộc lại tạo dựng nên một truyền thống văn hóa
mang đặc trưng của dân tộc đó, và chính yếu tố đó đã tạo nên tổng thể bản sắc
của dân tộc Việt đa dạng và phong phú.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2
Tính đa dạng của văn hóa dân tộc nước ta thể hiện trong sắc thái văn
hóa vùng miền, mỗi vùng miền lại mang những yếu tố, sắc thái văn hóa riêng
được thể hiện trong mọi mặt đời sống, văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh
thần. Trong văn hóa của mỗi dân tộc, đều có sự kết tinh của tinh hoa văn hóa
các dân tộc khác (văn hóa các dân tộc lân cận, văn hóa vùng và văn hóa nhân
loại). Trong quá trình giao lưu và tiếp biến giữa các quốc gia, dân tộc với
nhau, làm cho nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng của mỗi dân tộc luôn có
sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có đặc điểm bao trùm “thống nhất
trong đa dạng”. Đây là nét truyền thống văn hóa của dân tộc, nó vừa là nét
đặc thù vừa là nét hấp dẫn. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là sản
phẩm của trí tuệ, tài năng, đạo lý của cả cộng đồng, là sự kết tinh những giá
trị tốt đẹp nhất trong mối quan hệ tương tác giữa con người – xã hội – tự
nhiên. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong
những điều kiện tự nhiên của lịch sử và con người cụ thể.
Nói đến văn hóa các dân tộc ở nước ta, đây là vấn đề mang tính chiến
lược lâu dài, mang tính thời sự nóng bỏng, đó là mối quan hệ giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại. Bởi vì bản thân văn hóa là một phạm trù lịch sử, nó
luôn sống động và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nội sinh và ngoại sinh.
Trong đó yếu tố ngoại sinh là quan trọng không thể thiếu. Nhằm bảo tồn giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói riêng và bản sắc
văn hóa Việt Nam nói chung theo nghị quyết 5, BCH Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam (VIII) đã đề ra 10 nhiệm vụ cụ thể trong công cuộc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết
còn khẳng định, nhấn mạnh việc “coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá
trị truyền thống và xây dựng phát triển ngững giá trị mới về nền văn hóa,
văn nghệ thuật các dân tộc thiểu số”.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3
Mỗi dân tộc trên đất nước ta dù miền suôi hay miền ngược, đồng bằng
hay miền núi trong quá trình phát triển đếu sáng tạo nên một nền văn hóa có
bản sắc và có giá trị.
Việc nghiên cứu văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số nói
chung là một việc làm cần thiết, phù hợp với tinh thần nghị quyết ban chấp hành
TW lần thứ 9 (khóa IX) Đảng ta: “Phải nghiên cứu để bảo tồn và phát huy
những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Việt Nam”
Trên tinh thần đó việc nghiên cứu sưu tầm một cách đầy đủ, có hệ
thống kho tàng văn hóa dân gian của các dân tộc là việc làm thiết thực, nhằm
nâng cao hiểu biết về giá trị văn hóa của các dân tộc ít người, nhằm góp phần
bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống, tạo lập cơ sở khoa
học cho các giải pháp hữu hiệu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố và
nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện thành công các chủ trương,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ của Tây Bắc vốn là quê
hương của “nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, đã để lại nhiều di chỉ từ thời đồ
đá giữa, cách đây hàng vạn năm.
Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư trong
tỉnh gồm 7 dân tộc: Mường, Thái, Kinh, Tày, Dao, Mông, Hoa với tổng dân
số 803,3 nghìn người (theo danh mục điều tra dân số năm 2004). Trong đó
dân tộc Mông sống tập trung chủ yếu ở hai xã Hang Kia và xã Pà Cò thuộc
huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, có quá trình lịch sử định cư lâu dài ở đây. Tại
hai địa bàn này từ xa xưa đã hình thành hai nhóm người Mông: người Mông
Đen và Mông Hoa. Có thể thấy cho đến ngày nay người Mông vẫn lưu giữ
được những nét bản sắc văn hóa riêng mang tính đặc thù, tiêu biểu của dân
tộc mình.
Là một người con của tỉnh Hòa Bình, được tận mắt chứng kiến những
giá trị văn hóa rất đặc sắc của các dân tộc trong vùng. Tôi thấy rằng những
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
4
phong tục tập quán của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình còn
gần như lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: Đời sống văn hòa người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh
Hòa Bình (1986 – 2010) làm luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn sẽ góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương bản mường và lòng tự
hào dân tộc cho con em các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình nói chung và người
Mông ở huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Việc chọn đề tài này chắc chắn có hiệu quả thiết thực trong việc đưa
nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và phát triển đời sống văn hóa – xã hội
của các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói chung và dân tộc Mông ở huyện Mai Châu
nói riêng.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
“Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (Trích nghị quyết 5 khóa VIII Ban chấp
hành TW Đảng – phần nói về văn hóa các dân tộc thiểu số) [3-15].
Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có giá trị và sắc thái văn hóa riêng,
các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt
Nam. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc Mông ở Việt Nam nói
chung và dân tộc Mông ở Huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình nói riêng là góp
phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc
trong các vùng miền khác.
Cộng đồng người Mông trong quá trình thiên di và định cư lâu dài trên
lãnh thổ Việt Nam, họ đã sáng tạo nên một nền văn hóa mang sắc thái riêng
của tộc người. Cho đến nay việc sưu tầm và nghiên cứu văn hóa của người
Mông vẫn đang là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa
người Mông với các tác giả như:
Cuốn Lịch sử người Mèo, 1924, của cha cố Savina (người Pháp), xuất
bản tại Hồng Kông. Đây là công trình nghiên cứu về đặc điểm trong đời sống
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
5
văn hoá và xã hội của người Mông để phục vụ cho mục đích truyền đạo và
thiết lập ách thống trị của thực dân Pháp ở vùng người Mông. Vì vậy, công
trình này mang nặng quan điểm của thực dân Pháp áp đặt khiên cưỡng khi
cho rằng người Mông và văn hoá người Mông có nguồn gốc sâu xa từ phương
Tây. Mặc dù vậy, công trình này cũng có giá trị về mặt tư liệu trong việc
nghiên cứu về nguồn gốc và những tập tục xã hội của người Mông;
Cuốn Dân ca Mông của nhà sưu tầm văn hoá dân gian Doãn Thanh,
1984, NXB Văn học, là công trình sưu tập có hệ thống các bài hát dân ca của
người Mông - một yếu tố quan trọng làm nên văn hoá tinh thần của dân tộc
Mông. Tác giả Bế Viết Bảng (chủ biên), 1987, Dân tộc Mèo – Các dân tộc ít
người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội, cũng đề cập tới
các mặt đời sống văn hóa của các tộc người ở vùng Tây bắc Việt Nam;
Cuốn Dân tộc Mông ở Việt Nam của hai tác giả Hoàng Nam và Cư Hoà
Vần, 1994, NXB Văn hoá dân tộc. Các tác giả đã giới thiệu khái quát về lịch
sử di cư, tên gọi, địa bàn cư trú, phân nhóm, sinh hoạt vật chất và tinh thần
của nguời Mông ở Việt Nam, trong đó có đề cập tới người Mông ở Mù Cang
Chải. Tác giả Trần Hữu Sơn, 1996, Văn hóa Mông, NXB văn hóa dân tộc, tác
phẩm đã nêu khái quát về những nét văn hóa đắc sắc của người Mông;
Cuốn Âm nhạc dân tộc Mông của Hồng Thao, 1997, NXB Văn hoá dân
tộc. Trong tác phẩm này tác giả đi sâu nghiên cứu về các nhạc khí của dân
tộc Mông, lời ca trong bài hát Mông, trên cơ sở đó tác giả rút ra những đặc
điểm của âm nhạc Mông. Đây là một tài liệu có giá trị quan trọng để nghiên
cứu về văn hoá tinh thần của người Mông ở Việt Nam nói chung và người
Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng;
Tác giả Bùi Xuân Trường, 1999, với tác phẩm: Tác dụng của luật tục
đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Mông – Tây Bắc Việt Nam.
NXB – VHDT, các tác phẩm này đã đề cập đến những phong tục tập quán của
một số dân tộc ở vùng Tây Bắc, trong đó có đề cập đến phong tục tập quán
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
6
của người Mông. Tiếp theo nhóm tác giả Ngô Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo,
Hoàng Nam (2002), đã cho ra đời tác phẩm: Văn hóa bản làng truyền thống
các dân tộc Thái, H’Mông vùng Tây Bắc Việt Nam. NXB-VHDT: đã cho biết
thêm về những yếu tố văn hóa truyền thống của người Mông ở các tỉnh Tây
Bắc Việt Nam. Tiếp theo là tác giả Phạm Đức Dương với tác phẩm: Người
H’Mông và tiếng nói của họ ( Bản thảo – tài liệu lưu trữ của viện Đông Nam
Á), tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ của tộc người Mông;
Cuốn Văn hoá tâm linh của người Mông ở Việt Nam truyền thống và
hiện đại của tác giả Vương Duy Quang, NXB - Văn hoá Thông tin, 2005. Tác
giả viết về đời sống tâm linh truyền thống của người Mông, những nét mới
trong đời sống tâm linh của người Mông hiện nay và những tác động của sự
biến đổi đó tới văn hoá người Mông, trong đó tác giả có đề cập tới đời sống
tâm linh của người Mông ở Mù Cang Chải;
Ngoài ra còn phải kể tới cuốn Văn hóa truyền thống một số tộc người ở
Hòa Bình của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, 2007, đã đề cập đến những
khía cạnh về đời sống văn hóa của người Mông ở xã Pà Cò huyện Mai Châu
tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên tác phẩm này chưa nghiên cứu một cách toàn diện
và sâu sắc vế toàn bộ đời sống văn hóa của người Mông ở huyện Mai Châu -
tỉnh Hòa Bình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài tìm hiểu “Đời sống văn hóa người
Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (1986 -2010)” làm luận văn thạc sỹ
của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về đời sống văn
hóa người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (1986 – 2010), với hai lĩnh
vực là: Đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu văn hóa người Mông
ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình.
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu – HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/